Mới tháng 7 âm lịch nhưng khắp nơi trên các con phố, các cửa tiệm đã thấy rậm rịch bày bán các hộp bánh Trung Thu đủ loại. Càng về cuối tháng, các hoạt động trưng bày bánh càng trở nên nhộn nhịp hơn. Bởi thế mà tuy chưa đến ngày nhưng mọi người ai cũng cảm nhận được cái không khí Tết Trung Thu.
Tết Trung Thu, hay còn gọi là Tết Đoàn Viên, là dịp để mọi người đoàn tụ, sum vầy bên người thân, bày tỏ và thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Cũng chính vì ý nghĩa đó mà có lẽ đối với những người đi xa nhà, Tết Trung Thu có ý nghĩa hơn cả. Trung thu, người ta thường mua đồ về bày biện bàn thờ thờ cúng tổ tiên; và đồng thời cũng mua tặng những món quà để thể hiện cái tình và sự quan tâm của mình đối với người thân, bạn bè. Quà có thể là trà, là rượu, là hoa quả, nhưng phổ biến và ý nghĩa nhất có lẽ vẫn là bánh Trung thu, hay còn gọi là “bánh Nguyệt”, ”Nguyệt Đoàn”. Giống như cái tên “Nguyệt Đoàn”, Trung Thu, người ta tặng nhau những chiếc bánh với ý nghĩa chúc cho mọi sự được viên mãn, tròn đầy. Bánh Trung Thu là món ăn, món quà hay lớn hơn là giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Bởi thế mà mùa Trung Thu cũng được coi là mùa bánh: bánh nướng, bánh dẻo.
Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ min, nhào với nước đường trắng, nhỏ vào vài giọt dầu hoa bưởi, ngan ngát mùi hương. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do bàn tay một người thợ có “nghệ” đảm nhiệm. Người thợ phải làm thật tỉ mẩn, không được sai sót tí nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: mứt bí, mứt sen, hạt dưa, đậu xanh, ướp nhân, tạo hương cho nhân, ... Nhân bánh dẻo chay tịnh, thoảng hương đồng gió nội. Mãi về sau này người ta mới phá cách cho thêm lạp xưởng vào.
Bánh nướng cũng có hai phần: Phần áo nướng và phần nhân. Áo bánh làm bằng bột mì, ít hương vị, được nướng vàng đều bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi có dầu bên trong. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm thịt lợn quay, gà quay, lạp xưởng... gọi là nhân thập cẩm. Bánh nướng cũng có loại nhân chay làm bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen...
Bánh dẻo trắng trong. Bánh nướng có màu vàng đều và hơi dầu, màu bánh vàng sậm hay nhạt là do nướng giànướng non mà thành. Bánh Trung Thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10cm), hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7-8cm), dày khoảng 4-5cm, lớp vỏ bánh mỏng (dày không quá 1cm). Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là 1kg. Ngoài ra, bánh Trung Thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn vẫn là kiểu lợn mẹ và đàn con, kiểu con cá... So với các loại bánh ngọt phương Tây, bánh Trung thu có độ ngọt hơn nhiều.
Thời xưa, nhân bánh thường là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm và sự tròn đầy viên mãn. Vị mặn của trứng muối dường như trung hòa cho vị ngọt của các nguyên liệu khác. Điều này gợi cho ta đến một liên tưởng: Trong cuộc sống, dù thường ngày có nếm trải qua bao nhiêu đắng cay khổ sở thì vẫn có những người thân luôn bên ta, bao bọc chở che ta, và trao cho ta vị ngọt của cuộc sống, của tình thương. Cũng giống như chiếc bánh Trung thu, trong mặn có ngọt, tạo nên hương vị cuộc sống.
Bánh Trung thu mang mùi vị thanh sắc Việt Nam, kèm theo nghệthuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nókhông còn là món ăn ngon mà còn là mónăn đẹp. Đẹp ở kiểu dáng, màu sắc, hương vị; vừa có hình, có sắc, lại có hương. Nó đẹp vì nói lên được cái tài hoa của người nghệ nhân làm bánh. Người nghê nhân như thổi hồn mình vào chiếc bánh để biến nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật điêu luyện. Và quan trọng hơn tất cả, đó chính là vẻ đẹp ý nghĩa và giá trị tinh thần nó mang theo, càng đẹp hơn khi nó trở thành món quà thể hiện yêu thương dành tặng những người thân. Bánh trung thu thực sự mang một nét đẹp tinh túy. Nó đã vượt lên trên giá trị ẩm thực để trở thành giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn, chứa đựng tinh hoa văn hóa của con người Việt Nam.
Tết Trung Thu, hay còn gọi là Tết Đoàn Viên, là dịp để mọi người đoàn tụ, sum vầy bên người thân, bày tỏ và thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Cũng chính vì ý nghĩa đó mà có lẽ đối với những người đi xa nhà, Tết Trung Thu có ý nghĩa hơn cả. Trung thu, người ta thường mua đồ về bày biện bàn thờ thờ cúng tổ tiên; và đồng thời cũng mua tặng những món quà để thể hiện cái tình và sự quan tâm của mình đối với người thân, bạn bè. Quà có thể là trà, là rượu, là hoa quả, nhưng phổ biến và ý nghĩa nhất có lẽ vẫn là bánh Trung thu, hay còn gọi là “bánh Nguyệt”, ”Nguyệt Đoàn”. Giống như cái tên “Nguyệt Đoàn”, Trung Thu, người ta tặng nhau những chiếc bánh với ý nghĩa chúc cho mọi sự được viên mãn, tròn đầy. Bánh Trung Thu là món ăn, món quà hay lớn hơn là giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Bởi thế mà mùa Trung Thu cũng được coi là mùa bánh: bánh nướng, bánh dẻo.
Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ min, nhào với nước đường trắng, nhỏ vào vài giọt dầu hoa bưởi, ngan ngát mùi hương. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do bàn tay một người thợ có “nghệ” đảm nhiệm. Người thợ phải làm thật tỉ mẩn, không được sai sót tí nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: mứt bí, mứt sen, hạt dưa, đậu xanh, ướp nhân, tạo hương cho nhân, ... Nhân bánh dẻo chay tịnh, thoảng hương đồng gió nội. Mãi về sau này người ta mới phá cách cho thêm lạp xưởng vào.
Bánh nướng cũng có hai phần: Phần áo nướng và phần nhân. Áo bánh làm bằng bột mì, ít hương vị, được nướng vàng đều bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi có dầu bên trong. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm thịt lợn quay, gà quay, lạp xưởng... gọi là nhân thập cẩm. Bánh nướng cũng có loại nhân chay làm bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen...
Bánh dẻo trắng trong. Bánh nướng có màu vàng đều và hơi dầu, màu bánh vàng sậm hay nhạt là do nướng giànướng non mà thành. Bánh Trung Thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10cm), hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7-8cm), dày khoảng 4-5cm, lớp vỏ bánh mỏng (dày không quá 1cm). Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là 1kg. Ngoài ra, bánh Trung Thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn vẫn là kiểu lợn mẹ và đàn con, kiểu con cá... So với các loại bánh ngọt phương Tây, bánh Trung thu có độ ngọt hơn nhiều.
Thời xưa, nhân bánh thường là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm và sự tròn đầy viên mãn. Vị mặn của trứng muối dường như trung hòa cho vị ngọt của các nguyên liệu khác. Điều này gợi cho ta đến một liên tưởng: Trong cuộc sống, dù thường ngày có nếm trải qua bao nhiêu đắng cay khổ sở thì vẫn có những người thân luôn bên ta, bao bọc chở che ta, và trao cho ta vị ngọt của cuộc sống, của tình thương. Cũng giống như chiếc bánh Trung thu, trong mặn có ngọt, tạo nên hương vị cuộc sống.
Bánh Trung thu mang mùi vị thanh sắc Việt Nam, kèm theo nghệthuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nókhông còn là món ăn ngon mà còn là mónăn đẹp. Đẹp ở kiểu dáng, màu sắc, hương vị; vừa có hình, có sắc, lại có hương. Nó đẹp vì nói lên được cái tài hoa của người nghệ nhân làm bánh. Người nghê nhân như thổi hồn mình vào chiếc bánh để biến nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật điêu luyện. Và quan trọng hơn tất cả, đó chính là vẻ đẹp ý nghĩa và giá trị tinh thần nó mang theo, càng đẹp hơn khi nó trở thành món quà thể hiện yêu thương dành tặng những người thân. Bánh trung thu thực sự mang một nét đẹp tinh túy. Nó đã vượt lên trên giá trị ẩm thực để trở thành giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn, chứa đựng tinh hoa văn hóa của con người Việt Nam.
(theo Monngonhanoi.com)