Ca dao tục ngữ về phong tục tập quán, phẩm chất con người

Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về phong tục tập quán, phẩm chất con người?

ca-dao-tuc-ngu-ve-phong-tuc-tap-quan-pham-chat-con-nguoi.png

Có những câu ca dao tục ngữ nào hay về phong tục tập quán, phẩm chất con người nhỉ?

Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc. Còn tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền. Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao độngsản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc. Và bài viết này vforum sẽ đề cập đến vấn đề liên quan đến ca dao, tục ngữ đó là Ca dao tục ngữ về phong tục tập quán, phẩm chất con người? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.

Ca dao tục ngữ về phong tục tập quán, phẩm chất con người

1.
Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thất thế lại ra ở chùa.​

Ca dao nói lên tinh thần đấu tranh với chế độ phong kiến nô lệ thối nát. Cha tryền con nối là quy định của các vương triều phong kiến. Còn dân đen có được học hành gì đâu, cả đời không được ăn sung mặc sướng ,không được bén mảng đến chốn hoàng cung thì làm sao trị vì đất nước được ,con sãi quét lá đa ở chủa này chỉ là hình ảnh tượng trưng cho tầng lớp người bình đẳng,bình dân,sống đơn giản mộc mạc trong xã hội mà thôi.


2.
Người trên ở chẳng chính ngôi,
Khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào.​

Câu ca dao ý muốn nói về “thiên tử” ngày xưa , lấy lễ sai khiến những chuyện trái với lương tâm đạo lý làm người, do vậy mà “kẻ dưới” phẫn nộ dẫn đến tình trạng hỗn hào.


3.
Thịt Mỡ dưa hành câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.​

Đây là một câu đối rất nổi tiếng về tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta, những hình ảnh trên đều là những hình ảnh rất quen thuộc trong ngày Tết.


4.
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh,
Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu.
Anh thương em chẳng ngại sang giàu,
Mứt hồng đôi lượng trà tàu đôi cân.​

Đây là câu thơ nói về tỉnh Đồng Tháp, có 2 địa danh nổi tiếng đó là Cao Lãnh và Tân Châu, dùng hình ảnh “gái” và “gà” để tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ ở tỉnh Đồng Tháp.


5.
Ai về Bình Định mà nghe,
Nói thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam.​

Bình Định và Quảng Nam là 2 tỉnh thuộc khu vực miền trung, đây là câu ca dao nói về thơ ca và hát vè.


6.
Cơm chiều ăn với cá ve,
Anh về nốc biển mà nghe câu hò.
Mấy người hát tối hôm qua,
Hôm nay ra hát cho ra hát cùng.​

7.
Hát đàn cho rạng đông ra,
Mai về quan bỏ nhà pha cũng đành.​


8.
Hát cho con gái có chồng,
Con trai có vợ, mẹ dòng có con.
Còn trời còn nước còn non,
Còn câu quan họ em còn say sưa.​


9.
Kẻ Dẫu có án Đình Thành,
Kẻ Hạc ta có Ba Đình, Ba Voi.
Mười tám cất thuyền xuống bơi,
Mười chín giã bánh, hai mươi rước thần.​


10.
Ấy ngày mùng sáu tháng ba,
Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây.
Hò chơi bên gái bên trai,
Xin cùng cô bác đừng ai nghi ngờ.​


11.
Cho dù cha mắng mẹ treo,
Em không bỏ hội chùa keo hôm rằm.​


12.
Mùng bảy hội Khám, mùng tám hội Dâu,
Mùng chín đâu đâu trở về hội Gióng.​


13.
Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mùng mười tháng tám chọi trâu thì về.​

Chọi trâu diễn ra vào ngày 10 tháng tám âm lịch hằng năm, lễ hội chọi trâu truyền thống diễn ra tại Đồ Sơn, Hải Phòng

14.
Cầu Quan vui lắm ai ơi,
Trên thì họp chợ, dưới bơi thuyền rồng.​

15.
Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ,
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.​


16.
Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.​

Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, người dân từ khắp mọi nơi tại Việt Nam và khách du lịch quốc tế đến Phú Thọ để tham gia Giỗ tổ Hùng Vương. Là một trong những lễ hội quan trọng của đất nước để tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng.


17.
Ghi lòng tạc dạ chớ quên,
Con em phải giữ lấy nền con em.​


18.
Thờ cha mẹ, ở hết lòng,
Ấy là chữ hiếu, dạy trong luân thường.​

Đây là câu ca dao nói về sự hiếu thảo, khuyên răn con cái phải luôn hiếu thảo, biết ơn công lao cha mẹ đã nuôi nấng sinh thành ra mình.


19.
Con tài, lo láo, lo kiêu,
Con ngu thì lại lo sao kịp người.​


20.
Uốn cây từ thuở còn non,
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ.
Dạy con, dạy thuở còn thơ,
Dạy vợ, dạy thuở ban sơ mới về.​

Câu ca dao này với ý nghĩa chỉ vai trò quan trọng của giáo dục gia đình ngay khi mỗi con người mới bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống của mình.


21.
Đẻ con chẳng dạy chẳng răn,
Thà rằn nuôi lợn mà ăn lấy lòng.​


22.
Bao giờ cá lý hóa long,
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng xưa nay.

23.
Cũng thì con mẹ con cha
Cành cao vun xới, cành la bỏ liều.
Cũng là con mẹ con cha,
Con thì chín rưỡi, con ba mươi đồng.

24.
Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.​

Đây là một câu ca dao nói lên phận làm con. Qua câu này muốn nhắc nhỡ bổn phận làm con phải biết nghe lời cha mẹ. không nên làm những việc trái với đạo lý, trái với lương tâm.


25.
Đem chuông đi đấm nước người
Chẳng kêu cũng đấm ba hồi lấy danh.​


26.
Cái vòng danh lợi cong cong,
Kẻ hòng ra khỏi, người mong chui vào.​


27.
Làm người suy chín xét xa,
Cho tường gốc ngọn cho ra vắn dài.​


28.
Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.​


29.
Trong lưng chẳng có một đồng,
Lời nói như rồng chúng chẳng buồn nghe.
Vai mang túi bạc kè kè,
Nói quấy nói quá người nghe ầm ầm.​


30.
Nâu sồng nào quản khen chê,
Khí thì cho sạch, rách thì cho thơm.​


31.
Khó mà biết ở, biết lời,
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.​


32.
Có cây mới có dây leo,
Có cột có kèo mới có đòn tay.​


Trên đây là bài viết về những câu Ca dao tục ngữ về phong tục tập quán, phẩm chất con người, mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho tất cả các bạn có thêm nhiều kiến hay và bổ ích về những câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng văn học Việt Nam ta.

Xem thêm: Ca dao, tục ngữ hay nói về nông nghiệp, nghề nghiệp, công việc

 
  • Chủ đề
    ca dao phẩm chất con người phong tục tập quán tuc ngu
  • Top