Cũng như những mặt hàng thực phẩm tươi sống, thị trường bia đang chứng kiến cuộc “ra quân” bình ổn giá của các nhà sản xuất trong nước. Và điều mới lạ trong năm nay là sự xuất hiện của nhiều loại bia nhập khẩu.
Nhiều “tên tuổi” mới
Chưa có năm nào trên thị trường lại xuất hiện nhiều loại bia nhập khẩu như năm nay, đặc biệt là nhập từ Đức, Bỉ, Hà Lan, Úc, Mexico, Mỹ... Ngay từ giữa năm, nhiều loại bia đã “nhanh chân” vào thị trường Việt Nam qua nhiều nguồn khác nhau.
Niêm yết giá để tránh tình trạng "làm giá"Theo một nhà nhập khẩu khá lớn tại TP.HCM, bia nhập hiện nay có khoảng 30 loại, với giá bán khá cao.Tại nhiều siêu thị ở TP.HCM, các loại bia Leffe Brown, Leffe White, Hoegaarden White (Bỉ) đã được bày bán.
Còn tại các nhà hàng, khách sạn, quán bar, bia Corona, Budweiser... nhập khẩu từ Mexico, Mỹ đã trở nên quen thuộc với không ít người.
Bên cạnh những loại trên, bia Bit Burger, Cooper, MOA, OEI Stinger của Đức hay Royal Dutch của Hà Lan cũng được nhiều người ưa thích.
Ngoài ra, các loại bia Chimay, Duvel (Bỉ), Stella Artois (Úc), Fullers (Anh), Bochka (Nga), DAB (Đức)... cũng đang được chào bán ở nhiều nơi.
Ngay tại hội chợ quốc tế thực phẩm và đồ uống diễn ra hồi đầu tháng 9/2010 tại TP.HCM, nhiều gian hàng đã giới thiệu các loại bia nhập khẩu. Họ tham gia hội chợ này nhằm mở rộng hệ thống phân phối tại Việt Nam.
Hiện tại, bia Lucky của Úc đóng chai tại Trung Quốc đã xuất hiện tại TP.HCM và đang ráo riết tìm nhà phân phối tại Đà Nẵng và Hà Nội. Vì là hàng nhập nên giá các loại bia này khá cao, từ vài chục ngàn đến hơn trăm ngàn đồng một chai.
Chẳng hạn như bia DAB giá 29.000 đ/chai, Stella Artois 49.000 đ/chai, Budweiser 41.000 đ/chai, Duvel 64.000 đ/chai, Chimay 105.000 đ/chai...
Thế nhưng, điều đáng nói là các loại bia nhập đang được tiêu thụ mạnh, đặc biệt là trong giới nhiều tiền.
Trong đó, bia Heineken nhập khẩu (loại 330ml và 500ml/lon) được tiêu thụ nhiều nhất dù đã sản xuất trong nước, và những người mua làm quà biếu thường chọn loại sản xuất tại Hà Lan.
Do vậy, từ chỗ mới xuất hiện vài năm trước, đến nay loại lon 500ml nhập khẩu của Heineken đã xuất hiện khá phổ biến.
Hàng không thiếu, giá ổn định
Trong khi các loại bia nhập đang tràn lan thì các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước cũng đưa ra thị trường số lượng bia lớn hơn so với năm ngoái. Trong đó, Công ty liên doanh Nhà máy bia Việt Nam đang chạy hết công suất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã chuẩn bị 120 triệu lít bia phục vụ mùa Tết, tăng 30% so với năm ngoái. Và chỉ riêng bia 333 đã chiếm đến 40 - 50 triệu lít. "Ngoài lượng hàng đã có, chúng tôi còn tăng thêm 20 - 30%, phòng hờ thị trường hút hàng vào giờ chót”, đại diện Sabeco cho biết.
Thông thường, vào dịp Tết, nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh, các đại lý lớn thường "ôm hàng" để “làm giá” nên giá bán bị đẩy lên 20 - 30%. Người tiêu dùng muốn mua được hàng với số lượng tương đối nhiều phải chấp nhận giá cao hơn giá thị trường.
Tuy nhiên, năm nay, mặt hàng này được đưa vào diện kiểm soát giá. Hiện tại, nhiều nhà máy bia đã cam kết không tăng giá và có biện pháp quản lý chặt chẽ giá bán ở các đại lý.
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, từ nhiều tháng trước, SAPMiller đã xây dựng chiến lược bình ổn giá và cam kết làm hết sức mình để ổn định giá tại tất cả các điểm bán lẻ bia Zorok và Miller trên toàn quốc. Kế hoạch kiểm soát giá bia Tết năm nay của đơn vị này bắt đầu ngay từ khâu ký hợp đồng cung cấp hàng cho đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 cho đến cửa hàng tạp hóa và các hệ thống siêu thị.
Ông Chris Ritchie, Tổng giám đốc Công ty SABMiller Việt Nam, cho biết: “Nhà bán lẻ phải ký vào bản cam kết không tăng giá bia và phải niêm yết giá bán tại các điểm bán bia Zorok và Miller trên toàn quốc. Để thực hiện điều này, chúng tôi phải thường xuyên cử nhân viên đi kiểm tra các điểm bán, nếu phát hiện sai phạm sẽ có hình thức xử lý theo điều khoản ràng buộc trong hợp đồng”.
Cũng như SAPMiller, Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam, đơn vị sản xuất và phân phối hai thương hiệu bia nổi tiếng trên thị trường hiện nay là Heineken và Tiger, đang thực hiện bình ổn giá. Ông Lê Tấn Hùng, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam, cho biết, Công ty chủ trương bình ổn giá nên giá xuất xưởng vẫn không thay đổi.
Hiện giá bán ở các đại lý chính thức của Công ty đều nằm ở mức cho phép. Khảo sát thực tế cũng cho thấy, giá hầu hết các loại bia tại TP.HCM vẫn ổn định. Chẳng hạn, Miller 300.000 đ/thùng 24 lon, Heineken 335.000 đ/thùng, 333 từ 195.000 - 202.000 đ/thùng, Tiger từ 233.000 - 235.000 đ/thùng...
Không chỉ có nhà sản xuất, Saigon Co.op - đơn vị phân phối các loại bia, cũng cam kết không tăng giá bán dù thị trường “hút hàng” trong dịp Tết. Bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết, hiện lượng bia bán Tết của hệ thống Co.op Mart đã tăng 40 - 50% so với năm ngoái, đảm bảo đủ nguồn cung cho thị trường với giá bán hợp lý nhất. “Chúng tôi chủ động tăng lượng bia dự trữ và đã làm việc với các nhà sản xuất về tiến độ giao hàng trong trường hợp thị trường “hút hàng”.
Tuy nhiên, nếu thị trường có biến động giá, Saigon Co.op vẫn giữ giá bán thấp hơn giá thị trường khoảng 5 - 7%”, bà Hạnh khẳng định. Như vậy, trước nhu cầu cao của người tiêu dùng trong dịp Tết, việc cam kết không tăng giá bia trước và trong dịp Tết sẽ góp phần bình ổn thị trường và tạo sự yên tâm nơi người tiêu dùng.
Nhiều “tên tuổi” mới
Chưa có năm nào trên thị trường lại xuất hiện nhiều loại bia nhập khẩu như năm nay, đặc biệt là nhập từ Đức, Bỉ, Hà Lan, Úc, Mexico, Mỹ... Ngay từ giữa năm, nhiều loại bia đã “nhanh chân” vào thị trường Việt Nam qua nhiều nguồn khác nhau.

Còn tại các nhà hàng, khách sạn, quán bar, bia Corona, Budweiser... nhập khẩu từ Mexico, Mỹ đã trở nên quen thuộc với không ít người.
Bên cạnh những loại trên, bia Bit Burger, Cooper, MOA, OEI Stinger của Đức hay Royal Dutch của Hà Lan cũng được nhiều người ưa thích.
Ngoài ra, các loại bia Chimay, Duvel (Bỉ), Stella Artois (Úc), Fullers (Anh), Bochka (Nga), DAB (Đức)... cũng đang được chào bán ở nhiều nơi.
Ngay tại hội chợ quốc tế thực phẩm và đồ uống diễn ra hồi đầu tháng 9/2010 tại TP.HCM, nhiều gian hàng đã giới thiệu các loại bia nhập khẩu. Họ tham gia hội chợ này nhằm mở rộng hệ thống phân phối tại Việt Nam.
Hiện tại, bia Lucky của Úc đóng chai tại Trung Quốc đã xuất hiện tại TP.HCM và đang ráo riết tìm nhà phân phối tại Đà Nẵng và Hà Nội. Vì là hàng nhập nên giá các loại bia này khá cao, từ vài chục ngàn đến hơn trăm ngàn đồng một chai.
Chẳng hạn như bia DAB giá 29.000 đ/chai, Stella Artois 49.000 đ/chai, Budweiser 41.000 đ/chai, Duvel 64.000 đ/chai, Chimay 105.000 đ/chai...
Thế nhưng, điều đáng nói là các loại bia nhập đang được tiêu thụ mạnh, đặc biệt là trong giới nhiều tiền.
Trong đó, bia Heineken nhập khẩu (loại 330ml và 500ml/lon) được tiêu thụ nhiều nhất dù đã sản xuất trong nước, và những người mua làm quà biếu thường chọn loại sản xuất tại Hà Lan.
Do vậy, từ chỗ mới xuất hiện vài năm trước, đến nay loại lon 500ml nhập khẩu của Heineken đã xuất hiện khá phổ biến.
Hàng không thiếu, giá ổn định
Trong khi các loại bia nhập đang tràn lan thì các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước cũng đưa ra thị trường số lượng bia lớn hơn so với năm ngoái. Trong đó, Công ty liên doanh Nhà máy bia Việt Nam đang chạy hết công suất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã chuẩn bị 120 triệu lít bia phục vụ mùa Tết, tăng 30% so với năm ngoái. Và chỉ riêng bia 333 đã chiếm đến 40 - 50 triệu lít. "Ngoài lượng hàng đã có, chúng tôi còn tăng thêm 20 - 30%, phòng hờ thị trường hút hàng vào giờ chót”, đại diện Sabeco cho biết.
Thông thường, vào dịp Tết, nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh, các đại lý lớn thường "ôm hàng" để “làm giá” nên giá bán bị đẩy lên 20 - 30%. Người tiêu dùng muốn mua được hàng với số lượng tương đối nhiều phải chấp nhận giá cao hơn giá thị trường.
Tuy nhiên, năm nay, mặt hàng này được đưa vào diện kiểm soát giá. Hiện tại, nhiều nhà máy bia đã cam kết không tăng giá và có biện pháp quản lý chặt chẽ giá bán ở các đại lý.
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, từ nhiều tháng trước, SAPMiller đã xây dựng chiến lược bình ổn giá và cam kết làm hết sức mình để ổn định giá tại tất cả các điểm bán lẻ bia Zorok và Miller trên toàn quốc. Kế hoạch kiểm soát giá bia Tết năm nay của đơn vị này bắt đầu ngay từ khâu ký hợp đồng cung cấp hàng cho đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 cho đến cửa hàng tạp hóa và các hệ thống siêu thị.
Ông Chris Ritchie, Tổng giám đốc Công ty SABMiller Việt Nam, cho biết: “Nhà bán lẻ phải ký vào bản cam kết không tăng giá bia và phải niêm yết giá bán tại các điểm bán bia Zorok và Miller trên toàn quốc. Để thực hiện điều này, chúng tôi phải thường xuyên cử nhân viên đi kiểm tra các điểm bán, nếu phát hiện sai phạm sẽ có hình thức xử lý theo điều khoản ràng buộc trong hợp đồng”.
Cũng như SAPMiller, Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam, đơn vị sản xuất và phân phối hai thương hiệu bia nổi tiếng trên thị trường hiện nay là Heineken và Tiger, đang thực hiện bình ổn giá. Ông Lê Tấn Hùng, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam, cho biết, Công ty chủ trương bình ổn giá nên giá xuất xưởng vẫn không thay đổi.
Hiện giá bán ở các đại lý chính thức của Công ty đều nằm ở mức cho phép. Khảo sát thực tế cũng cho thấy, giá hầu hết các loại bia tại TP.HCM vẫn ổn định. Chẳng hạn, Miller 300.000 đ/thùng 24 lon, Heineken 335.000 đ/thùng, 333 từ 195.000 - 202.000 đ/thùng, Tiger từ 233.000 - 235.000 đ/thùng...
Không chỉ có nhà sản xuất, Saigon Co.op - đơn vị phân phối các loại bia, cũng cam kết không tăng giá bán dù thị trường “hút hàng” trong dịp Tết. Bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết, hiện lượng bia bán Tết của hệ thống Co.op Mart đã tăng 40 - 50% so với năm ngoái, đảm bảo đủ nguồn cung cho thị trường với giá bán hợp lý nhất. “Chúng tôi chủ động tăng lượng bia dự trữ và đã làm việc với các nhà sản xuất về tiến độ giao hàng trong trường hợp thị trường “hút hàng”.
Tuy nhiên, nếu thị trường có biến động giá, Saigon Co.op vẫn giữ giá bán thấp hơn giá thị trường khoảng 5 - 7%”, bà Hạnh khẳng định. Như vậy, trước nhu cầu cao của người tiêu dùng trong dịp Tết, việc cam kết không tăng giá bia trước và trong dịp Tết sẽ góp phần bình ổn thị trường và tạo sự yên tâm nơi người tiêu dùng.