[h=2]Trong hơn một năm trở lại đây, số người bỗng dưng nhiễm HIV/AIDS ở ấp Phú Đăng (xã Ngãi Đăng, Mỏ Cày Nam, Bến Tre) đã tăng lên đến con số 18 người.[/h]Tai họa bỗng dưng ập xuống
Trong số 18 ca “bỗng nhiên mang án tử” ở ấp Phú Đăng (xã Ngãi Đăng, Mỏ Cày Nam, Bến Tre), đau xót nhất phải kể đến gia đình ông Huỳnh Văn Hồng (60 tuổi) có đến 6 thành viên đồng loạt nhiễm “H”.
Ông Hồng vốn có 2 đời vợ, nhưng người vợ đầu đã mất từ lâu, còn người vợ hai thì cùng người em trai ruột (cũng nhiễm HIV) lên thành phố làm việc, thỉnh thoảng mới ghé về nhà một lần. Người con trai lớn của ông cũng nhiễm HIV, cơ thể cunggầy gò, đau yếu nên chẳng làm được gì. Con gái út đã xuất giá, ông Hồng sống cùng vợ chồng người con trai thứ. Hồi còn mạnh khỏe, ngày nào ông cũng tất bật đi làm thợ hồ rồi dọn chuồng heo thuê cho nhà người ta. Khi dừa được trái thì kèo dừa mang bán lại cho con buôn hoặc tự lên phố bán.
Ông nhớ lại: “Tôi bị đau lưng nhức xương từ vài năm nay rồi nên cứ làm về, khoảng 7h tối là tôi lại sang chỗ y sĩ Hùng (ngụ cùng ấp Phú Đăng) tiêm thuốc. Không chỉ có tôi mà còn có ông sui Chiến, ông Tiến, ông Xưa, hai cháu tôi, và nhiều người nữa cũng đều qua đó chích. Cứ ngỡ là sẽ chẳng hại gì chứ đâu có ngờ lại nhiễm HIV một loạt thế này”.
Thoáng nhíu đôi mày rậm trên khuôn mặt xương xẩu, gầy gò, ông Hồng kể: “Hồi tháng 3/2012, vừa tin ông Chiến báo là bị nhiễm HIV, tôi nghe mà chân tay như rụng rời. Luống cuống bảo con trai đưa lên Bệnh viện Nhiệt đới (Q.5, TP.HCM) khám. Lấy máu xét nghiệm cho kết quả dương tính rồi họ bảo đưa sang Bệnh viện Pasteur kiểm tra cho chính xác. 7 ngày chờ đợi là 7 ngày lòng tôi như lửa đốt, ăn ngủ chẳng ngon. Sau một tuần, nhờ người lên lấy kết quả bác sĩ không cho, yêu cầu tôi trực tiếp lên nhận. Cầm kết quả mà chết đứng, không tin vào mắt mình. Tôi về yêu cầu tất cả những người trong nhà đi xét nghiệm hết. Kết quả là thêm 5 người nữa đã nhiễm”.
Từ đó đến nay, cứ đầu tháng là đại gia đình ông Hồng cùng những người nhiễm HIV trong ấp lại tất tả đi 20km, lên Sở Y tế tỉnh Bến Tre lấy thuốc. Mỗi tháng đều đặn đi, mỗi ngày đều đặn uống, cuộc sống cứ thế nặng nề trôi.
Những nỗi đau tê tái
Ấp nhỏ yên bình Phú Đăng bỗng nhiên phải hứng chịu “cơn chấn động” khủng khiếp, đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của người dân nơi đây. Đã có lúc, ông Hồng phải chịu cảnh những người chòm xóm thân quen đã tự động “dạt” đi chỗ khác như thể tránh một sinh vật lạ khi ông xuất hiện.
“Khi có bệnh họ bảo tôi già mà “ham vui”, bệnh ráng chịu, tủi nhục lắm”, ông Hồng xót xa. Từ ngày bị bệnh, sức khỏe ông yếu dần, không thể đi làm phu hồ, rửa chuồng heo thuê cho người ta nữa. Nhà 6 miệng ăn nhưng cũng chỉ trông chờ vào tiền làm thuê, làm mướn của người con trai thứ và vài trăm nghìn ít ỏi từ tiền trèo dừa trong vườn mang đi bán. Gia cảnh đã khó, giờ càng khó hơn.
Dù khó khăn nhưng xen giữa những câu chuyện kể của người đàn ông đậm chất miền Tây này đôi lúc cũng có vài câu bông đùa, khiến người nghe “cười ra nước mắt”. Nhưng nếu như những người đàn ông đã ở vào tuổi lục tuần vẫn còn chút hài hước khi kể về chuyện kinh hoàng bản thân bỗng nhiên mang HIV thì với Phan Hoàng Mẫn (24 tuổi, cháu ông Hồng), mỗi lời em nói ra đều khiến người nghe rơi lệ.
Ngày Mẫn nhận kết quả mình nhiễm HIV, tương lai như sụp đổ hoàn toàn trước mắt cậu. Đau đớn, tuyệt vọng, không thể ăn, chẳng thể ngủ. Cả ngày chỉ ru rú trong góc nhà và khóc. Biết con mình chẳng phải hạng chơi bời, lêu lổng, nhưng mẹ Mẫn vẫn không khỏi nghi ngờ, nhiều lần gặng hỏi: “Con có hút chích, có trót nghiện ngập gì không?”. Những lúc đó, Mẫn chỉ biết trả lời cương quyết là không rồi mắt lại rơm rớm, đến người bạn gái lâu năm của Mẫn cũng đã được động viên đi xét nghiệm nhưng đều cho kết quả âm tính.
Thời gian gần đây, sức khỏe Mẫn giảm đi rõ rệt. Từ một người 52kg, Mẫn giảm còn hơn 30kg, không tự đi đứng hay làm gì được. Ngang trái hơn, Mẫn còn có một người bạn gái, hai người đã yêu nhau được hơn 6 năm, chuẩn bị làm đám cưới. Nhưng khi biết Mẫn bị HIV, cả gia đình người yêu nhất quyết phản đối. Thậm chí ngay cả khi cô gái đã có bầu được 6 tháng mà theo kết quả xét nghiệm, cả mẹ và con đều không hề lây nhiễm virut HIV, nhưng gia đình bên kia vẫn buộc cô phải phá thai và không cho phép hai người tiếp tục gặp gỡ. Bị chấn động tình cảm, bệnh tật hoành hành, sức khỏe Mẫn ngày càng sút giảm.
Quả thật, 1 người nhiễm HIV đã là một bi kịch, nhưng gia đình có đến 6 người nhiễm thì quả là thảm kịch. Một ấp nhỏ mà có đến 18 người nhiễm HIV bởi một lý do là… không có lý do, đã biến câu chuyện đi theo hướng khác, đau xót và bi hài. Đó còn chưa kể, không ít lão nông chân đất bỗng dưng bị gán cho cái tội “hư hỏng”. Đây có thể xem là nỗi đau lớn nhất mà ngày ngày những người nhiễm “H” phải chịu đựng. Họ không sợ chết vì bệnh, mà chỉ sợ khi chết mang theo tiếng oan.
Trong số 18 ca “bỗng nhiên mang án tử” ở ấp Phú Đăng (xã Ngãi Đăng, Mỏ Cày Nam, Bến Tre), đau xót nhất phải kể đến gia đình ông Huỳnh Văn Hồng (60 tuổi) có đến 6 thành viên đồng loạt nhiễm “H”.
Ông Hồng vốn có 2 đời vợ, nhưng người vợ đầu đã mất từ lâu, còn người vợ hai thì cùng người em trai ruột (cũng nhiễm HIV) lên thành phố làm việc, thỉnh thoảng mới ghé về nhà một lần. Người con trai lớn của ông cũng nhiễm HIV, cơ thể cunggầy gò, đau yếu nên chẳng làm được gì. Con gái út đã xuất giá, ông Hồng sống cùng vợ chồng người con trai thứ. Hồi còn mạnh khỏe, ngày nào ông cũng tất bật đi làm thợ hồ rồi dọn chuồng heo thuê cho nhà người ta. Khi dừa được trái thì kèo dừa mang bán lại cho con buôn hoặc tự lên phố bán.
Thoáng nhíu đôi mày rậm trên khuôn mặt xương xẩu, gầy gò, ông Hồng kể: “Hồi tháng 3/2012, vừa tin ông Chiến báo là bị nhiễm HIV, tôi nghe mà chân tay như rụng rời. Luống cuống bảo con trai đưa lên Bệnh viện Nhiệt đới (Q.5, TP.HCM) khám. Lấy máu xét nghiệm cho kết quả dương tính rồi họ bảo đưa sang Bệnh viện Pasteur kiểm tra cho chính xác. 7 ngày chờ đợi là 7 ngày lòng tôi như lửa đốt, ăn ngủ chẳng ngon. Sau một tuần, nhờ người lên lấy kết quả bác sĩ không cho, yêu cầu tôi trực tiếp lên nhận. Cầm kết quả mà chết đứng, không tin vào mắt mình. Tôi về yêu cầu tất cả những người trong nhà đi xét nghiệm hết. Kết quả là thêm 5 người nữa đã nhiễm”.
Từ đó đến nay, cứ đầu tháng là đại gia đình ông Hồng cùng những người nhiễm HIV trong ấp lại tất tả đi 20km, lên Sở Y tế tỉnh Bến Tre lấy thuốc. Mỗi tháng đều đặn đi, mỗi ngày đều đặn uống, cuộc sống cứ thế nặng nề trôi.
Những nỗi đau tê tái
Ấp nhỏ yên bình Phú Đăng bỗng nhiên phải hứng chịu “cơn chấn động” khủng khiếp, đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của người dân nơi đây. Đã có lúc, ông Hồng phải chịu cảnh những người chòm xóm thân quen đã tự động “dạt” đi chỗ khác như thể tránh một sinh vật lạ khi ông xuất hiện.
“Khi có bệnh họ bảo tôi già mà “ham vui”, bệnh ráng chịu, tủi nhục lắm”, ông Hồng xót xa. Từ ngày bị bệnh, sức khỏe ông yếu dần, không thể đi làm phu hồ, rửa chuồng heo thuê cho người ta nữa. Nhà 6 miệng ăn nhưng cũng chỉ trông chờ vào tiền làm thuê, làm mướn của người con trai thứ và vài trăm nghìn ít ỏi từ tiền trèo dừa trong vườn mang đi bán. Gia cảnh đã khó, giờ càng khó hơn.
Dù khó khăn nhưng xen giữa những câu chuyện kể của người đàn ông đậm chất miền Tây này đôi lúc cũng có vài câu bông đùa, khiến người nghe “cười ra nước mắt”. Nhưng nếu như những người đàn ông đã ở vào tuổi lục tuần vẫn còn chút hài hước khi kể về chuyện kinh hoàng bản thân bỗng nhiên mang HIV thì với Phan Hoàng Mẫn (24 tuổi, cháu ông Hồng), mỗi lời em nói ra đều khiến người nghe rơi lệ.
Thời gian gần đây, sức khỏe Mẫn giảm đi rõ rệt. Từ một người 52kg, Mẫn giảm còn hơn 30kg, không tự đi đứng hay làm gì được. Ngang trái hơn, Mẫn còn có một người bạn gái, hai người đã yêu nhau được hơn 6 năm, chuẩn bị làm đám cưới. Nhưng khi biết Mẫn bị HIV, cả gia đình người yêu nhất quyết phản đối. Thậm chí ngay cả khi cô gái đã có bầu được 6 tháng mà theo kết quả xét nghiệm, cả mẹ và con đều không hề lây nhiễm virut HIV, nhưng gia đình bên kia vẫn buộc cô phải phá thai và không cho phép hai người tiếp tục gặp gỡ. Bị chấn động tình cảm, bệnh tật hoành hành, sức khỏe Mẫn ngày càng sút giảm.
Quả thật, 1 người nhiễm HIV đã là một bi kịch, nhưng gia đình có đến 6 người nhiễm thì quả là thảm kịch. Một ấp nhỏ mà có đến 18 người nhiễm HIV bởi một lý do là… không có lý do, đã biến câu chuyện đi theo hướng khác, đau xót và bi hài. Đó còn chưa kể, không ít lão nông chân đất bỗng dưng bị gán cho cái tội “hư hỏng”. Đây có thể xem là nỗi đau lớn nhất mà ngày ngày những người nhiễm “H” phải chịu đựng. Họ không sợ chết vì bệnh, mà chỉ sợ khi chết mang theo tiếng oan.