Tình cờ đi dạo qua trên mạng nhặt được bài này hay lên chia sẻ cho mọi người để cảnh giác chiêu luộc đồ khi mang ra tiệm sửa.
Việc đem laptop đi sửa và bị tráo linh kiện có thể không phải điều quá xa lạ với người dùng, vậy hãy xem người "trong nghề" nói gì về điều này?
Cứ đến thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 hàng năm, tương ứng với những dịp nắng nóng vỡ đầu, "điều hòa cũng phải toát mồ hôi", chúng ta lại thường bận rộn với việc tu bổ, bảo dưỡng laptop (nếu có). Về cơ bản, đây là thời điểm, những chú "chiến mã" ngày nào đã tỏ ra ì ạch cũng như xuất hiện dấu hiệu cần tra keo, thổi bụi.
Những tưởng cứ tới được những "bệnh viện" laptop là đã gặp may, ấy vậy mà không ít trường hợp người dùng dở khóc dở cười, rồi tiền mất tật mang khi phát hiện ra máy tính xách tay đã bị tráo "nội tạng". Khách hàng than trời, cửa hàng kêu oan, thậm chí là cả những trận "võ mồm" trên mạng xã hội, vậy bao giờ câu chuyện sửa laptop "luộc" đồ bao giờ mới tới hồi kết?
"Luộc" đồ của khách là uống thuốc độc tự vẫn
Nói tới từ "luộc", chúng ta thường nghĩ ngay tới những món ăn tươi mát, chuyển từ đồ sống thành đồ chín, từ khó nuốt thành dễ ăn. Tuy nhiên, khi từ "luộc" đặt trong lĩnh vực sửa chữa, bảo dưỡng laptop, nó dùng để ám chỉ những hành động bất minh, lợi dụng lòng tin khách hàng để kiếm lời qua những linh kiện tráo đổi.
Thậm chí, đã có lúc, nhiều người còn phải tự học cách vệ sinh máy vừa là tự bảo vệ mình trước những hiểm họa khôn lường, vừa là tiết kiệm được những chi phí bảo dưỡng. Thế nhưng, nói cho cùng, quanh đi quẩn lại vẫn là "ăn hàng, ở tiệm".
Anh Tân, đại diện cửa hàng Sửa chữa laptop 24h nhận định: "Cách vài năm, ai đi sửa laptop cũng sợ bị tráo đồ và dùng mọi hình thức để hạn chế nguy cơ này. Nhưng gần đây, tình trạng này có vẻ đã gần như tuyệt chủng. Bởi nếu ai muốn đi đường dài, thì luộc đồ của khách là uống thuốc độc tự vẫn."
Theo anh Tân, nếu như trước đây, khi người dùng còn chưa có nhiều kiến thức về các sản phẩm công nghệ, một số cửa hàng có thể lợi dụng điều này để thay đồ của khách, tuy nhiên, ở thời đại mà phần đông người dùng đều sở hữu một chiếc máy xách tay, đây hầu như là điều không thể.
Lấy một ví dụ như tại Sửa chữa laptop 24h, ngoài việc được kí nhận các linh kiện trên laptop, khách hàng còn có thể trực tiếp quan sát đội ngũ kỹ thuật "chăm sóc" cho thiết bị của mình và đặc biệt là có hệ thống camera dày đặc bên trong cửa hàng.
Tất nhiên, với những đơn vị đã có ý định "không minh bạch" từ ban đầu, việc xảy ra mất mát là điều dễ hiểu. Nhưng trong thời buổi người ta lấy uy tín đặt lên hàng đầu, thì sớm muộn những hành vi này sẽ bị phát hiện và tẩy chay. Nặng hơn là thay tên đổi chủ hoặc dẹp tiệm.
Nói vậy để thấy, nguy cơ "luộc" đồ khi sửa laptop là vẫn tồn tại, nhưng khó bắt gặp. Có chăng là do tiềm thức cảnh giác của người dùng, hoặc những vụ việc, sự kiện do lịch sử để lại mà thôi. Nhìn chung, nếu đã tìm ra được địa chỉ sửa chữa uy tín, lâu năm thì khách hàng đã an tâm tới 80%.
Khách hàng, đối thủ và mạng xã hội
Chia sẻ về những trường hợp mà Sửa chữa laptop 24h đã gặp phải, anh Tân cho biết, trong suốt thời gian hoạt động của cửa hàng, đã không ít trường hợp "cây ngay suýt phải chết đứng", nhưng phần lớn đều do những hiểu lầm giữa người dùng và cửa hàng.
Nói về trường hợp xung đột giữa khách và đội ngũ sửa chữa, anh Tân chia sẻ: "Trường hợp mà mình nhớ nhất chính là một chị khách từng bảo dưỡng ở cửa hàng trước đó 5 tháng. Ban đầu chị một mực khẳng định viên pin trên laptop của chị không phải là hàng chính chủ.
Mình cũng rất hoang mang vì thời gian đã gần nửa năm rồi. Sau khi kiểm chứng lại, mình mới biết chị từng cho một người bạn mượn máy, nhưng có thể do vô tình làm hỏng nên đã đem đi sửa một lần. Tất nhiên, mình cũng đề nghị để chị mua 1 viên pin khác của cửa hàng với giá ưu đãi và giải quyết ổn thỏa."
Ngoài ra, cũng có những trường hợp khiến người ta phải bật cười như một anh nọ đem laptop của bạn đi sửa hộ nhưng khi đem về người bạn lại khẳng định đây không phải máy của mình. Phân giải một hồi và cho khách xem lại camera thì người bạn nọ mới bằng lòng.
Tuy nhiên cũng có những khách "không phải dạng vừa", thực chất là đối thủ nhưng vờ làm người dùng cầm vàng tới thử lửa. Ban đầu người này nói đông, nói tây, sau rồi thể hiện ra mình rất rõ về công nghệ, nhưng khi được đề nghị làm rõ với cơ quan chức năng thì một mực cao chạy xa bay.
Đặc biệt, anh Tân cũng khẳng định, nếu khách hàng và đối thủ là những người cần cẩn trọng một thì mạng xã hội cần đề phòng mười. Thời đại hiện nay khiến các diễn dàng và những Facebook, Twitter phát triển mạnh mẽ, nếu như tiếng thơm thì chẳng nói, nhưng tiếng xấu thì "ngàn đời".
Bởi lẽ, trên mạng xã hội bạn sẽ chẳng rõ ai là ai, khen chê cũng đủ cả, nhưng chỉ một câu nói rằng cửa hàng A có "phốt", cửa hàng B gian lận thì mức độ lan tỏa sẽ cực kì chóng mặt. Đó là chưa nói tới đối thủ muốn dìm hàng bằng cách tạo các tài khoản ảo và liên tục công kích.
Thế nhưng, mạng ảo cũng có tác dụng thật, khi chính sự lan tỏa này sẽ khiến những chiêu trò của thương gia bị vạch trần hoặc người dùng tẩy chay. Nói tóm lại, khi đã xác định bước vào việc kinh doanh, việc buôn gian bán lận sẽ sớm bị đào thải và chỉ có chữ tín mới bền mãi với thời gian.
Anh thợ cả: nói thật hơn nói hay
Với một người ung thư sắp xa trời đất, ta có thể chọn nói cho họ sự thật, hoặc động viên an ủi họ dù sự thật đã quá rõ ràng. Còn với đội ngũ Sửa chữa laptop 24h, anh Tân cho biết, anh sẽ chọn là người nói thật, bởi với lĩnh vực kỹ thuật, việc gì cũng cần sự minh bạch và rõ ràng.
Tất nhiên, bên cạnh việc chỉ ra bệnh tình của một chiếc laptop, anh cho rằng người làm kỹ thuật cần đưa ra những giải pháp hợp lý thay vì nói "không". Theo anh, sửa được laptop đã thành công, nhưng nếu có thể tư vấn thêm cho người dùng thì đó mới là hoàn hảo.
Đứng trên quan điểm của một người thợ để nói về tình trạng "luộc" đồ, anh cho biết: "Đôi khi đường lối của công ty là vậy, nhưng chưa chắc mọi nhân viên đã tuân theo. Một ngày một nhân viên có thể xử lý tới 4 - 5 chiếc laptop, việc bất cẩn là không tránh khỏi, tuy nhiên, trên hết vẫn là sự trung thực."
Bên cạnh những biện pháp giám sát chặt chẽ, những hệ thống camera 24/24, anh Tân cho rằng, người thợ khi đi làm chỉ cả hai bàn tay trắng, mọi đồ đạc đều được giữ riêng, vừa tiện cho công việc, lại tránh được những cơn "lòng tham vô đáy".
Theo anh, tiêu chí tiên quyết để tạm gọi là thành công như ngày hôm nay chính là "không bao giờ tiếc công sức, tiền bạc, thời gian để làm hài lòng khách hàng". Bởi với đội ngũ sửa chữa, những sai sót vẫn thường xảy ra, còn với người dùng, đó hẳn là sai phạm.
Tồn tại như "con sâu làm rầu nồi canh", chúng ta có thể vẫn bắt gặp những trường hợp tráo hoặc thay đổi linh kiện của người dùng ở đâu đó, nhưng cuối cùng, chính chúng ta vẫn phải tự trang bị cho bản thân những kiến thức căn bản để tự bảo vệ mình trước những sóng gió.
Vì suy cho cùng, chữ tín vẫn là mục tiêu mà các cửa hàng lớn nhỏ luôn theo đuổi. Và cũng để thay cho lời kết, tôi xin trích lại câu hỏi của anh Tân: "Sửa laptop cũng coi như làm dâu trăm họ, luôn phải làm mới bản thân, thậm chí, tới anh trông xe máy cũng được coi là mắt xích quan trọng cho sự thành công sau này!"
Genk
Việc đem laptop đi sửa và bị tráo linh kiện có thể không phải điều quá xa lạ với người dùng, vậy hãy xem người "trong nghề" nói gì về điều này?
Cứ đến thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 hàng năm, tương ứng với những dịp nắng nóng vỡ đầu, "điều hòa cũng phải toát mồ hôi", chúng ta lại thường bận rộn với việc tu bổ, bảo dưỡng laptop (nếu có). Về cơ bản, đây là thời điểm, những chú "chiến mã" ngày nào đã tỏ ra ì ạch cũng như xuất hiện dấu hiệu cần tra keo, thổi bụi.
Những tưởng cứ tới được những "bệnh viện" laptop là đã gặp may, ấy vậy mà không ít trường hợp người dùng dở khóc dở cười, rồi tiền mất tật mang khi phát hiện ra máy tính xách tay đã bị tráo "nội tạng". Khách hàng than trời, cửa hàng kêu oan, thậm chí là cả những trận "võ mồm" trên mạng xã hội, vậy bao giờ câu chuyện sửa laptop "luộc" đồ bao giờ mới tới hồi kết?
"Luộc" đồ của khách là uống thuốc độc tự vẫn
Nói tới từ "luộc", chúng ta thường nghĩ ngay tới những món ăn tươi mát, chuyển từ đồ sống thành đồ chín, từ khó nuốt thành dễ ăn. Tuy nhiên, khi từ "luộc" đặt trong lĩnh vực sửa chữa, bảo dưỡng laptop, nó dùng để ám chỉ những hành động bất minh, lợi dụng lòng tin khách hàng để kiếm lời qua những linh kiện tráo đổi.
Thậm chí, đã có lúc, nhiều người còn phải tự học cách vệ sinh máy vừa là tự bảo vệ mình trước những hiểm họa khôn lường, vừa là tiết kiệm được những chi phí bảo dưỡng. Thế nhưng, nói cho cùng, quanh đi quẩn lại vẫn là "ăn hàng, ở tiệm".
Anh Tân, đại diện cửa hàng Sửa chữa laptop 24h nhận định: "Cách vài năm, ai đi sửa laptop cũng sợ bị tráo đồ và dùng mọi hình thức để hạn chế nguy cơ này. Nhưng gần đây, tình trạng này có vẻ đã gần như tuyệt chủng. Bởi nếu ai muốn đi đường dài, thì luộc đồ của khách là uống thuốc độc tự vẫn."
Theo anh Tân, nếu như trước đây, khi người dùng còn chưa có nhiều kiến thức về các sản phẩm công nghệ, một số cửa hàng có thể lợi dụng điều này để thay đồ của khách, tuy nhiên, ở thời đại mà phần đông người dùng đều sở hữu một chiếc máy xách tay, đây hầu như là điều không thể.
Lấy một ví dụ như tại Sửa chữa laptop 24h, ngoài việc được kí nhận các linh kiện trên laptop, khách hàng còn có thể trực tiếp quan sát đội ngũ kỹ thuật "chăm sóc" cho thiết bị của mình và đặc biệt là có hệ thống camera dày đặc bên trong cửa hàng.
Tất nhiên, với những đơn vị đã có ý định "không minh bạch" từ ban đầu, việc xảy ra mất mát là điều dễ hiểu. Nhưng trong thời buổi người ta lấy uy tín đặt lên hàng đầu, thì sớm muộn những hành vi này sẽ bị phát hiện và tẩy chay. Nặng hơn là thay tên đổi chủ hoặc dẹp tiệm.
Nói vậy để thấy, nguy cơ "luộc" đồ khi sửa laptop là vẫn tồn tại, nhưng khó bắt gặp. Có chăng là do tiềm thức cảnh giác của người dùng, hoặc những vụ việc, sự kiện do lịch sử để lại mà thôi. Nhìn chung, nếu đã tìm ra được địa chỉ sửa chữa uy tín, lâu năm thì khách hàng đã an tâm tới 80%.
Khách hàng, đối thủ và mạng xã hội
Chia sẻ về những trường hợp mà Sửa chữa laptop 24h đã gặp phải, anh Tân cho biết, trong suốt thời gian hoạt động của cửa hàng, đã không ít trường hợp "cây ngay suýt phải chết đứng", nhưng phần lớn đều do những hiểu lầm giữa người dùng và cửa hàng.
Nói về trường hợp xung đột giữa khách và đội ngũ sửa chữa, anh Tân chia sẻ: "Trường hợp mà mình nhớ nhất chính là một chị khách từng bảo dưỡng ở cửa hàng trước đó 5 tháng. Ban đầu chị một mực khẳng định viên pin trên laptop của chị không phải là hàng chính chủ.
Mình cũng rất hoang mang vì thời gian đã gần nửa năm rồi. Sau khi kiểm chứng lại, mình mới biết chị từng cho một người bạn mượn máy, nhưng có thể do vô tình làm hỏng nên đã đem đi sửa một lần. Tất nhiên, mình cũng đề nghị để chị mua 1 viên pin khác của cửa hàng với giá ưu đãi và giải quyết ổn thỏa."
Ngoài ra, cũng có những trường hợp khiến người ta phải bật cười như một anh nọ đem laptop của bạn đi sửa hộ nhưng khi đem về người bạn lại khẳng định đây không phải máy của mình. Phân giải một hồi và cho khách xem lại camera thì người bạn nọ mới bằng lòng.
Tuy nhiên cũng có những khách "không phải dạng vừa", thực chất là đối thủ nhưng vờ làm người dùng cầm vàng tới thử lửa. Ban đầu người này nói đông, nói tây, sau rồi thể hiện ra mình rất rõ về công nghệ, nhưng khi được đề nghị làm rõ với cơ quan chức năng thì một mực cao chạy xa bay.
Đặc biệt, anh Tân cũng khẳng định, nếu khách hàng và đối thủ là những người cần cẩn trọng một thì mạng xã hội cần đề phòng mười. Thời đại hiện nay khiến các diễn dàng và những Facebook, Twitter phát triển mạnh mẽ, nếu như tiếng thơm thì chẳng nói, nhưng tiếng xấu thì "ngàn đời".
Bởi lẽ, trên mạng xã hội bạn sẽ chẳng rõ ai là ai, khen chê cũng đủ cả, nhưng chỉ một câu nói rằng cửa hàng A có "phốt", cửa hàng B gian lận thì mức độ lan tỏa sẽ cực kì chóng mặt. Đó là chưa nói tới đối thủ muốn dìm hàng bằng cách tạo các tài khoản ảo và liên tục công kích.
Thế nhưng, mạng ảo cũng có tác dụng thật, khi chính sự lan tỏa này sẽ khiến những chiêu trò của thương gia bị vạch trần hoặc người dùng tẩy chay. Nói tóm lại, khi đã xác định bước vào việc kinh doanh, việc buôn gian bán lận sẽ sớm bị đào thải và chỉ có chữ tín mới bền mãi với thời gian.
Anh thợ cả: nói thật hơn nói hay
Với một người ung thư sắp xa trời đất, ta có thể chọn nói cho họ sự thật, hoặc động viên an ủi họ dù sự thật đã quá rõ ràng. Còn với đội ngũ Sửa chữa laptop 24h, anh Tân cho biết, anh sẽ chọn là người nói thật, bởi với lĩnh vực kỹ thuật, việc gì cũng cần sự minh bạch và rõ ràng.
Tất nhiên, bên cạnh việc chỉ ra bệnh tình của một chiếc laptop, anh cho rằng người làm kỹ thuật cần đưa ra những giải pháp hợp lý thay vì nói "không". Theo anh, sửa được laptop đã thành công, nhưng nếu có thể tư vấn thêm cho người dùng thì đó mới là hoàn hảo.
Đứng trên quan điểm của một người thợ để nói về tình trạng "luộc" đồ, anh cho biết: "Đôi khi đường lối của công ty là vậy, nhưng chưa chắc mọi nhân viên đã tuân theo. Một ngày một nhân viên có thể xử lý tới 4 - 5 chiếc laptop, việc bất cẩn là không tránh khỏi, tuy nhiên, trên hết vẫn là sự trung thực."
Bên cạnh những biện pháp giám sát chặt chẽ, những hệ thống camera 24/24, anh Tân cho rằng, người thợ khi đi làm chỉ cả hai bàn tay trắng, mọi đồ đạc đều được giữ riêng, vừa tiện cho công việc, lại tránh được những cơn "lòng tham vô đáy".
Theo anh, tiêu chí tiên quyết để tạm gọi là thành công như ngày hôm nay chính là "không bao giờ tiếc công sức, tiền bạc, thời gian để làm hài lòng khách hàng". Bởi với đội ngũ sửa chữa, những sai sót vẫn thường xảy ra, còn với người dùng, đó hẳn là sai phạm.
Tồn tại như "con sâu làm rầu nồi canh", chúng ta có thể vẫn bắt gặp những trường hợp tráo hoặc thay đổi linh kiện của người dùng ở đâu đó, nhưng cuối cùng, chính chúng ta vẫn phải tự trang bị cho bản thân những kiến thức căn bản để tự bảo vệ mình trước những sóng gió.
Vì suy cho cùng, chữ tín vẫn là mục tiêu mà các cửa hàng lớn nhỏ luôn theo đuổi. Và cũng để thay cho lời kết, tôi xin trích lại câu hỏi của anh Tân: "Sửa laptop cũng coi như làm dâu trăm họ, luôn phải làm mới bản thân, thậm chí, tới anh trông xe máy cũng được coi là mắt xích quan trọng cho sự thành công sau này!"
Genk