Các 'ông lớn' của Mỹ đã 'chết' như thế nào?



Vụ phá sản mới đây của "người khổng lồ" MF Global đã làm rung chuyển thị trường tài chính Mỹ. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là vụ phá sản lớn thứ 7 về giá trị tài sản trong lịch sử nước này.



Trước đó, nước Mỹ đã không ít lần chứng kiến những "cái chết" dữ dội hơn của các công ty lớn. Tuy diễn ra ở các thời điểm khác nhau, với những lý do khác nhau nhưng đây đều là những vụ phá sản cuốn theo số tiền hàng chục tỷ USD.

Dưới đây là các vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ (theo giá trị tài sản tăng dần).

MF Global
Do đặt cược quá nhiều vào các khoản nợ xấu tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, nơi đang chật vật đối phó cuộc khủng hoảng nợ công, MF Global, công ty môi giới kinh doanh hàng hóa và các hợp đồng phái sinh, phải nộp đơn xin phá sản với tổng số nợ lên tới 39,7 tỷ USD, gần bằng mức tổng tài sản 41 tỷ USD của công ty.
Người đứng đầu MF Global, John Corzine từng điều hành Goldman Sachs và là cựu Thống đốc bang New Jersey này đã cố gắng biến MF Global thành một "Goldman nhỏ" bằng cách thực hiện các thương vụ đầu tư mạo hiểm.
Cụ thể, theo hãng tin AP, tính đến cuối tuần trước, MF Global Holdings Ltd. nắm số trái phiếu trị giá 6,29 tỷ USD do một số nước châu Âu đang gặp khó khăn tài chính như Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ… phát hành.
Số trái phiếu này có lãi suất cao hơn so với trái phiếu của Mỹ vì các nước phát hành có nguy cơ vỡ nợ cao hơn Mỹ. Dù vậy, MF Global rốt cuộc đã phải trả giá cho việc đặt cược vào số trái phiếu này trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu vẫn chưa có hồi kết.
kt_4.11_pha1.jpg
MF Global thông báo khoản lỗ kỷ lục trong quý III/2011 và các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đã giảm mức tín nhiệm nợ của công ty này. Những diễn biến này khiến cổ phiếu công ty giảm đến 66%. Khi đó, các nhà chức trách và các đối tác kinh doanh yêu cầu MF Global huy động thêm tiền mặt để bảo đảm các giao dịch.
Do thiếu tiền mặt, công ty này đã tìm kiếm các nhà đầu tư hoặc đối tác mua lại mình nhưng không đạt kết quả trước thời hạn chót 31/10 mà các nhà chức trách đặt ra. Cổ phiếu của MF Global đã bị ngưng giao dịch trên thị trường chứng khoán trong ngày này.
Với vụ sụp đổ này, MF Global trở thành nạn nhân lớn đầu tiên ở Mỹ phá sản do khủng hoảng nợ công châu Âu và là vụ phá sản lớn thứ 7 về giá trị tài sản trong lịch sử nước Mỹ.
MF Global là một trong số 22 công ty tài chính được coi là an toàn, đủ để thay mặt FED phát hành các khoản nợ của Chính phủ Mỹ.
Conseco
Tập đoàn bào hiểm Conseco nộp đơn xin phá sản ngày 17/12/2002, với tổng tị giá tài sản 61 tỷ USD và khoản nợ lên tới 6,5 tỷ USD.
“Bi kịch” của Conseco Inc. bắt đầu từ thỏa thuận mua lại công ty Green Tree Financial chuyên cho vay mua nhà lưu động vào năm 1998 với giá 6,44 tỷ USD.
kt_4.11_pha2.jpg
Thương vụ này khiến Conseco đối mặt với một núi khoản cho vay khó đòi – chủ yếu là để mua nhà lưu động và nhà tiền chế. Thêm vào đó, sự trì trệ của[COLOR=#006400 !important]kinh tế[/COLOR] Mỹ khiến tình hình của Conseco càng trở nên u ám.
Giá cổ phiếu của công ty này ngay sau khi tuyên bố phá sản từ 58 USD xuống dưới 1 USD.
Tuy nhiên, đến năm 2003, Conseco hồi sinh. Sau khi tái cơ cấu, Conseco thành công trong việc giảm số nợ xuống còn 1,4 tỷ USD và dần phục hồi nhờ việc bán các món tài sản. Hiện nay, Conseco hoạt động kinh doanh nhờ bán bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe cho hơn 4 triệu khách hàng.
Enron
Các vụ bê bối là thủ phạm nhấn chìm công ty năng lượng, điện năng và khí gas tự nhiên lớn nhất nước Mỹ Enron vào 2/12/2001. Khi nộp đơn xin phá sản, Enron có tổng giá trị tài sản 66 tỷ USD và đang “ôm” khoản nợ lên tới 31,8 tỷ USD.
Enron phá sản cũng làm liên lụy tới công ty kế toán Arthur Andersen, khiến hãng này phải đóng cửa sau đó.
kt_4.11_pha3.jpg
Vào thời điểm đó, vụ phá sản của Enron khiến thị trường tài chính thế giới bấp bênh, tạo ra một scandal không chỉ trong kinh tế mà còn trong chính trị bởi các mối liên hệ lắt léo trong chính trường, liên quan trực tiếp đến nhiều gương mặt lãnh đạo cao cấp.
4 năm sau, hai cựu lãnh đạo của Enron là Chủ tịch Kenneth Lay và Giám đốc điều hành Jeffrey Skilling bị kết tội lừa đảo và cố tình giấu nhẹm nợ nần của công ty. Tuy nhiên, bản án của Kenneth Lay không được thi hành do ông này qua đời vì bệnh tim.
General Motors
Thành lập từ buổi bình minh của ngành công nghiệp xe hơi thế giới và suốt nhiều năm liền giữ vị trí nhà sản xuất hàng đầu, General có một sự nghiệp lẫy lừng cho đến ngày 1/6/2009. Đây là vụ phá sản lớn thứ 4 của Mỹ và lớn nhất trong ngành công nghiệp nước này, với trị giá 91 tỷ USD.
Kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái sâu, nhưng đây không phải là nguyên nhân chính khiến GM sụp đổ, mà nó chỉ đẩy nhanh quá trình này. Vấn đề chủ yếu mà nhà sản xuất ô tô Mỹ đối mặt đó là sản phẩm tạo ra có chi phí quá cao và độ bền không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
kt_4.11_pha4.jpg
Chi phí của hãng xe hơi Mỹ luôn cao hơn nhiều so với các hãng sản xuất ô tô nước ngoài hoạt động tại Mỹ, như Toyota và Nissan. Quá nhiều chi phí được cắt cho trợ cấp xã hội, hưu trí và chăm sóc y tế dành cho lực lượng công nhân, cả đang công tác lẫn nghỉ hưu.
Trong khi đó, người tiêu dùng ngày càng xa lánh các sản phẩm của GM. Từ lâu, các nhà sản xuất ô tô châu Á đã đoán trước được nhu cầu gia tăng về các loại xe nhỏ hơn và tiết kiệm nhiên liệu. Các công ty ô tô Mỹ thì vẫn kiên trì với các loại xe thể thao cồng kềnh, cho đến khi họ bị người tiêu dùng quay lưng lại do giá xăng dầu tăng quá mạnh.
Sau khi tái cấu trúc, GM với 60% cổ phần của Chính phủ Mỹ có quy mô nhỏ hơn nhiều nhưng hoạt động khá hiệu quả.
WorldCom
Từng là hãng viễn thông đường dài lớn nhất ở Mỹ sau hãng AT&T, ngày 21/07/2001, WorldCom nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi bị phát giác có một vụ gian lận kế toán lên tới 11 tỷ USD.
Trước khi phá sản, tổng tài sản của WorldCom là 104 tỷ USD, nhưng gánh chịu khoản nợ khổng lồ 30 tỷ USD.
kt_4.11_pha5.jpg
Năm 2003, tập đoàn này đổi tên thành MCI và hoàn tất quá trình phá sản một năm sau đó. Tới năm 2005, MCI bị Verizon Communications với giá 7,6 tỷ USD, còn cựu Giám đốc điều hành Bernie Ebbers lãnh án tù 25 năm sau khi bị buộc tội gian lận chứng khoán và gian lận sổ sách.
Washington Mutual
Sau nhiều nỗ lực cải tổ bằng cách sa thải ban giám đốc hoặc tìm đối tác mua lại cổ phần nhưng không thành công, Ngân hàng Washington Mutual (WaMu) lại bị giáng một đòn chí tử khi chỉ trong 10 ngày các khách hàng đã đua nhau rút ra một khoản tiền kỷ lục lên tới 16,7 tỷ USD.
Hậu quả là, ngày 25/9/2008, Chính phủ Mỹ phải đóng cửa Washington Mutual và quyết định bán nó cho JPMorgan Chase với giá 1,9 tỷ USD. Một ngày sau quyết định của Chính phủ, Washington Mutual nộp đơn xin bảo hộ phá sản, đánh dấu vụ sụp đổ của ngân hàng lớn thứ 6 nước Mỹ, đồng thời là nhà cho vay lớn nhất.
kt_4.11_pha6.jpg
Hiện Washington Mutual đi kiện lại chính quyền Mỹ, cụ thể là Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC). Washington Mutual cho rằng, FDIC đã thiếu trách nhiệm khi ra lệnh phong tỏa tài sản và bán cho JP Morgan với giá quá “bèo”. Trong đơn đệ trình lên tòa án liên bang, Washington Mutual đòi FDIC phải bồi thường thiệt hại 13 tỷ USD.
Lehman Brothers
Định chế tài chính 158 năm tuổi phá sản ngày 15/09/2008 khi mới chỉ một năm trước còn là ngân hàng lớn thứ 4 nước Mỹ với số nhân viên lên tới hơn 26.000. Thiệt hại mà ngân hàng này phải gánh chịu là kết quả của việc biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản đầy rủi ro cung cấp cho thị trường.
Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng khiến việc phát mãi tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng.
kt_4.11_pha7.jpg
Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư, trong đó có Lehman Brothers, lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.
Giá trị vốn hóa đỉnh điểm khoảng 45 tỷ vào cuối năm 2007 của Lehman Brothers đã về số 0 chỉ sau gần 10 tháng, tạo nên một trong những vụ sụp đổ ngân hàng chóng vánh nhất

 
Top