Đã có khá nhiều bài đánh giá về chiếc smartphone Zenfone 2 Laser ZE550KL mới của ASUS mà bạn đọc có thể tìm kiếm trên Google. Đa phần các bài đánh giá đều cho thấy chiếc smartphone này có thời lượng pin sử dụng rất cao. Tuy nhiên, Amtech muốn kiểm chứng khả năng pin trâu của mẫu Laser ZE550KL để xem các bài đánh giá có thực sự chính xác hay không? Vì ASUS rất "nổi tiếng" trong việc cài sẵn nhiều bloatware gây tốn pin cho các sản phẩm Zenfone 2 trước đây.
Cần lưu ý với bạn đọc là mẫu Zenfone 2 Laser ZE550KL mà Amtech sắp làm bài battery test dùng chip xử lý Snapdragon 410 và 2GB RAM, bản này đã được bán chính hãng tại Việt Nam thông qua FPTShop và nhiều đại lý lớn. Còn bản dùng chip Snapdragon 615 và 3GB RAM hiện đã và sắp bán tại thị trường nước ngoài như Đài Loan, Trung Quốc, châu Âu và Mỹ, nhưng chỉ về Việt Nam thông qua đường xách tay. Vì là hàng xách tay nên bản Snapdragon 615, Amtech sẽ không test vì chất lượng không đồng đều.
Cấu hình test của ASUS Zenfone 2 Laser ZE550KL:
Thiết lập máy trước khi test:
Quy trình test như sau:
Thời lượng pin kéo dài từ lúc đầy pin 100% (10h20) đến cạn sạch (18h30). Tổng cộng 8h10', thật không thể tin nổi!
Với tổng thời gian sử dụng lên đến 8h10', Zenfone 2 Laser ZE550KL quả thực có thời lượng sử dụng pin rất khủng khiếp. Cần phải nói thêm rằng để có được mức pin trâu như thế, ASUS đã phải hy sinh rất nhiều thứ cho chiếc smartphone này.
Đầu tiên là độ phân giải, khi mà hầu hết các NSX smartphone hiện nay đều đã nâng cấp lên độ phân giải Full HD 1080p cho các phaplet màn hình 5.5" thì với Zenfone 2 Laser ZE550KL chỉ có độ phân giải HD 720p. Với nhiều người, đây là độ phân giải không lý tưởng lắm cho màn hình kích thước 5.5" vì nó có mật độ điểm ảnh thấp dẫn đến chất lượng hiển thị không tốt. Nhưng nếu bạn đọc là người ưu tiên thời gian dùng pin thì độ phân giải màn hình HD 720p chắc chắn sẽ không thành vấn đề khi mà ở độ phân giải này, pin tiêu thụ năng lượng rất thấp.
Thứ hai, thay vì sử dụng chip xử lý cao cấp hơn, ASUS đã chọn Snapdragon 410, một trong những con chip xử lý di động thuộc hàng yếu nhất hiện nay còn được sản xuất. Chính vì hiệu năng xử lý kém nên Snapdragon 410 có mức tiêu thụ điện năng gần như không đáng kể mấy khi so sánh với các chip dòng cao hơn của Qualcomm hay Mediatek, thậm chí là Intel.
Cuối cùng, ASUS đã tích hợp tính năng AutoStart Manager. Tính năng này cho phép người dùng có thể thiết lập các ứng dụng nào được phép khởi động khi mở máy. Theo kiểm tra của Amtech thì trên chiếc Zenfone 2 Laser ZE550KL này tuy được hãng điện tử Đài Loan cài sẵn nhiều bloatware nhưng khi mở máy thì số lượng app bloatware này khởi động cùng hệ điều hành là cực ít, chỉ vào khoảng 5 ứng dụng mà thôi. Nó cũng góp phần vào kết quả thời lượng pin ấn tượng của chiếc Zenfone 2 Laser ZE550KL là 8h10'!
Sau đây là bảng thời lượng pin mà Amtech đã test các bài thực nghiệm trên Zenfone 2 Laser ZE550KL:
Thời gian sạc đầy pin: 3h45'. Quá lâu dành cho người bận rộn.
Với dung lượng pin lên đến 3000mAh, củ sạc có thông số điện áp đầu vào ra 5V-1.35A và không hỗ trợ sạc nhanh Quick Charge của Qualcomm, tôi đã dự đoán trước tình huống chiếc smartphone Zenfone 2 Laser của ASUS sẽ không thể sạc đầy trong thời gian ngắn. Nhưng với thời gian sạc đầy từ 0% là 3h45' thì quả thật, sẽ khôn ngoan hơn nếu bạn đọc tính toán thời lượng sử dụng chiếc smartphone này một cách hợp lý và chỉ để nó hết pin khi chúng ta đã trở về nhà. Khi đó, bạn đọc có thể an tâm mà sạc chiếc smartphone thân yêu của mình còn hơn là gặp cảnh ra đường hết pin thì chỉ có nước vào quán cafe và cắm rễ ở đấy 3h45' chỉ để sạc đầy pin.
Sau đây là biểu độ thời gian sạc đầy pin của ASUS Zenfone 2 Laser ZE550KL:
Lời kết
ASUS Zenfone 2 Laser ZE550KL phiên bản Snapdragon 410 thực sự là một chiếc smartphone có thời lượng sử dụng pin cực kỳ tốt khi Amtech đã có bài kiểm tra pin có kết quả lên hơn 8h. Điều đáng nói ở chỗ chiếc smartphone này vốn đã được ASUS cài sẵn rất nhiều bloatware không cần thiết. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thời lượng sử dụng pin kém trên các smartphone Zenfone trước đây cũng như Zenfone 2 gần đây, dù cho chiếc Zenfone 2 cũng được sở hữu viên pin 3000mAh. Chưa hết, với việc chỉ sử dụng chip xử lý yếu là Snapdragon 410 và độ phân giải màn hình chỉ là HD 720p cũng giúp cho Zenfone 2 Laser ZE550KL có được thời lượng sử dụng pin tuyệt vời như vậy.
Tuy nhiên, chiếc smartphone của ASUS không được sở hữu công nghệ sạc nhanh Quick Charge của Qualcommm, cũng như chỉ được hãng điện tử Đài Loan trang bị cục sạc có thông số điện đầu vào ra chỉ là 5V-1.35A khiến thời gian sạc đầy pin của Zenfone 2 Laser ZE550KL rất lâu gần 4h đồng hồ. Đây quả thực là một điều đáng tiếc dành cho chiếc smartphone này. Cũng cần phải nói rằng, yếu tố về giá cũng là một phần khiến ASUS không thể tích hợp công nghệ sạc nhanh của Qualcomm lên Zenfone 2 Laser ZE550KL phiên bản Snapdragon 410. Với mức giá dưới 5 triệu đồng cho hàng chính hãng tại thời điểm viết bài, rất khó để ASUS có thể áp dụng công nghệ này cho chiếc smartphone Zenfone 2 Laser ZE550KL của hãng.
Cần lưu ý với bạn đọc là mẫu Zenfone 2 Laser ZE550KL mà Amtech sắp làm bài battery test dùng chip xử lý Snapdragon 410 và 2GB RAM, bản này đã được bán chính hãng tại Việt Nam thông qua FPTShop và nhiều đại lý lớn. Còn bản dùng chip Snapdragon 615 và 3GB RAM hiện đã và sắp bán tại thị trường nước ngoài như Đài Loan, Trung Quốc, châu Âu và Mỹ, nhưng chỉ về Việt Nam thông qua đường xách tay. Vì là hàng xách tay nên bản Snapdragon 615, Amtech sẽ không test vì chất lượng không đồng đều.
Cấu hình test của ASUS Zenfone 2 Laser ZE550KL:
- Hệ điều hành: Android 5.0.2
- Vi xử lý: Snapdragon 410, lõi tứ 1.2 GHz
- GPU: Adreno 306
- Màn hình: 5.5" HD 720p, 267 ppi, kính cường lực Gorilla Glass 4
- RAM: 2 GB
- Bộ nhớ trong: 16 GB
- Kết nối: Wi-Fi a/b/g/n, BT 4.0, A-GPS, GLONASS
- Camera: 13 MP, Laser AF, LED flash 2 tông màu, quay phim 1080p@30fps
- Camera trước: 5 MP, AF
- Kết nối: Wi-Fi a/b/g/n, BT 4.0, A-GPS, GLONASS
- Pin: Li-Po 3.000 mAh
Thiết lập máy trước khi test:
- Hệ điều hành nguyên bản theo máy là Android 5.0.2 và không root.
- Độ sáng màn hình thiết lập ở mức cao nhất là 100%, không set Auto.
- GPS + Sync luôn trong trạng thái bật, WiFi và 3G chỉ được bật tùy theo bài test.
- Môi trường test là phòng làm việc, máy lạnh set ở mức nhiệt độ phòng dao động từ 27*C-30*C.
- Cài sẵn các app sử dụng trong bài test: Implosion, CPU-Z, CPU Spy Reborn, Battery Widget.
Quy trình test như sau:
- Lần lượt làm mỗi bài test on-screen trong 30 phút rồi nghỉ off-screen trong 10 phút và lặp lại cho đến khi hết pin bao gồm các bài: lướt web (Chrome) bằng WiFi, lướt web bằng 3G, xem clip YouTube bằng WiFi, chơi game Implosion không mở WiFi lẫn 3G.
- Khi máy tắt hẳn, cắm sạc, mở máy và vào phần Battery trong Settings để xem mức độ tiêu hao năng lượng của máy.
- Ghi chú thời gian sạc pin từ 0% - 100%: 10 phút sẽ kiểm tra một lần để biết máy được sạc bao nhiêu % pin và ghi nhận lại thời gian sạc đầy pin.
Thời lượng pin kéo dài từ lúc đầy pin 100% (10h20) đến cạn sạch (18h30). Tổng cộng 8h10', thật không thể tin nổi!
Với tổng thời gian sử dụng lên đến 8h10', Zenfone 2 Laser ZE550KL quả thực có thời lượng sử dụng pin rất khủng khiếp. Cần phải nói thêm rằng để có được mức pin trâu như thế, ASUS đã phải hy sinh rất nhiều thứ cho chiếc smartphone này.
Đầu tiên là độ phân giải, khi mà hầu hết các NSX smartphone hiện nay đều đã nâng cấp lên độ phân giải Full HD 1080p cho các phaplet màn hình 5.5" thì với Zenfone 2 Laser ZE550KL chỉ có độ phân giải HD 720p. Với nhiều người, đây là độ phân giải không lý tưởng lắm cho màn hình kích thước 5.5" vì nó có mật độ điểm ảnh thấp dẫn đến chất lượng hiển thị không tốt. Nhưng nếu bạn đọc là người ưu tiên thời gian dùng pin thì độ phân giải màn hình HD 720p chắc chắn sẽ không thành vấn đề khi mà ở độ phân giải này, pin tiêu thụ năng lượng rất thấp.
Thứ hai, thay vì sử dụng chip xử lý cao cấp hơn, ASUS đã chọn Snapdragon 410, một trong những con chip xử lý di động thuộc hàng yếu nhất hiện nay còn được sản xuất. Chính vì hiệu năng xử lý kém nên Snapdragon 410 có mức tiêu thụ điện năng gần như không đáng kể mấy khi so sánh với các chip dòng cao hơn của Qualcomm hay Mediatek, thậm chí là Intel.
Cuối cùng, ASUS đã tích hợp tính năng AutoStart Manager. Tính năng này cho phép người dùng có thể thiết lập các ứng dụng nào được phép khởi động khi mở máy. Theo kiểm tra của Amtech thì trên chiếc Zenfone 2 Laser ZE550KL này tuy được hãng điện tử Đài Loan cài sẵn nhiều bloatware nhưng khi mở máy thì số lượng app bloatware này khởi động cùng hệ điều hành là cực ít, chỉ vào khoảng 5 ứng dụng mà thôi. Nó cũng góp phần vào kết quả thời lượng pin ấn tượng của chiếc Zenfone 2 Laser ZE550KL là 8h10'!
Sau đây là bảng thời lượng pin mà Amtech đã test các bài thực nghiệm trên Zenfone 2 Laser ZE550KL:
Thời gian sạc đầy pin: 3h45'. Quá lâu dành cho người bận rộn.
Với dung lượng pin lên đến 3000mAh, củ sạc có thông số điện áp đầu vào ra 5V-1.35A và không hỗ trợ sạc nhanh Quick Charge của Qualcomm, tôi đã dự đoán trước tình huống chiếc smartphone Zenfone 2 Laser của ASUS sẽ không thể sạc đầy trong thời gian ngắn. Nhưng với thời gian sạc đầy từ 0% là 3h45' thì quả thật, sẽ khôn ngoan hơn nếu bạn đọc tính toán thời lượng sử dụng chiếc smartphone này một cách hợp lý và chỉ để nó hết pin khi chúng ta đã trở về nhà. Khi đó, bạn đọc có thể an tâm mà sạc chiếc smartphone thân yêu của mình còn hơn là gặp cảnh ra đường hết pin thì chỉ có nước vào quán cafe và cắm rễ ở đấy 3h45' chỉ để sạc đầy pin.
Sau đây là biểu độ thời gian sạc đầy pin của ASUS Zenfone 2 Laser ZE550KL:
Lời kết
ASUS Zenfone 2 Laser ZE550KL phiên bản Snapdragon 410 thực sự là một chiếc smartphone có thời lượng sử dụng pin cực kỳ tốt khi Amtech đã có bài kiểm tra pin có kết quả lên hơn 8h. Điều đáng nói ở chỗ chiếc smartphone này vốn đã được ASUS cài sẵn rất nhiều bloatware không cần thiết. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thời lượng sử dụng pin kém trên các smartphone Zenfone trước đây cũng như Zenfone 2 gần đây, dù cho chiếc Zenfone 2 cũng được sở hữu viên pin 3000mAh. Chưa hết, với việc chỉ sử dụng chip xử lý yếu là Snapdragon 410 và độ phân giải màn hình chỉ là HD 720p cũng giúp cho Zenfone 2 Laser ZE550KL có được thời lượng sử dụng pin tuyệt vời như vậy.
Tuy nhiên, chiếc smartphone của ASUS không được sở hữu công nghệ sạc nhanh Quick Charge của Qualcommm, cũng như chỉ được hãng điện tử Đài Loan trang bị cục sạc có thông số điện đầu vào ra chỉ là 5V-1.35A khiến thời gian sạc đầy pin của Zenfone 2 Laser ZE550KL rất lâu gần 4h đồng hồ. Đây quả thực là một điều đáng tiếc dành cho chiếc smartphone này. Cũng cần phải nói rằng, yếu tố về giá cũng là một phần khiến ASUS không thể tích hợp công nghệ sạc nhanh của Qualcomm lên Zenfone 2 Laser ZE550KL phiên bản Snapdragon 410. Với mức giá dưới 5 triệu đồng cho hàng chính hãng tại thời điểm viết bài, rất khó để ASUS có thể áp dụng công nghệ này cho chiếc smartphone Zenfone 2 Laser ZE550KL của hãng.