M.U đã giành chức VĐ giải Ngoại hạng lần thứ 19, qua đó trở thành đội bóng giành nhiều chức VĐQG nhất xứ Sương mù.
Sự kiện đáng nhớ trong 19 lần giành chức vô địch Anh của Manchester United
Lần thứ 1 (Mùa giải 1907 - 1908): Manchester United đoạt chức Vô địch Giải bóng đá Anh (Football League Championship) lần đầu tiên với 52 điểm và kém 9 điểm, Aston Villa chỉ về đích thứ 2.
Lần thứ 2 (Mùa giải 1910 - 1911): Man United vô địch với cách biệt đúng 1 điểm so với Aston Villa.
Lần thứ 3 (Mùa giải 1951 - 1952): Với 57 điểm, M.U giành ngôi Quán quân trước sự bám đuổi quyết liệt với Tottenham.
Lần thứ 4 (Mùa giải 1955 - 1956): Blackpool dù nỗ lực cạnh tranh với M.U nhưng họ không thể thành công khi thua kém đối thủ tới 11 điểm trên BXH.
Lần thứ 5 (Mùa giải 1956 - 1957): Thêm một cuộc chạy đua giữa M.U và Tottenham. Và một lần nữa, đội bóng được dẫn dắt bởi HLV Sir Matt Busby lại là người thắng cuộc khi cán đích vị trí số 1 với 64 điểm.
Lần thứ 6 (Mùa giải 1964 - 1965): Nhờ hiệu số bàn thắng bại trội hơn Leeds, Man United đăng quang trước sự cay đắng của đối thủ bởi cả hai cùng có 61 điểm.
Lần thứ 7 (Mùa giải 1966 - 1967): Trước sức mạnh và sự đồng đều của Nottingham Forest, M.U buộc phải chắt chiu các cơ hội và điểm số. Cuối mùa giải, M.U lên ngôi vô địch với 60 điểm.
Lần thứ 8 (Mùa giải 1992 - 1993): M.U vô địch với 84 điểm, hơn đội xếp thứ hai là Aston Villa tới 10 điểm.
Lần thứ 9 (Mùa giải 1993 - 1994): M.U vô địch với 8 điểm nhiều hơn Blackburn Rovers. Lúc này, giải Ngoại Hạng Anh vẫn còn thi đấu tới 42 vòng.
Lần thứ 10 (Mùa giải 1995 - 1996): Nhiều hơn Newcastle tới 4 điểm, M.U chính thức đăng quang trước 1 vòng đấu.
Lần thứ 11 (Mùa giải 1996 - 1997): Dù bị Newcastle United bỏ xa trong phần lớn thời gian của mùa bóng nhưng với sự quyết tâm cộng thêm đối thủ tự sa sút, M.U đã vươn lên giành chức quán quân với 7 điểm nhiều hơn đội bóng vùng Đông Bắc.
Lần thứ 12 (Mùa giải 1998 - 1999): Chương mới được mở ra trong lịch sử của Quỷ đỏ khi họ giành cú ăn ba lịch với chức vô địch FA, Champions League và giải Ngoại Hạng.
Ở giải Ngoại Hạng, M.U lên ngôi vô địch ở vòng đấu cuối cùng khi đánh bại Tottenham 2-1 trên sân White Hart Lane. Hơn Arsenal đúng 1 điểm, Quỷ đỏ vô địch trước sự uất hận của dàn Pháo thủ.
Lần thứ 13 (Mùa giải 1999 - 2000): Đây là mùa giải mà Quỷ đỏ vượt trội so với phần còn lại của giải Ngoại Hạng. Họ giành 91 điểm hơn Arsenal tới 18 điểm.
Lần thứ 14 (Mùa giải 2000 - 2001): Một mùa giải thành công của M.U ở giải Ngoại Hạng khi họ bỏ xa Arsenal tới 10 điểm trên BXH. Là câu lạc bộ có nhiều cái nhất: đội bị thủng lưới ít nhất (31 bàn) và là đội ghi được nhiều bàn thắng nhất (79 bàn).
Lần thứ 15 (Mùa giải 2002 - 2003): Hơn Arsenal 5 điểm, Man United sớm cán đích vị trí số 1 ngay sau vòng 35. Đó là thời điểm thăng hoa của bầy Quỷ đỏ khi họ có tới 7 trận bất bại liên tiếp (hòa 1 và thắng 6).
Tiền đạo người Hà Lan, Ruud van Nistelrooy là người về đích đầu tiên ở cuộc đua "Vua phá lưới" với 25 bàn thắng.
Lần thứ 16 (Mùa giải 2006 - 2007): Hòa 0-0 trước Chelsea, M.U chính thức đăng quang ngôi vô địch. Khi kết thúc mùa giải, thầy trò Sir Alex hơn The Blues tới 6 điểm trên BXH. Drogba là người giành danh hiệu "Vua phá lưới" với 20 bàn thắng.
Lần thứ 17 (Mùa giải 2007 - 2008): Sau khi đánh bại Wigan với tỉ số 2-0, Man United chính thức vô địch Anh sớm trước 1 vòng đấu. Ở mùa bóng này, C.Ronaldo đã bùng nổ với 31 bàn thắng. Siêu sao người Bồ Đào Nha không chỉ có được danh hiệu "Vua phá lưới" mà còn giành được cả "Chiếc giày vàng châu Âu", "Cầu thủ xuất sắc nhất do PFA" bầu chọn...
Lần thứ 18 (Mùa giải 2008 - 2009): Trận hòa 0-0 trước Arsenal ngay trên sân nhà Old Trafford đã giúp M.U vô địch sớm trước 3 vòng đấu và cân bằng 18 lần vô địch Anh mà Liverpool đang nắm giữ. Ở
Lần thứ 19 (Mùa giải 2010 - 2011): Trận hòa 1-1 trên sân của Blackburn Rovers vẫn đủ điều kiện để MU đăng quang sớm.
Quả sút penalty thành bàn của Rooney, mang lại chiếc cúp vô địch lần thứ 19 cho MU
Sự kiện đáng nhớ trong 19 lần giành chức vô địch Anh của Manchester United
Lần thứ 1 (Mùa giải 1907 - 1908): Manchester United đoạt chức Vô địch Giải bóng đá Anh (Football League Championship) lần đầu tiên với 52 điểm và kém 9 điểm, Aston Villa chỉ về đích thứ 2.




Lần thứ 5 (Mùa giải 1956 - 1957): Thêm một cuộc chạy đua giữa M.U và Tottenham. Và một lần nữa, đội bóng được dẫn dắt bởi HLV Sir Matt Busby lại là người thắng cuộc khi cán đích vị trí số 1 với 64 điểm.

Lần thứ 6 (Mùa giải 1964 - 1965): Nhờ hiệu số bàn thắng bại trội hơn Leeds, Man United đăng quang trước sự cay đắng của đối thủ bởi cả hai cùng có 61 điểm.




Lần thứ 10 (Mùa giải 1995 - 1996): Nhiều hơn Newcastle tới 4 điểm, M.U chính thức đăng quang trước 1 vòng đấu.

Lần thứ 11 (Mùa giải 1996 - 1997): Dù bị Newcastle United bỏ xa trong phần lớn thời gian của mùa bóng nhưng với sự quyết tâm cộng thêm đối thủ tự sa sút, M.U đã vươn lên giành chức quán quân với 7 điểm nhiều hơn đội bóng vùng Đông Bắc.

Lần thứ 12 (Mùa giải 1998 - 1999): Chương mới được mở ra trong lịch sử của Quỷ đỏ khi họ giành cú ăn ba lịch với chức vô địch FA, Champions League và giải Ngoại Hạng.
Ở giải Ngoại Hạng, M.U lên ngôi vô địch ở vòng đấu cuối cùng khi đánh bại Tottenham 2-1 trên sân White Hart Lane. Hơn Arsenal đúng 1 điểm, Quỷ đỏ vô địch trước sự uất hận của dàn Pháo thủ.

Lần thứ 13 (Mùa giải 1999 - 2000): Đây là mùa giải mà Quỷ đỏ vượt trội so với phần còn lại của giải Ngoại Hạng. Họ giành 91 điểm hơn Arsenal tới 18 điểm.



Tiền đạo người Hà Lan, Ruud van Nistelrooy là người về đích đầu tiên ở cuộc đua "Vua phá lưới" với 25 bàn thắng.



Lần thứ 19 (Mùa giải 2010 - 2011): Trận hòa 1-1 trên sân của Blackburn Rovers vẫn đủ điều kiện để MU đăng quang sớm.

Quả sút penalty thành bàn của Rooney, mang lại chiếc cúp vô địch lần thứ 19 cho MU
- Chủ đề
- anh của manchester united www