Người dân làng Chi Ngãi, Cộng Hòa, Hải Dương đã sống chung với "con phì đen, con hổ trâu" gần hai chục năm nay, không ít người bị rắn cắt sứt sẹo, có người cụt ngón tay...
Trong khi những con rắn hổ mang phì, hổ trâu dài vài mét, nặng đến nửa yến khiến không ít người hoảng hốt, giật mình kinh sợ, thì tại mảnh đất Chi Ngãi, Cộng Hòa, Hải Dương những chú rắn như thế lại là "người bạn quý" của người dân đất này.
Đi đến đâu người ta cũng thấy mùi tanh tanh nồng nồng của rắn, rắn trườn ngoài sân, rắn cuộn mình sau nhà, thậm chí rắn bò “lổm ngổm” trong buồng… Tại thôn Chi Ngãi 2, có hơn 100 trên tổng số 200 hộ của làng "sống chung" với rắn độc.
Anh Nguyễn Quý Bắc, 39 tuổi, người được mệnh danh là “vua rắn” của làng cho biết: “Một con rắn từ lúc ấp nở đến khi xuất chuồng mất khoảng 2 năm “chăm bẵm”. Con nhỏ nặng khoảng 2 kg, con to lên tới 4, 5 kg, giá bán trung bình 600 – 700.000 đ tùy từng thời điểm trong năm. So với nuôi lợn, gà thì thu nhập có khá hơn”.
Tuy nhiên, anh Bắc cũng cho hay, chi phí để nuôi rắn không hề nhỏ. Mỗi con rắn xuất chuồng trung bình “ngốn” khoảng hơn 1 triệu đồng. Chưa kể việc rắn là loài động vật “khó chiều”, nếu không chăm sóc cẩn thận rất dễ mắc những căn bệnh như: phổi, tim… Nếu không phát hiện kịp thời để tách riêng “rắn bệnh” có thể dẫn tới chết hàng loạt. Nhiều nhà nuôi rắn cũng phá sản như chơi.
Với hơn 4000 con rắn hổ trâu, phì đen to nhỏ, anh Bắc tự hào khoe: “Tôi đã nuôi rắn ngót 16 năm nhưng chưa một lần thất bại”. Tuy nhiên, để làm được điều này, anh Bắc cho biết không hề đơn giản chút nào. Người nuôi rắn ngoài hiểu biết kỹ thuật, đọc sách vở hướng dẫn cách nuôi rắn, còn phải có kinh nghiệm và “bí quyết” riêng.
Riêng việc “chăm rắn” anh Bắc ví von còn hơn chăm con mọn. Tuyệt đối khi chăm rắn phải không được tỏ ra bực dọc hay nóng vội, bởi “rắn là loài thích được nâng niu, vỗ về và hay nhõng nhẽo”. Người nuôi rắn cũng phải nắm được lịch ăn, lịch chơi của từng loại để phát hiện rắn ốm. Tuy những chú hổ trâu khá phàm ăn, nhưng không phải cứ “nhồi” cho chúng ăn nhiều là tốt. Thường thì 3 - 4 ngày cho rắn ăn một bữa là hợp lý, nếu ép chúng ăn chúng sẽ bị… nôn, khi ấy “lợi bất cập hại”.
Anh Bắc cũng chia sẻ, cái câu: “Sinh nghề tử nghiệp” rất phù hợp để nói về nghề nuôi rắn. Xòe bàn tay nham nhở những vết xước, rách thủng lỗ chỗ, anh Bắc cho hay đó là những vết thương do nanh rắn để lại. Anh Bắc kể: “Thường thì chúng hiền khô nhưng chẳng may mạnh tay hoặc làm chúng cáu giận là “ăn độp” luôn. Người nuôi rắn ở làng này 10 người thì hơn 9 người bị rắn cắn, sứt sẹo như thế. Có người bị tháo đốt ngón tay, có người tử mạng nhưng người ta vẫn “lao” vào nuôi rắn. Có thể là vì lợi, có người là do say nghề”.
Tuy nhiên, anh Bắc cho hay, những trường hợp chết do rắn cắn ở làng này không nhiều, thường thì nhà nào cũng “thủ” sẵn vài hộp thuốc phòng mua từ Trung Quốc, nếu bị rắn cắn uống thuốc ngay thì không sao. Ngoài ra, trong làng cũng có nhiều thầy thuốc nam chữa rắn cắn thành thần nên dân Chi Ngãi không ai “hốt” với những chú rắn độc cả.
Trong khi những con rắn hổ mang phì, hổ trâu dài vài mét, nặng đến nửa yến khiến không ít người hoảng hốt, giật mình kinh sợ, thì tại mảnh đất Chi Ngãi, Cộng Hòa, Hải Dương những chú rắn như thế lại là "người bạn quý" của người dân đất này.
Đi đến đâu người ta cũng thấy mùi tanh tanh nồng nồng của rắn, rắn trườn ngoài sân, rắn cuộn mình sau nhà, thậm chí rắn bò “lổm ngổm” trong buồng… Tại thôn Chi Ngãi 2, có hơn 100 trên tổng số 200 hộ của làng "sống chung" với rắn độc.
Anh Nguyễn Quý Bắc, 39 tuổi, người được mệnh danh là “vua rắn” của làng cho biết: “Một con rắn từ lúc ấp nở đến khi xuất chuồng mất khoảng 2 năm “chăm bẵm”. Con nhỏ nặng khoảng 2 kg, con to lên tới 4, 5 kg, giá bán trung bình 600 – 700.000 đ tùy từng thời điểm trong năm. So với nuôi lợn, gà thì thu nhập có khá hơn”.
|
Chuồng rắn hổ trâu được xây thành từng chuồng lớn. Mỗi chuồng chứa khoảng 20 con. |
Tuy nhiên, anh Bắc cũng cho hay, chi phí để nuôi rắn không hề nhỏ. Mỗi con rắn xuất chuồng trung bình “ngốn” khoảng hơn 1 triệu đồng. Chưa kể việc rắn là loài động vật “khó chiều”, nếu không chăm sóc cẩn thận rất dễ mắc những căn bệnh như: phổi, tim… Nếu không phát hiện kịp thời để tách riêng “rắn bệnh” có thể dẫn tới chết hàng loạt. Nhiều nhà nuôi rắn cũng phá sản như chơi.
Với hơn 4000 con rắn hổ trâu, phì đen to nhỏ, anh Bắc tự hào khoe: “Tôi đã nuôi rắn ngót 16 năm nhưng chưa một lần thất bại”. Tuy nhiên, để làm được điều này, anh Bắc cho biết không hề đơn giản chút nào. Người nuôi rắn ngoài hiểu biết kỹ thuật, đọc sách vở hướng dẫn cách nuôi rắn, còn phải có kinh nghiệm và “bí quyết” riêng.
|
Trứng rắn ấp vùi trong cát, khoảng 2 tháng sẽ nở ra những chú rắn con. |
Riêng việc “chăm rắn” anh Bắc ví von còn hơn chăm con mọn. Tuyệt đối khi chăm rắn phải không được tỏ ra bực dọc hay nóng vội, bởi “rắn là loài thích được nâng niu, vỗ về và hay nhõng nhẽo”. Người nuôi rắn cũng phải nắm được lịch ăn, lịch chơi của từng loại để phát hiện rắn ốm. Tuy những chú hổ trâu khá phàm ăn, nhưng không phải cứ “nhồi” cho chúng ăn nhiều là tốt. Thường thì 3 - 4 ngày cho rắn ăn một bữa là hợp lý, nếu ép chúng ăn chúng sẽ bị… nôn, khi ấy “lợi bất cập hại”.
Anh Bắc cũng chia sẻ, cái câu: “Sinh nghề tử nghiệp” rất phù hợp để nói về nghề nuôi rắn. Xòe bàn tay nham nhở những vết xước, rách thủng lỗ chỗ, anh Bắc cho hay đó là những vết thương do nanh rắn để lại. Anh Bắc kể: “Thường thì chúng hiền khô nhưng chẳng may mạnh tay hoặc làm chúng cáu giận là “ăn độp” luôn. Người nuôi rắn ở làng này 10 người thì hơn 9 người bị rắn cắn, sứt sẹo như thế. Có người bị tháo đốt ngón tay, có người tử mạng nhưng người ta vẫn “lao” vào nuôi rắn. Có thể là vì lợi, có người là do say nghề”.
Tuy nhiên, anh Bắc cho hay, những trường hợp chết do rắn cắn ở làng này không nhiều, thường thì nhà nào cũng “thủ” sẵn vài hộp thuốc phòng mua từ Trung Quốc, nếu bị rắn cắn uống thuốc ngay thì không sao. Ngoài ra, trong làng cũng có nhiều thầy thuốc nam chữa rắn cắn thành thần nên dân Chi Ngãi không ai “hốt” với những chú rắn độc cả.
|
|
Chuồng rắn phì được xây thành các ô nhỏ, mỗi chuồng là 1 chú rắn trưởng thành, bên trên dùng nắp đậy bằng xi măng có lỗ thoáng hoặc lưới sắt. |
|
|
Thức ăn chủ yếu của rắn là cóc. Dân làng Chi Ngãi 2 mua cóc buôn cóc với giá 30.000 đ/kg. Một hộ nuôi 2000 rắn mỗi tháng sẽ chi khoảng 70 – 90 triệu tiền cóc. |
|
|
Hổ trâu sinh sản 1 năm 2 lứa, hổ phì 1 lứa, mỗi lứa 15-20 trứng. |
|
|
Rắn xuất chuồng sẽ được bán buôn cho các lái để xuất đi Trung Quốc và nhiều nhà hàng đặc sản ở Việt Nam. |