(VFO.VN) Năm 2019 đánh dấu sự hợp tác của ca sĩ Trọng Hiếu và chương trình thu gom rác thải điện tử Việt Nam Tái Chế (VNTC) khi anh chính thức trở thành Đại sứ môi trường của chương trình.
Theo đó, anh là ca sĩ chính trình bày ca khúc chủ đề và xuất hiện trong Video ca nhạc (MV) môi trường mới nhất của VNTC. Tuy việc sử dụng âm nhạc để gửi gắm thông điệp xanh không mới, nhưng MV “Việt Nam Tái Chế” mang lại ấn tượng “xanh ngất chất lừ” nhờ màn trình diễn flashmob hiện đại cùng chất giọng khỏe khoắn của Trọng Hiếu. Vốn là nghệ sĩ luôn ủng hộ các hoạt động môi trường, Trọng Hiếu cùng các tình nguyện viên của VNTC đã truyền tải những thông điệp ý nghĩa như: “Hãy chung tay cho màu xanh của Trái Đất này”, “Tái sinh những nguyên liệu cũ trở nên có ích”, v.v… thông qua những vũ điệu sôi động và khỏe khoắn. Ngoài ra, MV còn có sự tham gia diễn xuất của cộng đồng yêu môi trường, từ các em học sinh cho đến những cô bác cao tuổi, trong các phân cảnh thu gom rác thải điện tử.
Thông qua sự kiện ra mắt sản phẩm âm nhạc này, Việt Nam Tái Chế càng khẳng định vai trò đồng hành cùng người dân Việt Nam để xử lý rác thải điện tử đúng cách, khi mà loại rác thải này đang là một mối đe dọa đáng kể tại Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn.
Cùng với sự ra mắt của MV, Việt Nam Tái Chế cũng chính thức công bố việc ca sĩ Trọng Hiếu trở thành Đại sứ môi trường của chương trình trong năm 2019. Anh sẽ đồng hành cùng VNTC đưa ra các thông điệp xanh nhằm lan tỏa mạng mẽ hơn trong thế hệ trẻ – những người đang đóng vai trò quyết định đến chất lượng môi trường sống tương lai. Bên cạnh đó, VNTC sẽ đẩy mạnh quảng bá dự án mới này trên trang fanpage Facebook.com/Vietnamtaiche kênh Youtube của Việt Nam Tái Chế và Ca sĩ Trọng Hiếu.
Việt Nam Tái Chế là chương trình thu hồi và tái chế miễn phí các sản phẩm điện tử bị lỗi hoặc đã qua sử dụng nhằm mục đích đảm bảo quy trình tái chế rác thải điện tử an toàn và thân thiện với môi trường. Năm 2018, tổng khối lượng chất thải điện tử mà Việt Nam Tái Chế đã thu gom đạt hơn 10 tấn, tăng nhẹ so với năm 2017. Mặc dù chưa đạt được mức tăng cao, nhưng con số này vẫn cho thấy ý thức của người dân Việt Nam về tác hại của rác thải điện tử cũng đang tăng dần.
Nguồn: TCBC
Theo đó, anh là ca sĩ chính trình bày ca khúc chủ đề và xuất hiện trong Video ca nhạc (MV) môi trường mới nhất của VNTC. Tuy việc sử dụng âm nhạc để gửi gắm thông điệp xanh không mới, nhưng MV “Việt Nam Tái Chế” mang lại ấn tượng “xanh ngất chất lừ” nhờ màn trình diễn flashmob hiện đại cùng chất giọng khỏe khoắn của Trọng Hiếu. Vốn là nghệ sĩ luôn ủng hộ các hoạt động môi trường, Trọng Hiếu cùng các tình nguyện viên của VNTC đã truyền tải những thông điệp ý nghĩa như: “Hãy chung tay cho màu xanh của Trái Đất này”, “Tái sinh những nguyên liệu cũ trở nên có ích”, v.v… thông qua những vũ điệu sôi động và khỏe khoắn. Ngoài ra, MV còn có sự tham gia diễn xuất của cộng đồng yêu môi trường, từ các em học sinh cho đến những cô bác cao tuổi, trong các phân cảnh thu gom rác thải điện tử.
Thông qua sự kiện ra mắt sản phẩm âm nhạc này, Việt Nam Tái Chế càng khẳng định vai trò đồng hành cùng người dân Việt Nam để xử lý rác thải điện tử đúng cách, khi mà loại rác thải này đang là một mối đe dọa đáng kể tại Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn.
Cùng với sự ra mắt của MV, Việt Nam Tái Chế cũng chính thức công bố việc ca sĩ Trọng Hiếu trở thành Đại sứ môi trường của chương trình trong năm 2019. Anh sẽ đồng hành cùng VNTC đưa ra các thông điệp xanh nhằm lan tỏa mạng mẽ hơn trong thế hệ trẻ – những người đang đóng vai trò quyết định đến chất lượng môi trường sống tương lai. Bên cạnh đó, VNTC sẽ đẩy mạnh quảng bá dự án mới này trên trang fanpage Facebook.com/Vietnamtaiche kênh Youtube của Việt Nam Tái Chế và Ca sĩ Trọng Hiếu.
Việt Nam Tái Chế là chương trình thu hồi và tái chế miễn phí các sản phẩm điện tử bị lỗi hoặc đã qua sử dụng nhằm mục đích đảm bảo quy trình tái chế rác thải điện tử an toàn và thân thiện với môi trường. Năm 2018, tổng khối lượng chất thải điện tử mà Việt Nam Tái Chế đã thu gom đạt hơn 10 tấn, tăng nhẹ so với năm 2017. Mặc dù chưa đạt được mức tăng cao, nhưng con số này vẫn cho thấy ý thức của người dân Việt Nam về tác hại của rác thải điện tử cũng đang tăng dần.
Nguồn: TCBC