Ca dao tục ngữ hay về giao tiếp, lời nói

Tỗng hợp những câu ca dao tục ngữ hay về giao tiếp, lời nói

ca-dao-tuc-ngu-hay-ve-giao-tiep-loi-noi.png

Có câu ca dao tục ngữ nào hay về giao tiếp, lời nói nhỉ?

Trong cuộc sống, biết bao điều phức tạp nảy sinh và lời ăn tiếng nói có tầm quan trọng hàng đầu Một trong những thước đo tiêu chuẩn hàng đầu của vẻ đẹp con người làăn nói phải mặn mà, phải có nét duyên. Ca dao, tục ngữkhông chỉ là tiếng nói chứa đựng tâm tư, tình cảm của người lao động mà còn là những kho tàng kinh nghiệm sống quý giá của muôn đời. Lời ăn tiếng nói của con người trong giao tiếp luôn được người xưa coi trọng. Và bài viết này vforum sẽ đề cập đến ca dao, tục ngữ là Ca dao tục ngữ hay về giao tiếp, lời nói? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.

Ca dao tục ngữ hay về giao tiếp, lời nói


1.
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên​

Đây là 2 câu ca dao nói về tầm quan trọng của lời nói khi giao tiếp của người con gái, đầu tiên quan trọng nhất là tóc đuôi gà và thứ hai là ăn nói.

2.
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe​

Ca dao còn nhắc nhở, khuyên nhau khi nói phải lựa lời, chọn lời, cân nhắc ý tứ. Lời nói luôn có sẵn, đối với từng trường hợp cụ thể mà chúng ta dành những “lời hay ý đẹp” cho nhau. Có niềm vui nào hơn khi trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được nghe những lời nói đẹp, những lời nói hay, sâu sắc, để cho con người sống thương nhau hơn, gần gũi nhau hơn

3.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau​

Câu ca dao nói về thái độ, lời nói của mỗi chúng ta khi giao tiếp: cần phải nhẹ nhàng, nói những lời lẽ đúng mức, lịch sự, để không gây khó chịu cho đối phương.


4.
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng​

Câu tục ngữ có mối tương quan giữa đất trồng cây và cây trồng trong việc trồng trọt là đất tốt,cây sẽ tốt, đất rắn cây khẳng khiu. Từ thực tế đó, câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng trong sinh hoạt xã hội lời ăn tiếng nói là sự thể hiện phong cách sống của mỗi người.

5.
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu​

Câu ca dao trên người xưa muốn nhắn nhủ với người đời về hình thức và nội dung của một con người hoàn hảo, đó là: người càng đẹp, càng lịch sự, càng tế nhị thì phải biết mềm dẽo, lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, làm ngược lại thì dẫu đẹp đến dâu cũng dễ thất bại trong giao tiếp và quan hệ xã hội.

6.
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay​

Nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng,là chân thật ,là có đạo lý,là đảm bảo có văn hóa.Đặc biệt phải đảm bảo cho người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình.


7.
Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê

Ý nghĩa của câu nói trên là: Nói ít, hứa hẹn ít mà chăm chỉ làm sẽ được mọi người yêu quý; còn nói nhiều, hứa hẹn nhiều mà lại làm ít thì chỉ là kẻ ba hoa, lười biếng, luôn bị dư luận cười chê.

8.
Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo​

Người khôn theo nghĩa lớn là để giúp đời, theo nghĩa nhỏ thì chí ít phải có ý tưởng minh bạch về bất kể việc gì đó. Nhưng cách khôn của người Việt không vậy! Mục đích của cái khôn không phải thể trình ra quan niệm hay trí tuệ, mà là: để sống ưu thế hơn.

9.
Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm​

Câu này chuẩn nghĩa là rươu nhạt uống lắm cũng vẫn say. Người du có khôn nói lắm thì vẫn mắc lỗi như thường, chớ có nói lắm..năng nói là năng lỗi


10.
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời​

Đúng vậy, nói nhau làm chi nặng lời bởi trong tình huống nào cũng rất cần chữ“nhẫn”

11.
Ăn có nhai, nói có nghĩ.​

Phê phán điều đầu tiên phải xuất phát từ cái tâm, nhưng chỉ cái tâm thì không đủ, cần phải có kiến thức về loại hình mà mình muốn phê phán, còn cái kiểu phê phán nói lấy được, hoặc nói cho sướng miệng, thì quả thật... không còn gì để nói.


12.
Một câu nhịn bằng chín câu lành​

Trong mọi sự mâu thuẫn, xích mích với người khác, biết nhịn nhục là điều tốt nhất, vì nó sẽ mang đến mọi sự an ổn thay vì là hiềm khích, tranh chấp.


13.
Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều,
Người khôn, nói một vài điều cũng khôn.​

Người xưa quan niệm, nói nhiều chưa chắc là người có hiểu biết mà đôi khi làdo “thùng rỗng kêu to”


14.
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.​

Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người qua câu ca dao trên.

15.
Sảy chân, gượng lại còn vừa,
Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.​

Câu ca dao muốn nói chúng ta nên cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, một khi vạ miệng thì rút lại không được nữa

16.
Chim ngu ăn mận ăn me
Người ngu ăn nói chua lè mắm tôm​

Câu thơ ý muốn châm biếm những người ăn nói không lịch sự, tế nhị

17.
Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề​

Hai câu ca dao với ý nghĩa là hoa thơm thì được nhiều người yêu thích, giống với hình ảnh con người nói năng dịu dàng, lịch sự sẽ được nhìu người yêu mến.

18.
Lời nói, gói vàng​

19.
Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.​

Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

20.
Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.​

Câu này khuyên răn chúng ta không nên nói dối, vì khi bị lộ sẽ hối hận.


Trên đây là bài viết về Ca dao tục ngữ hay về giao tiếp, lời nói? Mong rằng sẽ giúp ích các bạn có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích của ca dao, tục ngữ Việt Nam ta.


Xem thêm: Những câu ca dao tục ngữ hay về dân chủ và kỉ luật

 
  • Chủ đề
    ca dao giao tiep loi noi tuc ngu
  • Thống kê

    Chủ đề
    101,748
    Bài viết
    469,063
    Thành viên
    340,213
    Thành viên mới nhất
    bconshomesvn
    Top