Bệnh EMS trên tôm

[h=2]Tình hình dịch bệnh[/h]



khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là nơi sản xuất các sản phẩm nuôi trồng thủy sản lớn nhất trên thế giới đang liên tục bị bao vây bởi các vấn đề mới nổi lên của bệnh động vật thủy sản mà có thể gây ra tỉ lệ chết và thiệt hại kinh tế lớn ở cả nông dân nuôi quy mô nhỏ cũng như các nhà sản xuất thương phẩm. Hơn hai thập kỷ qua, các loại bệnh như hội chứng đốm trắng, đầu vàng và hội chứng Taura đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành nuôi tôm trong khu vực và làm sụp đổ nghề nuôi tôm sú.
Gần đây, một loại bệnh mới nổi lên được gọi là hội chứng chết sớm (EMS) – theo thuật ngữ gọi là hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) – đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông dân nuôi tôm ở Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia. Theo báo cáo bệnh đã tác động đến tôm ở phía đông Vịnh Thái Lan vào năm 2012 (Flegel, 2012).
EMS tác động đến cả tôm sú P. monodon và tôm thẻ L. vannamei và có đặc điểm là chết hàng loạt trong giai đoạn nuôi 20 – 40 ngày đầu tiên. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh là mức tăng trưởng chậm, bơi hình xoắn ốc, vỏ xốp và màu xanh xám. Tôm bị nhiễm bệnh luôn nhìn thấy gan tụy bị teo tóp, nhỏ, sưng phồng bất thường hoặc gan tụy bị đổi màu.
· Ở Trung Quốc, bệnh EMS xảy ra vào năm 2009, ban đầu hầu hết nông dân đã phớt lờ. Nhưng năm 2011, sự bùng phát bệnh đã trở thành nghiêm trọng, đặc biệt ở các trang trại với lịch sử nuôi hơn 5 năm và ở khu vực gần biển sử dụng nguồn nước mặn. Người nuôi tôm ở Hải Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến và Quảng Tây đã bị thiệt hại hơn 80% trong nửa đầu năm 2011 (Panakorn, 2012).
· Ở Việt Nam, bệnh đã được theo dõi kể từ năm 2010, nhưng sự tàn phá lan rộng nhất do bệnh EMS được báo cáo kể từ tháng 3 năm 2011 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ. Bệnh EMS tác động đến các khu vực sản xuất tôm chủ lực thuộc các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau với tổng diện tích ao nuôi tôm khoảng 98.000ha.
· Vào tháng 6 năm 2011, đã có báo cáo về thiệt hại chưa từng thấy 11.000 ha tôm sú ở Bạc Liêu. Khoảng 330 triệu tôm chết ở Trà Vinh và 20.000 ha ở Sóc Trăng đã bị thiệt hại rất lớn trong năm 2012 (Mooney, 2012).
· Ở Malaysia, bệnh EMS đã được báo cáo đầu tiên vào giữa năm 2010 ở các bang bờ đông: Pahang và Johor. Dịch bệnh EMS bùng phát dẫn đến sự sụt giảm sản lượng tôm thẻ L. vannamei từ 70.000 MT vào năm 2010 xuống còn 40.000 MT vào năm 2011. Dự báo sản lượng thấp vào năm 2012 với các báo cáo không xác định về bệnh EMS ở các bang Sabah và Sarawak.
· Cho đến nay, không có nguyên nhân gây bệnh khả thi nào được xác minh đối với bệnh EMS. Các nguyên nhân gây bệnh có thể là các chất độc sinh học hoặc phi sinh học, vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, sự lan truyền và tác động tàn phá của bệnh trên ngành nghề nuôi tôm ở các nước bị ảnh hưởng chỉ rõ cần kế hoạch đối phó ở các nước khác trong khu vực, đặc biệt với các vùng đang nuôi tôm thẻ L. vannamei.
[h=2]Các triệu chứng lâm sàn[/h]·
Gan tụy tôm nhiễm EMS

Giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng nhưng làm cho tôm chậm lớn và chết ở đáy ao, giai đoạn tiếp theo tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm và biến màu.
· Tôm bị bệnh thường lờ đờ, nơi tấp mé, quay đảo trên mặt nước, giảm ăn và chết sau đó. Tôm có thể chết rất nhanh sau khi phát hiện bệnh 2-3 ngày. Nhiều trường hợp ghi nhận tôm ngưng chết khi ngưng cho ăn và sau đó chết rất nhanh khi cho ăn trở lại.
· Gan tôm bệnh thường gặp có nhiều trạng thái khác nhau như: sưng to, mềm nhũn, biến màu, nhiều trường hợp gan bị teo nhỏ và dai.
· Giải phẩu mô học thường phát hiện có nhiều đốm đen trên gan và kết quả phân tích tiêu bản mẫu gan tụy cho thấy tế bào gan bị hoại tử, lượng chất béo dự trữ trong gan hầu như không còn và trong nhiều trường hợp mẫu gan tụy bị nhiễm vi khuẩn ở các mức độ khác nhau.
·
Giải phẩu mô học gan tụy tôm nhiễm EMS

Cả 2 loại tôm sú P. monodon và tôm thẻ L. vannamei bị bệnh EMS đều thể hiện bệnh lý giống nhau. Các mẫu tôm dành phân tích mô học đều cho thấy các tác động của bệnh EMS chỉ giới hạn ở gan tụy (H.P.). Hoạt động khác thường tiến triển ở gan tụy đã cho kết quả các tổn thương thể hiện sự suy thoái và sự bất bình thường của các tế bào biểu mô ống phát sinh ở gần đầu đến ngoại biên.
· Sự thay đổi đầu tiên quan sát được ở gan tụy của tôm bệnh là giảm rõ rệt túi tế bào dự trữ mỡ và mất giọt mỡ, cũng như giảm hoạt động của các tế bào bài tiết. Khi bệnh tiến triển, các tế bào mỡ, các tế bào basophyl và bài tiết bị suy thoái và bắt đầu tạo thành vòng tròn, tách khỏi màng nền ống gan tụy và kết vào phần trong ống gan tụy.
· Kèm theo sự suy thoái của các tế bào này nhiều ở khu vực gần ống gan tụy, số lượng các tế bào E hoạt động trong quá trình nguyên phân giảm và phản ứng viêm nhiễm rõ rệt bị chi phối bởi sự thâm nhiễm huyết tương và bọc gói ống gan tụy nhiễm bệnh.
· Khi các tế bào biểu mô ống suy thoái, các nhân của chúng biến đổi trương phình, các nhân hầu hết đều to lên. Ở giai đoạn cuối của bệnh, dạng viêm nhiễm phát sinh nghiêm trọng có thể gây ra bởi vi khuẩn cơ hội Vibrio xảy ra ở khối tế bào biểu mô bị kết dính ở trong ống gan tụy. Tôm bệnh chết do suy thoái gan tụy và nhiễm Vibrio giai đoạn cuối.
 
  • Chủ đề
    ems/ahpns
  • Ðề: Bệnh EMS trên tôm

     
    Ðề: Bệnh EMS trên tôm

    ở bạc liêu chổ nào bán VIVAX vậy người đẹp để mua về xài thử xem thế nào.:yy116: :yy19:
     

    Thống kê

    Chủ đề
    100,676
    Bài viết
    467,452
    Thành viên
    339,833
    Thành viên mới nhất
    duythinh2222
    Top