Có rất nhiều bạn trẻ luôn thắc mắc: “Cá tính là gì?” và tự đặt cho mình những chuẩn mực về phong cách, nhằm chứng tỏ bản thân với mọi người xung quanh. Vậy định nghĩa nào là chuẩn cho một con người có cá tính?
Bạn là một tín đồ của màu hồng? Bạn yêu punk? Là fan cuồng nhiệt của phim Hàn Quốc? Thích “đắm chìm” với những thứ nhạc bị bạn bè chê là “sến”? Hay đơn giản là có một đam mê mà chỉ bạn mới hiểu?
Chẳng ai cấm bạn không được yêu thích những điều đó! Và tất nhiên, câu trả lời dành cho cá tính là “Không có định nghĩa nào cả!”. Có nhiều 9X ngày nay nghĩ như vậy, họ đi tìm cá tính theo cách riêng của mình, không theo bất kì một chuẩn mực nào.
Xuất phát từ con người thực của bạn
Chính vì vậy mà bạn đừng bắt cá tính của mình phải tuân theo bất kì một quy định nào của người khác! Cá tính là tính cách của bản thân bạn, và chính nó tạo nên những đặc trưng của mỗi con người.
Cá tính trong cuộc sống, với Minh Quân (19 tuổi) là “Được sống với những gì thực với bản thân mình”. Quân thích rock, nhưng không có nghĩa là cậu phải để tóc dài, ăn vận toàn đồ đen, xăm trổ đầy mình… Cậu cũng không tức giận, hay chửi bới, đánh đấm những người chê thần tượng của mình. Cậu sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết, thông tin, những album, điã nhạc rock của mình với bạn bè có cùng sở thích. Với Quân, thể hiện cá tính xuất phát từ con người của chính mình, chứ không phải cứ thét lên “Tôi là tín đồ của rock, tôi sẽ chết ngay nếu 1 ngày không được nghe rock hay tôi ghét đứa nào chửi thần tượng nhạc rock của tôi” thì mới có cá tính rock.
Đã không còn chuẩn mực, giới hạn nào được gọi cho “đẹp” và “xấu”, “bình thường” và “dị hợm”, “hay ho” và “quái đản”… Nhiều 9X có đủ tự tin để khẳng định tính cách của bản thân mình, dám thể hiện, chứ không rụt rè hay e ngại như những thế hệ trước.
K. Anh là một cô bạn 18 tuổi, có sở thích sưu tập tất cả những đồ dùng liên quan đến màu hồng. K.A sở hữu từ chiếc xe đạp màu hồng, quần áo hồng…cho đến những đồ dùng học tập, phụ kiện đầu tóc cũng toàn một màu hồng, nhiều tới mức người ta có thể liên tưởng đến một teen “cứu rỗi thế giới bằng cả màu hồng”.
bạn có đang "cứu rỗi thế giới bằng màu hồng"?
Nhìn một cô nàng “hồng từ đầu đến chân”, tất nhiên là có người sẽ phản đối, cho rằng cô bạn này chỉ thích chơi nổi, chơi trội. Có lần post ảnh lên forum trường để làm quen, ai ngờ K.A bị học sinh trong trường, và cả những học sinh từ trường khác kéo vào forum công kích, bình phẩm những điều không hay về sở thích “màu hồng” của bạn.
Khẳng định đó là cá tính của mình, K.A tâm sự: “Nhiều người khuyên mình đừng vì sở thích bản thân mà để người khác thấy khó chịu rồi nói này nói nọ, nhưng mình chỉ nghĩ, mình sống cho chính mình, sống cho những người mình yêu thương. Vậy thì tại sao mình lại phải từ bỏ sở thích làm nên con người mình?”
Cá tính trong ăn mặc, đơn giản với giới trẻ, đó là “những gì tôi cảm thấy phù hợp với tôi, tôi thích và tôi mặc!”.
Hành trình tìm kiếm cái “Tôi”
Cá tính, hiểu đơn giản, nghĩa là tính cách cá nhân. Mà đã là tính cách, thì không thể ai cũng giống ai được. Cá tính chỉ được coi là đích thực khi đó là tính cách của chính bản thân bạn, là một nét đặc trưng của con người bạn. Tất cả những gì gọi là “nhái bén”, sao chép, trào lưu…đều chỉ là những cá tính ngắn ngày.
Có lẽ mọi người còn nhớ cách đây không lâu, câu nói “I am me” (Tôi là chính mình) được nhiều bạn áp dụng rộng rãi, nhan nhản khắp nơi; trong khi có đến 80% im thin thít khi bị hỏi vặn lại: “Tôi là chính tôi nghĩa là sao?”.
Đã có những lúc, nhiều bạn trẻ lầm tưởng những bức ảnh tự sướng, vẻ mặt biểu lộ y hệt nhau, rồi những các viết “chữ cái phang chữ số” loạn mắt trong blog, là cách thể hiện cái “Tôi” cá tính, để rồi, khi những trào lưu ấy qua đi, chỉ số cá tính của các bạn í vẫn trở lại con số 0 tròn trĩnh. Và có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao phải nói thích với những thứ mình không thích, nói yêu những thứ mình không yêu?
Hành trình tìm đến cái “tôi” của mỗi cá nhân, chỉ có chính bạn mới khám phá được.
Như vậy có được coi là cá tính?
Ranh giới mỏng manh giữa cá tính và sự phản cảm
Những trào lưu thời trang trong những năm gần đây “tấn công” tới giới trẻ Việt, mang đến một cái nhìn hoàn toàn khác về cách ăn mặc cho giới trẻ. Một cậu con trai ăn mặc như con gái, và một cô gái ăn mặc như con trai – đó không còn là chuyện lạ. Những bộ quần áo với cách phối màu rực rỡ, 7 sắc cầu vồng…là chuyện thường ngày với các bạn trẻ. Nhiều khi cách ăn mặc này lại mang đến những “cá tính theo trào lưu”, hơn là cá tính đích thực.
Những câu chuyện về “kinh hồn xì tin” ở Diamond, những xì tin không phân biệt nổi là con trai hay con gái…xét cho cùng cũng chỉ là cách nhìn của mỗi người. Rất nhiều các bài báo, những chủ đề trên forum bàn tán về sự phản cảm của những bộ quần áo, đầu tóc “khác người” của trào lưu này. Nhưng với những teen tham gia trong đó, những người dám thể hiện những mode này, thì lại cho đó là cách thể hiện bản thân, là cá tính của mình. Vụ “múa khỏa thân” rầm rĩ suốt thời gian vừa rồi, dư luận về nó rất nhiều chiều, và không hiểu sao, một số bạn vẫn gọi đó là “cá tính” và “sáng tạo”.
Cá tính như vậy cũng có phần đáng sợ nhỉ?
Có thể với tính cách này, bạn cho đó là cá tính, nhưng người khác lại không thể chấp nhận nổi. Vì vậy mới nói, giữa những cái được coi là “bình thường” và “dị hợm”, “hay ho” và “quái đản”, “cá tính” và “phản cảm”, chỉ là những ranh giới rất mỏng manh.
Bạn là một tín đồ của màu hồng? Bạn yêu punk? Là fan cuồng nhiệt của phim Hàn Quốc? Thích “đắm chìm” với những thứ nhạc bị bạn bè chê là “sến”? Hay đơn giản là có một đam mê mà chỉ bạn mới hiểu?
Chẳng ai cấm bạn không được yêu thích những điều đó! Và tất nhiên, câu trả lời dành cho cá tính là “Không có định nghĩa nào cả!”. Có nhiều 9X ngày nay nghĩ như vậy, họ đi tìm cá tính theo cách riêng của mình, không theo bất kì một chuẩn mực nào.
Xuất phát từ con người thực của bạn
Chính vì vậy mà bạn đừng bắt cá tính của mình phải tuân theo bất kì một quy định nào của người khác! Cá tính là tính cách của bản thân bạn, và chính nó tạo nên những đặc trưng của mỗi con người.
Cá tính trong cuộc sống, với Minh Quân (19 tuổi) là “Được sống với những gì thực với bản thân mình”. Quân thích rock, nhưng không có nghĩa là cậu phải để tóc dài, ăn vận toàn đồ đen, xăm trổ đầy mình… Cậu cũng không tức giận, hay chửi bới, đánh đấm những người chê thần tượng của mình. Cậu sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết, thông tin, những album, điã nhạc rock của mình với bạn bè có cùng sở thích. Với Quân, thể hiện cá tính xuất phát từ con người của chính mình, chứ không phải cứ thét lên “Tôi là tín đồ của rock, tôi sẽ chết ngay nếu 1 ngày không được nghe rock hay tôi ghét đứa nào chửi thần tượng nhạc rock của tôi” thì mới có cá tính rock.
Đã không còn chuẩn mực, giới hạn nào được gọi cho “đẹp” và “xấu”, “bình thường” và “dị hợm”, “hay ho” và “quái đản”… Nhiều 9X có đủ tự tin để khẳng định tính cách của bản thân mình, dám thể hiện, chứ không rụt rè hay e ngại như những thế hệ trước.
K. Anh là một cô bạn 18 tuổi, có sở thích sưu tập tất cả những đồ dùng liên quan đến màu hồng. K.A sở hữu từ chiếc xe đạp màu hồng, quần áo hồng…cho đến những đồ dùng học tập, phụ kiện đầu tóc cũng toàn một màu hồng, nhiều tới mức người ta có thể liên tưởng đến một teen “cứu rỗi thế giới bằng cả màu hồng”.
Nhìn một cô nàng “hồng từ đầu đến chân”, tất nhiên là có người sẽ phản đối, cho rằng cô bạn này chỉ thích chơi nổi, chơi trội. Có lần post ảnh lên forum trường để làm quen, ai ngờ K.A bị học sinh trong trường, và cả những học sinh từ trường khác kéo vào forum công kích, bình phẩm những điều không hay về sở thích “màu hồng” của bạn.
Khẳng định đó là cá tính của mình, K.A tâm sự: “Nhiều người khuyên mình đừng vì sở thích bản thân mà để người khác thấy khó chịu rồi nói này nói nọ, nhưng mình chỉ nghĩ, mình sống cho chính mình, sống cho những người mình yêu thương. Vậy thì tại sao mình lại phải từ bỏ sở thích làm nên con người mình?”
Cá tính trong ăn mặc, đơn giản với giới trẻ, đó là “những gì tôi cảm thấy phù hợp với tôi, tôi thích và tôi mặc!”.
Hành trình tìm kiếm cái “Tôi”
Cá tính, hiểu đơn giản, nghĩa là tính cách cá nhân. Mà đã là tính cách, thì không thể ai cũng giống ai được. Cá tính chỉ được coi là đích thực khi đó là tính cách của chính bản thân bạn, là một nét đặc trưng của con người bạn. Tất cả những gì gọi là “nhái bén”, sao chép, trào lưu…đều chỉ là những cá tính ngắn ngày.
Có lẽ mọi người còn nhớ cách đây không lâu, câu nói “I am me” (Tôi là chính mình) được nhiều bạn áp dụng rộng rãi, nhan nhản khắp nơi; trong khi có đến 80% im thin thít khi bị hỏi vặn lại: “Tôi là chính tôi nghĩa là sao?”.
Đã có những lúc, nhiều bạn trẻ lầm tưởng những bức ảnh tự sướng, vẻ mặt biểu lộ y hệt nhau, rồi những các viết “chữ cái phang chữ số” loạn mắt trong blog, là cách thể hiện cái “Tôi” cá tính, để rồi, khi những trào lưu ấy qua đi, chỉ số cá tính của các bạn í vẫn trở lại con số 0 tròn trĩnh. Và có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao phải nói thích với những thứ mình không thích, nói yêu những thứ mình không yêu?
Hành trình tìm đến cái “tôi” của mỗi cá nhân, chỉ có chính bạn mới khám phá được.
Ranh giới mỏng manh giữa cá tính và sự phản cảm
Những trào lưu thời trang trong những năm gần đây “tấn công” tới giới trẻ Việt, mang đến một cái nhìn hoàn toàn khác về cách ăn mặc cho giới trẻ. Một cậu con trai ăn mặc như con gái, và một cô gái ăn mặc như con trai – đó không còn là chuyện lạ. Những bộ quần áo với cách phối màu rực rỡ, 7 sắc cầu vồng…là chuyện thường ngày với các bạn trẻ. Nhiều khi cách ăn mặc này lại mang đến những “cá tính theo trào lưu”, hơn là cá tính đích thực.
Những câu chuyện về “kinh hồn xì tin” ở Diamond, những xì tin không phân biệt nổi là con trai hay con gái…xét cho cùng cũng chỉ là cách nhìn của mỗi người. Rất nhiều các bài báo, những chủ đề trên forum bàn tán về sự phản cảm của những bộ quần áo, đầu tóc “khác người” của trào lưu này. Nhưng với những teen tham gia trong đó, những người dám thể hiện những mode này, thì lại cho đó là cách thể hiện bản thân, là cá tính của mình. Vụ “múa khỏa thân” rầm rĩ suốt thời gian vừa rồi, dư luận về nó rất nhiều chiều, và không hiểu sao, một số bạn vẫn gọi đó là “cá tính” và “sáng tạo”.
Có thể với tính cách này, bạn cho đó là cá tính, nhưng người khác lại không thể chấp nhận nổi. Vì vậy mới nói, giữa những cái được coi là “bình thường” và “dị hợm”, “hay ho” và “quái đản”, “cá tính” và “phản cảm”, chỉ là những ranh giới rất mỏng manh.
Nguồn 247