Mấy hôm nay thấy con gái 3 tuổi của chị Linh cứ hay khóc, tay và mông bé xuất hiện những đốm nhỏ, lại thêm loét miệng. Chị cứ nghĩ bé bị nổi thủy đậu nên tự ra tiệm thuốc tây gần nhà mua thuốc cho con uống, tránh gió và tăng cường cho bé ăn đồ mát.
Thế nhưng, sau bốn ngày, vết loét trong miệng không khỏi, những đốm nhỏ không lặn ngược lại, bé còn bị sốt cao liên tục trên 39oC, ói nhiều và hay giật mình. Lúc này, chị Linh vội đưa con đi khám thì mới hay bé bị bệnh tay chân miệng (TCM).
Đó là tâm sự của một bà mẹ tham gia loạt hội thảo về cách “Phòng ngừa và xử trí bệnh tay chân miệng” do hai nhãn hàng thuốc trị cảm sốt Decolgen và Vitamin C Ceelin kết hợp với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ tổ chức cho hơn 2.000 bà mẹ trên các quận, huyện TPHCM vào các ngày cuối tuần vừa qua. Qua hoạt động này mới biết, chỉ khoảng 1/3 số lượng bà mẹ có kiến thức về việc phòng ngừa bệnh TCM, còn lại chỉ biết sơ sài hoặc hoàn toàn chưa nghe đến căn bệnh này. Tại hội thảo, những lo âu, thắc mắc của các mẹ đã được giải đáp qua lời khuyên của bác sỹ Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng khoa Nội tổng quát 1, bệnh viện Nhi Đồng 1.
Nhầm tưởng tai hại
Trường hợp của bé Bo 5 tuổi con chị Hoa ở quận Bình Tân thật đau thương. Bé khỏe mạnh, ăn uống rất điều độ và ít khi bị bệnh. Do đó chị Hoa thường yên tâm “thả” bé tự đi chơi trong xóm vì chị lo buôn bán. Khoảng trước 1 tuần phát bệnh, bé bị sổ mũi, ho, sốt nhẹ, người cứ lừ đừ nhưng vẫn chơi nên chị Hoa tưởng bé bị cảm và chỉ cho bé uống thuốc. Bệnh không những không hết mà ngày càng nặng hơn, bé bắt đầu nôn ói, sốt cao, miệng đầy vết loét, run giật tay chân khi ngủ v.v. Đến thời điểm này chị Hoa mới cấp tốc chở con đi bệnh viện nhưng không kịp nữa vì bệnh quá nguy hiểm và sau 2 ngày bé đã tử vong.
Nhiều bà mẹ bày tỏ sự quan tâm, lo lắng đến căn bệnh TCM tại buổi hội thảoKhông riêng gì trường hợp của bé con chị Linh hay bé Bo của chị Hoa mà nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng bệnh TCM sang các bệnh khác như nhiệt, sổ mũi, lở…khi thấy con nổi nốt hoặc thậm chí có bậc phụ huynh nghĩ con bị sốt ban v.v. Cũng từ sự nhầm tưởng mà các bậc cha mẹ khó lường hết nguy hiểm của bệnh. Trường hợp của bé Suri con chị Châu cũng nhập viện trong trạng thái co giật, sốt cao. Khi được các bác sĩ chẩn đoán, gia đình chị mới biết con gái mắc bệnh TCM. Bây giờ mẹ Châu mới giật mình nhận ra mình quá chủ quan khi thấy những đốm nhỏ quanh vùng mông bé. Trước đó Suri bị tiêu chảy nên chị cứ tưởng những triệu chứng đó phần nào do ảnh hưởng của căn bệnh này, chứ không nghĩ đó là một trong những biểu hiện của bệnh TCM. Đã thế mẹ còn hay mặc tã và dùng phấn rôm cho bé. Cách chữa của mẹ Châu không thuyên giảm, ngược lại bệnh càng nặng hơn và Suri khóc suốt.
Cần trị bệnh đúng cách
Tại hội thảo bác sỹ Kim Thoa cho biết: “Trường hợp của bé Suri là do vi rút Enterovirus 71 (EV71) gây ra và bệnh tiêu chảy của bé là đường lây truyền cho bệnh. Các bậc phụ huynh cũng nên biết siêu vi khuẩn TCM sống rất lâu và chỉ chết ở nhiệt độ cao từ 56 độ hoặc hơn. Do đó, phụ huynh nên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà nơi trẻ chơi, bàn ghế, hành lang hằng ngày, hoặc khử trùng nhà cửa sạch sẽ, ít nhất 1tuần/lần, nhất là nhà vệ sinh phải khử trùng 1lần/ngày để bảo vệ bé và cả nhà tốt hơn. Ngoài ra nên tập thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã, làm vệ sinh cho trẻ”.
Chia sẻ của bác sỹ Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng khoa Nội tổng quát 1, bệnh viện Nhi
Đồng 1 về cách phòng và trị bệnh đúng cách
Ngoài ra, phụ huynh nên để ý bổ sung các Vitamin cần thiết, đặc biệt là Vitamic C có nhiều trong cam, chanh để tăng cường sức đề kháng cho bé và cho bé uống hàng ngày là rất tốt. Tuy nhiên, cần biết rằng lượng vitamin C sẽ mất đi rất nhiều trong quá trình đun sôi, nấu kỹ. Như vậy, để bảo đảm cho con mình có đủ lượng vitamin C hằng ngày nhằm tăng sức đề kháng đặc biệt vào những lúc thời tiết thất thường , các phụ huynh nên bổ sung thêm vitamin C tổng hợp đầy đủ, hợp lý.
Tuổi tác là yếu tố ảnh hưởng lớn đến nguy cơ nhiễm bệnh TCM. Bệnh có thể gặp ở thanh thiếu niên và người lớn, nhưng thường xảy ra nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi. Khi mắc bệnh, tuần đầu tiên là thời gian mà bé dễ lây bệnh nhất. Tuy nhiên, bố mẹ đừng chủ quan khi bé hết các dấu hiệu bệnh vì virus còn tồn tại trong cơ thể thêm một tuần nữa và vẫn có thể tiếp tục lây qua người khác. Do đó, phụ huynh cần theo dõi sát sao để phòng bệnh cho bé và tránh lây sang người khác.
Thế nhưng, sau bốn ngày, vết loét trong miệng không khỏi, những đốm nhỏ không lặn ngược lại, bé còn bị sốt cao liên tục trên 39oC, ói nhiều và hay giật mình. Lúc này, chị Linh vội đưa con đi khám thì mới hay bé bị bệnh tay chân miệng (TCM).
Đó là tâm sự của một bà mẹ tham gia loạt hội thảo về cách “Phòng ngừa và xử trí bệnh tay chân miệng” do hai nhãn hàng thuốc trị cảm sốt Decolgen và Vitamin C Ceelin kết hợp với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ tổ chức cho hơn 2.000 bà mẹ trên các quận, huyện TPHCM vào các ngày cuối tuần vừa qua. Qua hoạt động này mới biết, chỉ khoảng 1/3 số lượng bà mẹ có kiến thức về việc phòng ngừa bệnh TCM, còn lại chỉ biết sơ sài hoặc hoàn toàn chưa nghe đến căn bệnh này. Tại hội thảo, những lo âu, thắc mắc của các mẹ đã được giải đáp qua lời khuyên của bác sỹ Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng khoa Nội tổng quát 1, bệnh viện Nhi Đồng 1.
Nhầm tưởng tai hại
Trường hợp của bé Bo 5 tuổi con chị Hoa ở quận Bình Tân thật đau thương. Bé khỏe mạnh, ăn uống rất điều độ và ít khi bị bệnh. Do đó chị Hoa thường yên tâm “thả” bé tự đi chơi trong xóm vì chị lo buôn bán. Khoảng trước 1 tuần phát bệnh, bé bị sổ mũi, ho, sốt nhẹ, người cứ lừ đừ nhưng vẫn chơi nên chị Hoa tưởng bé bị cảm và chỉ cho bé uống thuốc. Bệnh không những không hết mà ngày càng nặng hơn, bé bắt đầu nôn ói, sốt cao, miệng đầy vết loét, run giật tay chân khi ngủ v.v. Đến thời điểm này chị Hoa mới cấp tốc chở con đi bệnh viện nhưng không kịp nữa vì bệnh quá nguy hiểm và sau 2 ngày bé đã tử vong.
Nhiều bà mẹ bày tỏ sự quan tâm, lo lắng đến căn bệnh TCM tại buổi hội thảo
Cần trị bệnh đúng cách
Tại hội thảo bác sỹ Kim Thoa cho biết: “Trường hợp của bé Suri là do vi rút Enterovirus 71 (EV71) gây ra và bệnh tiêu chảy của bé là đường lây truyền cho bệnh. Các bậc phụ huynh cũng nên biết siêu vi khuẩn TCM sống rất lâu và chỉ chết ở nhiệt độ cao từ 56 độ hoặc hơn. Do đó, phụ huynh nên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà nơi trẻ chơi, bàn ghế, hành lang hằng ngày, hoặc khử trùng nhà cửa sạch sẽ, ít nhất 1tuần/lần, nhất là nhà vệ sinh phải khử trùng 1lần/ngày để bảo vệ bé và cả nhà tốt hơn. Ngoài ra nên tập thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã, làm vệ sinh cho trẻ”.
Chia sẻ của bác sỹ Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng khoa Nội tổng quát 1, bệnh viện Nhi
Đồng 1 về cách phòng và trị bệnh đúng cách
Ngoài ra, phụ huynh nên để ý bổ sung các Vitamin cần thiết, đặc biệt là Vitamic C có nhiều trong cam, chanh để tăng cường sức đề kháng cho bé và cho bé uống hàng ngày là rất tốt. Tuy nhiên, cần biết rằng lượng vitamin C sẽ mất đi rất nhiều trong quá trình đun sôi, nấu kỹ. Như vậy, để bảo đảm cho con mình có đủ lượng vitamin C hằng ngày nhằm tăng sức đề kháng đặc biệt vào những lúc thời tiết thất thường , các phụ huynh nên bổ sung thêm vitamin C tổng hợp đầy đủ, hợp lý.
Tuổi tác là yếu tố ảnh hưởng lớn đến nguy cơ nhiễm bệnh TCM. Bệnh có thể gặp ở thanh thiếu niên và người lớn, nhưng thường xảy ra nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi. Khi mắc bệnh, tuần đầu tiên là thời gian mà bé dễ lây bệnh nhất. Tuy nhiên, bố mẹ đừng chủ quan khi bé hết các dấu hiệu bệnh vì virus còn tồn tại trong cơ thể thêm một tuần nữa và vẫn có thể tiếp tục lây qua người khác. Do đó, phụ huynh cần theo dõi sát sao để phòng bệnh cho bé và tránh lây sang người khác.
Nguồn:dantri.com.vn