Bàn về chuyện ăn uống, ăn thế nào cho tốt và có lợi cho sức khỏe.
Cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật Buddha đã giảng rõ điều này trong Vi Diệu Pháp cũng như các bài Kinh khác. Sức khỏe, sắc thân con người (Rūpasamutthāna) bị chi phối bởi 4 yếu tố sau:
1) Sắc do vật thực sinh(thức ăn, nguồn nước) (Āhārajārūpa): Chúng ta chính là cái chúng ta ăn, chúng ta ăn gì vào, nguyên tử, tế bào cơ thể sẽ đi theo chiều hướng ấy, do vâỵ ăn gì và ăn như nào là điều cực kỳ quan trọng.
2) Sắc do tâm sinh(Cittajārūpa): Tâm tuy không có hình tướng nhưng có khả năng tạo ra Sắc Pháp. Nói một cách khác, Tâm Thiện và Tâm Bất Thiện tạo ra những Sắc Pháp tốt đẹp và không tốt đẹp, ta có thể chứng nghiệm điều này khi nhận xét các hiện tướng vật lý thay đổi nơi con người do tư tưởng người ấy thay đổi. Người từ ái hòa nhã nhìn thần thái bao giờ cũng đẹp, và ngược lại.
3) Sắc do thời tiết sinh, Âm Dương (Utujārūpa): Chính là các nguyên tố của hỏa đại(nóng,lạnh). Nóng là Dương, lạnh là Âm. Chúng ta có cả một ngành Đông Y nghiên cứu điều này. Sắc do thời tiết sinh bị chi phối bởi điều kiện khí hậu, môi trường, người ở xứ lạnh có sắc thân khác, người ở xứ nóng có màu da, sắc thân khác.
4) Sắc do Nghiệp sinh (Kammajārūpa): Là Sắc do Nghiệp sanh. Nghiệp là sự chuyển hóa, luân lưu của các hành động Thiện và Bất Thiện trong quá khứ để tạo ra Tâm Quả và Sắc Nghiệp ở hiện tại. Cái này vượt quá sự hiểu biết của khoa học hiện đại, của người đời, nên ta sẽ bỏ qua và không bàn đến. Mà chỉ bàn về 3 điều trước. Trong thời đại ngày nay, thức ăn, và nguồn nước bị ô nhiễm, càng hiện đại, càng văn minh, thì nguồn nước càng ô nhiễm, thức ăn càng độc hại, do con người luôn MUỐN có ngay kết quả, nên trong việc chăn nuôi, trồng trọt, canh tác, họ luôn đưa những nghiên cứu khoa học vào ứng dụng, có cái tốt, có cái xấu, đi ngược lại tự nhiên và tạo hóa, và kết quả là phát sinh bao loại bệnh tật, người xưa nói: Họa từ miệng mà ra, bệnh từ miệng mà vào. Ăn ngon toàn chất bổ dưỡng, thịt cá, ...dù ngon miệng thật đấy, nhưng chỉ đẹp cái vỏ bên ngoài, cái bên trong thì chứa bao loại bệnh, chỉ chờ đến khi tâm trạng hoặc cơ thể không chịu được, là phát ra ngoài.
Bản thân người viết từng ăn như vậy, thôi thì thịt cá đủ điều, món nào ngon bổ dưỡng là ăn không giới hạn, kết quả béo quay, 80kg thịt, mỡ máu, mỡ gan trắng xóa, chỉ số đường huyết khá cao, may mà chưa bị tiểu đường. Quay trở lại yếu tố thứ nhất. Sắc do vật thực sinh, ăn gì, uống gì cực kỳ quan trọng, khi chúng ta ăn thịt cá quá nhiều, dạ dày sẽ phải tiết ra rất nhiều axit để tiêu hóa chúng, bộ máy tiêu hóa làm việc hết công suất, cơ thể lờ đờ, dã dượi, buồn ngủ, căng da bụng thì trùng da mắt. Ngon cái miệng thì hại cái thân.
Đấy là chưa kể việc thịt cá có những chất bảo quản, tanh hôi như nào thì chưa kể đến. Việc chọn thức ăn phù hợp là cực kỳ quan trọng. Vậy ăn gì? Nên ăn như nào? Chẳng nhẽ chúng ta phải bỏ thịt cá và những món ăn yêu thích sao, sau đây là vài lời gợi ý được tổng hợp từ những người bạn lớn của tôi, những người đã có hơn 40, 50 năm ăn uống khoa học thực dưỡng (họ ăn từ lúc 6,7 tuổi), và cơ thể họ hầu như không có bệnh tật gì, ngay cả cảm cúm còn không bị, mặc dù mùa đông họ vẫn đi chân đất ra đồng làm việc.
- Ăn các thức ăn gần gũi thiên nhiên: như rau củ, gạo lứt, gạo còn nguyên cám, các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật được ưu tiên hàng đầu, tất nhiên phải sạch và không có các hóa chất đi kèm. Nghiên cứu kỹ các chất dinh dưỡng của các thức ăn này.
Cơ thể cần 3 chất quan trọng là : Tinh bột, Đạm(protein) và Chất béo. Khi chúng ta hạn chế hoặc không ăn các chất đạm có nguồn gốc từ động vật(thịt, cá), thì chúng ta phải bổ sung đạm có nguồn gốc từ thực vật (như đỗ tương, đỗ đen, các loại đậu...), khi chúng ta bỏ cơm trắng(tinh bột không), thì chúng ta phải ăn cơm gạo lứt(vừa tinh bột lại vừa có các chất xơ, đạm...khác để bổ sung), khi chúng ta bỏ chất béo động vật thì chúng ta phải bổ sung chất béo thực vật(dầu mè....các bạn nghiên cứu thêm). Khi đó, mặc dù từ bỏ thức ăn có nguồn gốc từ động vật, chúng ta mới có đủ chất và dinh dưỡng để nuôi cơ thể.
Nếu không am hiểu điều này. Bạn sẽ lại quay lại thói quen cũ. Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta thảo dược, cây cỏ, đầy đủ chất dinh dưỡng, vậy thì cần gì chúng ta phải cầu kỳ tạo thêm ra các yêu cầu ăn uống phức tạp khác. - Điều tuyệt vời nữa là: Cơ thể có khả năng tự chữa bệnh, đây là điều mà hàng chục ngàn năm tiến hóa, tạo hóa đã cho chúng ta khả năng tuyệt vời ấy, nhưng chúng ta không hề biết, cứ bệnh 1 tí là chúng ta đi dùng thuốc, hết thuốc này đến thuốc kia, mà không biết rằng, nếu không uống thuốc thì sao?
Tôi có rất nhiều người bạn đã từng nhịn ăn để chữa bệnh: từ 3 ngày, 7 ngày, 10 ngày, đến 40,70 ngày. (Đừng ai bắt chước theo, vì phương pháp này cần thực hành đúng, cả lúc bắt đầu nhịn, và lúc ăn lại phải cực kỳ khoa học, tự áp dụng là gây hậu quả khôn lường), đây là phương pháp dựa trên niềm tin : Cơ thể có khả năng tự điều chỉnh và cân bằng lại, chỉ cần: Ngừng ăn và để nó tực làm việc. Các bạn có thể đọc “Cuốn tuyệt thực đi về đâu” để đọc thêm nguyên lý của nó. Dĩ nhiên cuốn này do một nhà khoa học phương Tây viết ra sau khi thực hành nhịn ăn hàng chục ngày chứ không phải là không có cơ sở khoa học.
Điều thứ hai bàn đến là Sắc do tâm sinh(Cittajārūpa) : Thái độ khi ăn cực kỳ quan trọng, hầu hết thời đại bây giờ chúng ta đều ăn và làm các việc khác cùng lúc
- Vừa ăn vừa nói chuyện, xem tivi, cầm điện thoại, xem cái này cái khác, Người xưa nói : "tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị" (Tâm ý không có mặt, thì nhìn mà không thấy, nghe mà không rõ, ăn mà không biết mùi vị) . Khi chúng ta ăn mà không toàn tâm toàn ý cho việc căn, tâm không yên ổn, mà nghĩ việc quá khứ, tính toán việc tương lai, thì tâm không có ĐỊNH, mà tâm tán loạn, tâm tán loạn thì cơ thể tán loạn, cơ thể tán loạn thì cơ thể phát sinh sự bất ổn, bệnh tật cũng từ đó mà ra. Nên khi ăn, nhai thật kỹ, cảm nhận sự nóng lạnh, mềm cứng, nhai thức ăn cho đến khi chúng thành bột nước mới nuốt có mấy cái lợi sau
+ Tâm an ổn, bình yên, không bị các thứ khác chi phối, không bị quá khứ, tương lai, chuyện này chuyện kia, khi ăn, chỉ là ăn và toàn tâm toàn ý cho việc ăn. Mọi thứ khác gạt sang một bên thì chúng ta sẽ bình yên!
+ Thức ăn được tiêu hóa kỹ, dạ dày cảm ơn ta rất nhiều, vì việc của nó còn lại là rất nhẹ nhàng, bộ máy tiêu hóa tốt + Tiết ra rất nhiều dịch vị, nước bọt, bí quyết của việc ăn ngon là đây, khi chúng ta tiết ra nhiều nước bọt, thì ăn gì cũng ngon, nhai kỹ, chính là bí quyết của ăn ngon, chứ không phải ăn gì, khi đó chúng ta sẽ thấy miệng lúc nào cũng ngọt ngào, cả ngày luôn đó.
Có 4 yếu tố, bạn có thể thay đổi và làm chủ được 2 yếu tố rồi, còn chần chừ gì nữa, thay đổi thói quen ăn uống là bí quyết để có sức khỏe và bình yên. “May hay rủi, hạnh phúc hay đau khổ, thọ hay yểu, thông minh hay đần độn, xấu hay đẹp, thiện hay ác, tất cả đều do ăn uống mà ra. Khi hiểu rõ điều này, ta thấy rằng con người không hẳn là tốt hay xấu mà chỉ có cách ăn uống tốt hay xấu đã tạo ra con người họ”. Người xưa nói vậy đấy!
Cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật Buddha đã giảng rõ điều này trong Vi Diệu Pháp cũng như các bài Kinh khác. Sức khỏe, sắc thân con người (Rūpasamutthāna) bị chi phối bởi 4 yếu tố sau:
1) Sắc do vật thực sinh(thức ăn, nguồn nước) (Āhārajārūpa): Chúng ta chính là cái chúng ta ăn, chúng ta ăn gì vào, nguyên tử, tế bào cơ thể sẽ đi theo chiều hướng ấy, do vâỵ ăn gì và ăn như nào là điều cực kỳ quan trọng.
2) Sắc do tâm sinh(Cittajārūpa): Tâm tuy không có hình tướng nhưng có khả năng tạo ra Sắc Pháp. Nói một cách khác, Tâm Thiện và Tâm Bất Thiện tạo ra những Sắc Pháp tốt đẹp và không tốt đẹp, ta có thể chứng nghiệm điều này khi nhận xét các hiện tướng vật lý thay đổi nơi con người do tư tưởng người ấy thay đổi. Người từ ái hòa nhã nhìn thần thái bao giờ cũng đẹp, và ngược lại.
3) Sắc do thời tiết sinh, Âm Dương (Utujārūpa): Chính là các nguyên tố của hỏa đại(nóng,lạnh). Nóng là Dương, lạnh là Âm. Chúng ta có cả một ngành Đông Y nghiên cứu điều này. Sắc do thời tiết sinh bị chi phối bởi điều kiện khí hậu, môi trường, người ở xứ lạnh có sắc thân khác, người ở xứ nóng có màu da, sắc thân khác.
4) Sắc do Nghiệp sinh (Kammajārūpa): Là Sắc do Nghiệp sanh. Nghiệp là sự chuyển hóa, luân lưu của các hành động Thiện và Bất Thiện trong quá khứ để tạo ra Tâm Quả và Sắc Nghiệp ở hiện tại. Cái này vượt quá sự hiểu biết của khoa học hiện đại, của người đời, nên ta sẽ bỏ qua và không bàn đến. Mà chỉ bàn về 3 điều trước. Trong thời đại ngày nay, thức ăn, và nguồn nước bị ô nhiễm, càng hiện đại, càng văn minh, thì nguồn nước càng ô nhiễm, thức ăn càng độc hại, do con người luôn MUỐN có ngay kết quả, nên trong việc chăn nuôi, trồng trọt, canh tác, họ luôn đưa những nghiên cứu khoa học vào ứng dụng, có cái tốt, có cái xấu, đi ngược lại tự nhiên và tạo hóa, và kết quả là phát sinh bao loại bệnh tật, người xưa nói: Họa từ miệng mà ra, bệnh từ miệng mà vào. Ăn ngon toàn chất bổ dưỡng, thịt cá, ...dù ngon miệng thật đấy, nhưng chỉ đẹp cái vỏ bên ngoài, cái bên trong thì chứa bao loại bệnh, chỉ chờ đến khi tâm trạng hoặc cơ thể không chịu được, là phát ra ngoài.
Bản thân người viết từng ăn như vậy, thôi thì thịt cá đủ điều, món nào ngon bổ dưỡng là ăn không giới hạn, kết quả béo quay, 80kg thịt, mỡ máu, mỡ gan trắng xóa, chỉ số đường huyết khá cao, may mà chưa bị tiểu đường. Quay trở lại yếu tố thứ nhất. Sắc do vật thực sinh, ăn gì, uống gì cực kỳ quan trọng, khi chúng ta ăn thịt cá quá nhiều, dạ dày sẽ phải tiết ra rất nhiều axit để tiêu hóa chúng, bộ máy tiêu hóa làm việc hết công suất, cơ thể lờ đờ, dã dượi, buồn ngủ, căng da bụng thì trùng da mắt. Ngon cái miệng thì hại cái thân.
Đấy là chưa kể việc thịt cá có những chất bảo quản, tanh hôi như nào thì chưa kể đến. Việc chọn thức ăn phù hợp là cực kỳ quan trọng. Vậy ăn gì? Nên ăn như nào? Chẳng nhẽ chúng ta phải bỏ thịt cá và những món ăn yêu thích sao, sau đây là vài lời gợi ý được tổng hợp từ những người bạn lớn của tôi, những người đã có hơn 40, 50 năm ăn uống khoa học thực dưỡng (họ ăn từ lúc 6,7 tuổi), và cơ thể họ hầu như không có bệnh tật gì, ngay cả cảm cúm còn không bị, mặc dù mùa đông họ vẫn đi chân đất ra đồng làm việc.
- Ăn các thức ăn gần gũi thiên nhiên: như rau củ, gạo lứt, gạo còn nguyên cám, các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật được ưu tiên hàng đầu, tất nhiên phải sạch và không có các hóa chất đi kèm. Nghiên cứu kỹ các chất dinh dưỡng của các thức ăn này.
Cơ thể cần 3 chất quan trọng là : Tinh bột, Đạm(protein) và Chất béo. Khi chúng ta hạn chế hoặc không ăn các chất đạm có nguồn gốc từ động vật(thịt, cá), thì chúng ta phải bổ sung đạm có nguồn gốc từ thực vật (như đỗ tương, đỗ đen, các loại đậu...), khi chúng ta bỏ cơm trắng(tinh bột không), thì chúng ta phải ăn cơm gạo lứt(vừa tinh bột lại vừa có các chất xơ, đạm...khác để bổ sung), khi chúng ta bỏ chất béo động vật thì chúng ta phải bổ sung chất béo thực vật(dầu mè....các bạn nghiên cứu thêm). Khi đó, mặc dù từ bỏ thức ăn có nguồn gốc từ động vật, chúng ta mới có đủ chất và dinh dưỡng để nuôi cơ thể.
Nếu không am hiểu điều này. Bạn sẽ lại quay lại thói quen cũ. Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta thảo dược, cây cỏ, đầy đủ chất dinh dưỡng, vậy thì cần gì chúng ta phải cầu kỳ tạo thêm ra các yêu cầu ăn uống phức tạp khác. - Điều tuyệt vời nữa là: Cơ thể có khả năng tự chữa bệnh, đây là điều mà hàng chục ngàn năm tiến hóa, tạo hóa đã cho chúng ta khả năng tuyệt vời ấy, nhưng chúng ta không hề biết, cứ bệnh 1 tí là chúng ta đi dùng thuốc, hết thuốc này đến thuốc kia, mà không biết rằng, nếu không uống thuốc thì sao?
Tôi có rất nhiều người bạn đã từng nhịn ăn để chữa bệnh: từ 3 ngày, 7 ngày, 10 ngày, đến 40,70 ngày. (Đừng ai bắt chước theo, vì phương pháp này cần thực hành đúng, cả lúc bắt đầu nhịn, và lúc ăn lại phải cực kỳ khoa học, tự áp dụng là gây hậu quả khôn lường), đây là phương pháp dựa trên niềm tin : Cơ thể có khả năng tự điều chỉnh và cân bằng lại, chỉ cần: Ngừng ăn và để nó tực làm việc. Các bạn có thể đọc “Cuốn tuyệt thực đi về đâu” để đọc thêm nguyên lý của nó. Dĩ nhiên cuốn này do một nhà khoa học phương Tây viết ra sau khi thực hành nhịn ăn hàng chục ngày chứ không phải là không có cơ sở khoa học.
Điều thứ hai bàn đến là Sắc do tâm sinh(Cittajārūpa) : Thái độ khi ăn cực kỳ quan trọng, hầu hết thời đại bây giờ chúng ta đều ăn và làm các việc khác cùng lúc
- Vừa ăn vừa nói chuyện, xem tivi, cầm điện thoại, xem cái này cái khác, Người xưa nói : "tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị" (Tâm ý không có mặt, thì nhìn mà không thấy, nghe mà không rõ, ăn mà không biết mùi vị) . Khi chúng ta ăn mà không toàn tâm toàn ý cho việc căn, tâm không yên ổn, mà nghĩ việc quá khứ, tính toán việc tương lai, thì tâm không có ĐỊNH, mà tâm tán loạn, tâm tán loạn thì cơ thể tán loạn, cơ thể tán loạn thì cơ thể phát sinh sự bất ổn, bệnh tật cũng từ đó mà ra. Nên khi ăn, nhai thật kỹ, cảm nhận sự nóng lạnh, mềm cứng, nhai thức ăn cho đến khi chúng thành bột nước mới nuốt có mấy cái lợi sau
+ Tâm an ổn, bình yên, không bị các thứ khác chi phối, không bị quá khứ, tương lai, chuyện này chuyện kia, khi ăn, chỉ là ăn và toàn tâm toàn ý cho việc ăn. Mọi thứ khác gạt sang một bên thì chúng ta sẽ bình yên!
+ Thức ăn được tiêu hóa kỹ, dạ dày cảm ơn ta rất nhiều, vì việc của nó còn lại là rất nhẹ nhàng, bộ máy tiêu hóa tốt + Tiết ra rất nhiều dịch vị, nước bọt, bí quyết của việc ăn ngon là đây, khi chúng ta tiết ra nhiều nước bọt, thì ăn gì cũng ngon, nhai kỹ, chính là bí quyết của ăn ngon, chứ không phải ăn gì, khi đó chúng ta sẽ thấy miệng lúc nào cũng ngọt ngào, cả ngày luôn đó.
Có 4 yếu tố, bạn có thể thay đổi và làm chủ được 2 yếu tố rồi, còn chần chừ gì nữa, thay đổi thói quen ăn uống là bí quyết để có sức khỏe và bình yên. “May hay rủi, hạnh phúc hay đau khổ, thọ hay yểu, thông minh hay đần độn, xấu hay đẹp, thiện hay ác, tất cả đều do ăn uống mà ra. Khi hiểu rõ điều này, ta thấy rằng con người không hẳn là tốt hay xấu mà chỉ có cách ăn uống tốt hay xấu đã tạo ra con người họ”. Người xưa nói vậy đấy!