Các axit mạnh và axit yếu thường gặp

Tìm hiểu các axit mạnh và axit yếu thường gặp? Đặc điểm của axit mạnh và axit yếu như thế nào? Sự khác nhau giưa axit mạnh và axit yếu

cac-axit-manh-va-axit-yeu-thuong-gap.jpg

Axit là một trong những “vũ khí” mà các chị em đánh ghen hay dùng, và hậu quả nó để lại rất khôn lường, nguy hại

Tính chất chung của một axit thì không ai không biết. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ mạnh hay yếu của các axit mà chúng thể hiện các tính chất một cách khác nhau. Vậy các loại axit mạnhaxit yếu thường gặp đó là gì, một số tính chất điển hình của chúng như thế nào, các em cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Các axit mạnh thường thể hiện rõ ràng và đầy đủ tính chất của một axit như:
- Làm đổi màu quỳ tím sang màu đỏ
- Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học
- Tác dụng với oxit bazo
- Tác dụng với bazo
- Tác dụng với muối theo phản ứng trao đổi
Một số axit mạnh thường gặp như HCl, H2SO4, HNO3, HClO.
  • Hcl và H2SO4 thường gặp nhất thì nó khá phổ biến và thông dụng. Chúng tham gia các phản ứng vô cơ cũng như hữu cơ thường do ion H+ quyết định. Chúng thể hiện rõ nét nhất thong qua các phương trình phản ứng dạng ion như:
Zn + 2H+ -> Zn2+ + H2
Fe2O3 + H+ -> Fe3+ + H2O
Fe(OH)3 + H+ -> Fe3+ + H2O
  • Bên cạnh đó, một số phản ứng trao đổi cần có điều kiện thì phải phụ thuộc vào ion gốc axit nữa. Ví dụ:
BaCl2 + H2SO4 ->BaSO4 $ +2HCl
Ba2+ + SO42- -> BaSO4 $
  • Lúc này ion H+ chỉ đóng vài trò làm môi trường,không tham gian trong cơ chế của phản ứng.
  • Ngoài ra, còn một số axit mạnh hơn, ngoài tính chất của axit, nó còn thể hiện tính oxi hóa. Ví dụ như:
3Cu + 8H+ + 2NO3- -> Cu2+ +2NO + H2O
  • Bên cạnh các axit mạnh, các axit yếu cũng có những cách thể hiện tính chất riêng, một vài trường hợp cũng khá rắc rối.
  • Các axit yếu thường gặp là H2S, HF, H2SO3, H2CO3, H3PO4,.. Còn có các axit hữu cơ như CH3COOH, HCOOH, C2H5COOH,..
  • Đa số các axit yếu thường không làm quỳ tìm chuyển sang màu đỏ mà chỉ chuyển sang màu hồng. Các axit yếu hầu hết là các chất điện li yếu, nên khi tham gia phản ứng thì chúng không phân li hoàn toàn ra ion H+ mà tham gia toàn phân tử.
H2CO3 + NaOH -> Na2CO3 + H2O
H2S + CuSO4 -> CuS + H2SO4
  • Các axit yếu cũng rất dễ bị thủy phân trong môi trường nước bình thường, nó thể hiện qua sự tự phân hủy tạo thành các tiêu phân tử nhỏ hơn:
Na2SO3 + HCl -> NaCl + SO2 + H2O
  • Các axit yếu hữu cơ tuy không có sự tự phân hủy như vậy nhưng khả năng phân li của chúng là rất yếu.

Trên đây là một số các axit mạnh,axit yếu thường gặp, sự khác biệt cơ bản của chúng trong các phản ứng hóa học cũng như bản chất của phản ứng. Hy vọng các em có thể phân biệt được đâu là axit mạnh, đâu là axit yếu. Chúc các em thành công. Hẹn gặp lại các em ở các bài viết sau.

Xem thêm: Top những tin nhắn 20/11, sms chúc mừng ngày 20/11 hay nhất tặng thầy cô giáo
 
  • Chủ đề
    axit manh axit yeu
  • Top