[h=2]Một học sinh 9 tuổi chụp ảnh bữa ăn trưa kém chất lượng ở trường học và đưa lên mạng, châm ngòi một cuộc chiến lan khắp cộng đồng mạng quốc tế và trong đó phần thắng thuộc về các em nhỏ.[/h]
Martha không phải là người duy nhất phải bất bình với chất lượng của những bữa ăn ở trường, vốn bị chỉ trích vì quá nhiều chất béo, mặn và chủ yếu là thức ăn đã chế biến sẵn. Hai đầu bếp nổi tiếng Jamie Oliver và Nick Nairn của Anh và Scotland, cũng đồng tình với quan điểm này.
"Tôi đã cố gắng để tác động với các quan chức cấp trên, và bản thân họ cũng bày tỏ sự đồng ý nhưng rồi mọi chuyện lại đâu vào đó", ông Nairn nói.
Trên blog của mình, Martha đánh giá những bữa ăn dựa trên 5 tiêu chí: lượng thức ăn, số món, chất dinh dưỡng, giá cả và cả số sợi tóc lẫn trong những món ăn. Đôi khi, Martha cũng tỏ ra phấn khích khi chia sẻ rằng thức ăn khá ngon. Tuy nhiên, những bức ảnh chụp món thịt băm lẫn pho mát, mì ống với thịt bò và những món ăn trông kém hấp dẫn khác đã thu hút sự quan tâm hơn cả của các học sinh và các bậc phu huynh trên khắp thế giới.
"Bọn trẻ sẽ trở thành những bệnh nhân tiểu đường type 2 khi chúng tốt nghiệp, bởi chúng phải ăn tất cả những thứ này", một người bình luận.
Ông David Payne, bố Martha, cho biết những bài viết của cô con gái cũng khiến ông bị sốc. Ông cứ đinh ninh rằng thực đơn ở trường đáp ứng theo chỉ dẫn của chính phủ thì ắt hẳn sẽ đảm bảo chất lượng.
Chuyện ăn uống ở Scotland từ lâu đã là vấn đề đáng báo động. Hơn một phần tư số người lớn ở Scotland bị mắc bệnh béo phì, theo các số liệu được công bố vào năm ngoái. Tuy nhiên, một số nhà quan sát của Mỹ cho rằng những bữa trưa ở trường học Scotland vẫn còn tốt hơn ở một số trường của Mỹ.
"Ở một mức độ nào đó, bọn trẻ biết rằng nhiều thứ chúng ăn ở trường là không tốt", NYT dẫn lời Sarah Wu, 34 tuổi, một nhà tâm lý học từng dành một năm để tìm hiểu về các bữa ăn ở trường học, nói. "Nếu không có sự lựa chọn, bọn trẻ sẽ ăn những thứ đó".
Đến cuối tuần trước, gần 4 triệu lượt người đã truy cập vào blog mang tên Neverseconds của Martha. Một phong trào sức khỏe toàn cầu được phát động và các quan chức địa phương tỏ ý không hài lòng với điều này.
Ông Roddy McCuish, lãnh đạo hội đồng địa phương, chịu trách nhiệm quản lý trường của Martha, cho rằng những hình ảnh và bài viết trên blog gây hiểu nhầm cho công chúng và khiến các nhân viên ở căng tin trường bị cáo buộc lạm dụng trẻ em. Khi một tờ báo lá cải Scotland kêu gọi sa thải các nhân viên nhà bếp, chính quyền đã quyết định cấm Martha mang máy ảnh đến trường và chụp lại những bữa trưa của cô bé.
Dù vậy, chỉ trong vòng 24 giờ sau khi Martha thông báo trên blog về lệnh cấm, Neverseconds tiếp tục nhận được hơn một triệu lượt xem. Sự phẫn nộ của cộng đồng mạng nhận được đồng tình từ phía đầu bếp nổi tiếng Oliver và một số nhóm tự do ngôn luận. Hôm 15/6 vừa qua, hội đồng địa phương đã buộc phải gỡ bỏ lệnh cấm chụp ảnh với Martha.
Sự nổi tiếng bất ngờ của Martha cũng tạo ra một làn sóng quyên góp đổ về Mary's Meals, một quỹ từ thiện cung cấp bữa ăn cho trẻ em tại 16 nước trên thế giới. Số tiền 77.000 USD mà Martha quyên được sẽ dành để xây dựng một căng tin trường học ở Malawi, nơi trẻ em sẽ được phục vụ món cháo và một loại thức ăn địa phương, phát ngôn viên quỹ cho biết.
|
Martha Payne bên cạnh trang blog Neverseconds của mình. Ảnh: salon.com |
Martha Payne, sống ở thị trấn Lochgilphead, bờ biển phía tây Scotland, lập blog cá nhân mang tên Neverseconds cách đây khoảng 6 tuần. Trong ngày đầu tiên, blog của Martha bày tỏ sự bức xúc về những bữa ăn kém chất lượng ở trường học. Em đăng bức ảnh chụp khay thức ăn gồm một chiếc bánh pizza nhỏ, một chiếc bánh ngọt, một ít ngô ngọt và một miếng khoai tây.
"Em là một đứa trẻ đang tuổi lớn. Em cần tập trung tâm trí cho buổi học chiều và em không thể làm được điều đó chỉ với một miếng khoai tây", cô bé viết. "Ai trong số mọi người có thể làm được không?".
Martha không phải là người duy nhất phải bất bình với chất lượng của những bữa ăn ở trường, vốn bị chỉ trích vì quá nhiều chất béo, mặn và chủ yếu là thức ăn đã chế biến sẵn. Hai đầu bếp nổi tiếng Jamie Oliver và Nick Nairn của Anh và Scotland, cũng đồng tình với quan điểm này.
"Tôi đã cố gắng để tác động với các quan chức cấp trên, và bản thân họ cũng bày tỏ sự đồng ý nhưng rồi mọi chuyện lại đâu vào đó", ông Nairn nói.
Trên blog của mình, Martha đánh giá những bữa ăn dựa trên 5 tiêu chí: lượng thức ăn, số món, chất dinh dưỡng, giá cả và cả số sợi tóc lẫn trong những món ăn. Đôi khi, Martha cũng tỏ ra phấn khích khi chia sẻ rằng thức ăn khá ngon. Tuy nhiên, những bức ảnh chụp món thịt băm lẫn pho mát, mì ống với thịt bò và những món ăn trông kém hấp dẫn khác đã thu hút sự quan tâm hơn cả của các học sinh và các bậc phu huynh trên khắp thế giới.
"Bọn trẻ sẽ trở thành những bệnh nhân tiểu đường type 2 khi chúng tốt nghiệp, bởi chúng phải ăn tất cả những thứ này", một người bình luận.
Ông David Payne, bố Martha, cho biết những bài viết của cô con gái cũng khiến ông bị sốc. Ông cứ đinh ninh rằng thực đơn ở trường đáp ứng theo chỉ dẫn của chính phủ thì ắt hẳn sẽ đảm bảo chất lượng.
Chuyện ăn uống ở Scotland từ lâu đã là vấn đề đáng báo động. Hơn một phần tư số người lớn ở Scotland bị mắc bệnh béo phì, theo các số liệu được công bố vào năm ngoái. Tuy nhiên, một số nhà quan sát của Mỹ cho rằng những bữa trưa ở trường học Scotland vẫn còn tốt hơn ở một số trường của Mỹ.
"Ở một mức độ nào đó, bọn trẻ biết rằng nhiều thứ chúng ăn ở trường là không tốt", NYT dẫn lời Sarah Wu, 34 tuổi, một nhà tâm lý học từng dành một năm để tìm hiểu về các bữa ăn ở trường học, nói. "Nếu không có sự lựa chọn, bọn trẻ sẽ ăn những thứ đó".
|
Một trong những bữa trưa ở trường của Martha. Ảnh: Neverseconds |
Ông Roddy McCuish, lãnh đạo hội đồng địa phương, chịu trách nhiệm quản lý trường của Martha, cho rằng những hình ảnh và bài viết trên blog gây hiểu nhầm cho công chúng và khiến các nhân viên ở căng tin trường bị cáo buộc lạm dụng trẻ em. Khi một tờ báo lá cải Scotland kêu gọi sa thải các nhân viên nhà bếp, chính quyền đã quyết định cấm Martha mang máy ảnh đến trường và chụp lại những bữa trưa của cô bé.
Dù vậy, chỉ trong vòng 24 giờ sau khi Martha thông báo trên blog về lệnh cấm, Neverseconds tiếp tục nhận được hơn một triệu lượt xem. Sự phẫn nộ của cộng đồng mạng nhận được đồng tình từ phía đầu bếp nổi tiếng Oliver và một số nhóm tự do ngôn luận. Hôm 15/6 vừa qua, hội đồng địa phương đã buộc phải gỡ bỏ lệnh cấm chụp ảnh với Martha.
Sự nổi tiếng bất ngờ của Martha cũng tạo ra một làn sóng quyên góp đổ về Mary's Meals, một quỹ từ thiện cung cấp bữa ăn cho trẻ em tại 16 nước trên thế giới. Số tiền 77.000 USD mà Martha quyên được sẽ dành để xây dựng một căng tin trường học ở Malawi, nơi trẻ em sẽ được phục vụ món cháo và một loại thức ăn địa phương, phát ngôn viên quỹ cho biết.
Anh Ngọc