Bún bò cay Bạc Liêu
Cạnh bên đó là một đĩa quế tươi xanh, cùng một đĩa muối hột đâm ớt đỏ thích mắt có kèm một lát chanh. Vắt chanh vào tô bún, nhặt rau quế (vừa phải, nhiều hoặc ít quá sẽ làm mất hương vị tô bún) cho vào, dùng đũa trộn đều. Gắp một miếng thịt chấm muối ớt cho vào miệng, hoặc nạc hoặc nạm hoặc gàu, gân, thứ nào cũng cho bạn hương vị đặc trưng ngon của thứ ấy. Ăn xong, bạn sẽ thỏa mãn trong vị cay đến chảy nước mắt, rồi đến cái giòn, dai, bùi béo của thịt bò và vị chua kích thích dịch vị của chanh. Nhưng "đã đời" nhất là sau một đêm say, ăn xong tô bún, vị cay và sức nóng của nó làm các lỗ chân lông toát đầy mồ hôi, sảng khoái cả người.
Chỉ là sa tế nấu với thịt bò mà đã làm nên “thương hiệu” một quán không bảng hiệu.
Từ xa xưa, Bạc Liêu nổi tiếng với hương vị ngọt lừ của những trái nhãn. Đến đây, bạn còn được đắm mình trong bóng mát và hương nhãn thoảng thơm tỏa ra từ những thân cây cổ thụ đã sống hàng trăm năm qua.
Là xứ biển, nên đến Bạc Liêu, bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản của đại dương: lẩu cá khoai, cháo cá khoai; nghêu, sò, ốc, hến, sam, nhưng ngon nhất là sò huyết, cua gạch son luộc chấm muối tiêu chanh; ốc lác luộc chấm cơm mẻ sả ớt hay nước mắm gừng; ốc len hầm sả, hầm dừa; cua đá, hàu tái chanh mù tạt... Cách đây chừng chục năm, Bạc Liêu (và Cà Mau) còn đã làm “nóng” thị trường ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long với loại cây hoang dã là bồn bồn khi được chế biến thành một vài món ăn lạ mà ngon miệng, đáp ứng khẩu vị của những người “sành ăn”... Chính vì vậy mà ẩm thực Bạc Liêu có tính đặc thù riêng biệt: dân dã, mộc mạc, đã thưởng thức một lần, khó lòng quên. Nhưng có một món mà đến Bạc Liêu bạn không thể không thưởng thức đó là bún bò cay.
Nằm khiêm tốn ở một góc gần chợ cải Bạc Liêu, quán bún bò cay của chị Minh Nguyệt sáng nào cũng đông khách. Ngồi vào bàn, chẳng mấy chốc, bạn đã có một tô bún bốc hơi nghi ngút. Lẫn trong cái nền màu vàng sẫm bắt mắt của tô bún là những sợi bún trắng tinh cùng bốn cục thịt bò nằm phủ mặt. Cạnh bên đó là một dĩa quế tươi xanh, cùng một dĩa muối hột đâm ớt đỏ thích mắt có kèm một lát chanh. Vắt chanh vào tô bún, lặt rau quế (vừa phải, nhiều hoặc ít quá sẽ làm mất hương vị tô bún) cho vào, dùng đũa trộn đều, gắp một đũa cho vào miệng. Ái chà, cay. Cay quá là cay! Mỗi tô bún có bốn cục thịt bò, mỗi cục vuông vức chừng ba ngón tay. Gắp một cục thịt chấm muối ớt cho vào miệng, hoặc nạc hoặc nạm hoặc gàu, gân, thứ nào cũng cho bạn hương vị đặc trưng ngon của thứ ấy. Ăn xong, bạn sẽ thỏa mãn trong vị cay đến chảy nước mắt, đến cái giòn, dai, bùi béo của thịt bò và vị chua kích thích dịch vị của chanh. Nhưng “đã đời” nhất là sau một đêm say, ăn xong tô bún, vị cay và sức nóng của nó làm các lỗ chân lông toát đầy mồ hôi, sảng khoái cả người. Chính vì cái hương vị và “công dụng” đặc biệt ấy mà bún bò cay ngày càng thu hút thêm khách.
Phải nói bún bò cay là đặc sản có một không hai, chẳng những của Bạc Liêu, mà có thể là của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dù vậy, có lẽ bún bò cay được chế biến chẳng lấy gì làm công phu, cầu kỳ. Chỉ là thịt bò nấu với sa tế mà thôi, nhưng bún bò cay ngon nhờ không dùng nhiều mỡ và đặc biệt được pha chế theo một công thức bí truyền (không bán cho bất kỳ người nào, dù có nhiều lời đề nghị). Công thức này có từ đời cha chị chủ quán vốn là đầu bếp của tỉnh trưởng Bạc Liêu và người chú vốn là đầu bếp của thủ tướng chế độ Sài Gòn Trần Thiện Khiêm. Thời đó, bún bò cay chỉ được thực hiện phục vụ các ông này nhằm giúp “giải nghể” sau một đêm say rượu. Năm 1975 người cha mới truyền nghề lại cho chị Minh Nguyệt để mở quán mưu sinh. “Hữu xạ tự nhiên hương”, nên dù thay đổi địa điểm đến 10 lần trong 30 năm qua, mà quán (không bảng hiệu) vẫn cứ đông khách. Vì thế, đến Bạc Liêu mà không ăn bún bò cay là xem như chưa “biết” Bạc Liêu vậy.
Tô bún bốc khói nghi ngút. Lẫn trong cái nền màu vàng sẫm bắt mắt của tô bún là những sợi bún trắng tinh cùng bốn miếng thịt bò nằm phủ mặt.
Và đúng như tên gọi của món ăn, tô bún này được nấu với rất nhiều ớt tươi, khiến màu đỏ của nước bún là nguyên chất chứ không cần phẩm màu.
Cạnh bên đó là một đĩa quế tươi xanh, cùng một đĩa muối hột đâm ớt đỏ thích mắt có kèm một lát chanh. Vắt chanh vào tô bún, nhặt rau quế (vừa phải, nhiều hoặc ít quá sẽ làm mất hương vị tô bún) cho vào, dùng đũa trộn đều. Gắp một miếng thịt chấm muối ớt cho vào miệng, hoặc nạc hoặc nạm hoặc gàu, gân, thứ nào cũng cho bạn hương vị đặc trưng ngon của thứ ấy. Ăn xong, bạn sẽ thỏa mãn trong vị cay đến chảy nước mắt, rồi đến cái giòn, dai, bùi béo của thịt bò và vị chua kích thích dịch vị của chanh. Nhưng "đã đời" nhất là sau một đêm say, ăn xong tô bún, vị cay và sức nóng của nó làm các lỗ chân lông toát đầy mồ hôi, sảng khoái cả người.
Từ xa xưa, Bạc Liêu nổi tiếng với hương vị ngọt lừ của những trái nhãn. Đến đây, bạn còn được đắm mình trong bóng mát và hương nhãn thoảng thơm tỏa ra từ những thân cây cổ thụ đã sống hàng trăm năm qua.
Là xứ biển, nên đến Bạc Liêu, bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản của đại dương: lẩu cá khoai, cháo cá khoai; nghêu, sò, ốc, hến, sam, nhưng ngon nhất là sò huyết, cua gạch son luộc chấm muối tiêu chanh; ốc lác luộc chấm cơm mẻ sả ớt hay nước mắm gừng; ốc len hầm sả, hầm dừa; cua đá, hàu tái chanh mù tạt... Cách đây chừng chục năm, Bạc Liêu (và Cà Mau) còn đã làm “nóng” thị trường ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long với loại cây hoang dã là bồn bồn khi được chế biến thành một vài món ăn lạ mà ngon miệng, đáp ứng khẩu vị của những người “sành ăn”... Chính vì vậy mà ẩm thực Bạc Liêu có tính đặc thù riêng biệt: dân dã, mộc mạc, đã thưởng thức một lần, khó lòng quên. Nhưng có một món mà đến Bạc Liêu bạn không thể không thưởng thức đó là bún bò cay.
Nằm khiêm tốn ở một góc gần chợ cải Bạc Liêu, quán bún bò cay của chị Minh Nguyệt sáng nào cũng đông khách. Ngồi vào bàn, chẳng mấy chốc, bạn đã có một tô bún bốc hơi nghi ngút. Lẫn trong cái nền màu vàng sẫm bắt mắt của tô bún là những sợi bún trắng tinh cùng bốn cục thịt bò nằm phủ mặt. Cạnh bên đó là một dĩa quế tươi xanh, cùng một dĩa muối hột đâm ớt đỏ thích mắt có kèm một lát chanh. Vắt chanh vào tô bún, lặt rau quế (vừa phải, nhiều hoặc ít quá sẽ làm mất hương vị tô bún) cho vào, dùng đũa trộn đều, gắp một đũa cho vào miệng. Ái chà, cay. Cay quá là cay! Mỗi tô bún có bốn cục thịt bò, mỗi cục vuông vức chừng ba ngón tay. Gắp một cục thịt chấm muối ớt cho vào miệng, hoặc nạc hoặc nạm hoặc gàu, gân, thứ nào cũng cho bạn hương vị đặc trưng ngon của thứ ấy. Ăn xong, bạn sẽ thỏa mãn trong vị cay đến chảy nước mắt, đến cái giòn, dai, bùi béo của thịt bò và vị chua kích thích dịch vị của chanh. Nhưng “đã đời” nhất là sau một đêm say, ăn xong tô bún, vị cay và sức nóng của nó làm các lỗ chân lông toát đầy mồ hôi, sảng khoái cả người. Chính vì cái hương vị và “công dụng” đặc biệt ấy mà bún bò cay ngày càng thu hút thêm khách.
Phải nói bún bò cay là đặc sản có một không hai, chẳng những của Bạc Liêu, mà có thể là của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dù vậy, có lẽ bún bò cay được chế biến chẳng lấy gì làm công phu, cầu kỳ. Chỉ là thịt bò nấu với sa tế mà thôi, nhưng bún bò cay ngon nhờ không dùng nhiều mỡ và đặc biệt được pha chế theo một công thức bí truyền (không bán cho bất kỳ người nào, dù có nhiều lời đề nghị). Công thức này có từ đời cha chị chủ quán vốn là đầu bếp của tỉnh trưởng Bạc Liêu và người chú vốn là đầu bếp của thủ tướng chế độ Sài Gòn Trần Thiện Khiêm. Thời đó, bún bò cay chỉ được thực hiện phục vụ các ông này nhằm giúp “giải nghể” sau một đêm say rượu. Năm 1975 người cha mới truyền nghề lại cho chị Minh Nguyệt để mở quán mưu sinh. “Hữu xạ tự nhiên hương”, nên dù thay đổi địa điểm đến 10 lần trong 30 năm qua, mà quán (không bảng hiệu) vẫn cứ đông khách. Vì thế, đến Bạc Liêu mà không ăn bún bò cay là xem như chưa “biết” Bạc Liêu vậy.
HNT Tổng hợp
- Chủ đề
- bạc liêu bún bò cay đặc sản