Các thiết bị thông minh trong nhà Internet of Things tại CES năm nay

20150512-intel-oic-model-house-100629211-large.jpg


Khi các thiết bị Internet of Things ra mắt tại CES năm nay, một trong những câu hỏi lớn nhất là làm thế nào để chúng có thể kết nối với tất cả các thiết bị thông minh trong nhà khác trên màn hình? Có lẽ câu trả lời vẫn chưa thực sự rõ ràng, và chúng ta cần phải chờ đợi cho đến khi các nhà sản xuất công nghệ đưa ra ý kiến của mình.

Thực tế là vẫn còn quá sớm để nói điều gì sẽ trở thành tiêu chuẩn hoặc giao thức nào sẽ trở thành chất keo có thể gắn kết các tiện ích tuyệt vời vào cùng một hệ thống thiết bị trong ngôi nhà của bạn. Hệ thống này mới chỉ bắt đầu xuất hiện, và mặc dù cuối cùng chúng cũng có thể làm việc với nhau và với các nền tảng cũ, nhưng việc mua một trong số các thiết bị đó và chờ đợi sự kết hợp vẫn là điều khá rụt rè đối với nhiều người.

Các kết nối này có thể làm cho cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn. Bạn có bao giờ nghĩ đến một bộ cảm ứng kết nối tới cửa nhà để xe tự động mở có thể thông báo cho chủ nhà biết ai là người đến thăm? Hay là thiết lập nhiệt độ điều hòa không khí theo sở thích của từng người; đèn phòng tương thích và một hệ thống âm thanh cũng có thể là một ý tưởng tốt.

Đó chính là tầm nhìn để các nhà nghiên cứu bắt đầu công việc của mình. Quyền sở hữu các thiết bị kết nối trong nhà ở Mỹ đã tăng 50 phần trăm trong năm nay, và 43 phần trăm các hộ gia đình ở nước này sẽ mua ít nhất một thiết bị trong các năm tiếp theo, công ty nghiên cứu Parks Associates đã cho biết vào tháng trước.

Bây giờ, hầu hết mọi người chỉ để ý tới một thiết bị duy nhất, nhà phân tích Michael Wolf của NextMarket cho biết. “Họ có thể mua một thiết bị cảm ứng kết nối chỉ bởi tính năng của nó, hoặc họ sẽ mua một chiếc cửa tự động mở chỉ vì cái cửa cũ đã bị hỏng, chứ họ không mua chúng vì nghĩ rằng chúng sẽ hoạt động cùng với nhau”.

Đối với những người đang có sẵn một vài thiết bị, họ sẽ được tư vấn để mua thêm các sản phẩm kết nối khác. Nhiều nhà cung cấp đang cung ứng các đầu mối để làm cho các sản phẩm công nghệ trong nhà của họ làm việc cùng nhau, và một số khác thì mở ra các nhu cầu đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các sản phẩm khác nữa. Samsung có SmartThings, Belkin có WeMo, chuỗi bán lẻ như Lowe và Staples có các nền tảng riêng của họ, và chuyên gia về thiết bị thông minh trong nhà - Insteon có một danh sách các trung tâm và thiết bị.

Các nhà cung cấp băng thông rộng như AT & T và Comcast cũng cung cấp các sản phẩm được lựa chọn và đảm bảo chúng làm việc cùng với nhau một cách nhịp nhàng. Các hệ thống này có thể bắt đầu với vấn đề an ninh gia đình và mở rộng ra, bao gồm cả những thứ như kiểm soát ánh sáng và khí hậu.

Nhưng việc chỉ có một nhà cung cấp hoặc cung cấp các dịch vụ quyết định các sản phẩm làm việc cùng với nhau sẽ là không đủ để phát triển trong dài hạn. Một số nền tảng mới được thiết kế để cung cấp số lượng lựa chọn lớn hơn của các sản phẩm, để người tiêu dùng có thể chủ động thêm vào một cách dễ dàng.

Đây chính là nơi mà các cái tên thông dụng mới như AllJoyn, OIC, Brillo, Weave, Thread và HomeKit xuất hiện. Nhưng có hai điều cần phải ghi nhớ.

Điều đầu tiên, khi nghĩ về IoT trong gia đình, bạn cần phải cân nhắc tới các điều kiện. Hầu hết các lựa chọn người tiêu dùng sẽ phải đối mặt với hai thứ liên quan: kết nối mạng và ứng dụng. Bạn cần phải quyết định các gói mạng dây hay là không dây, và các thiết bị IoT sẽ xử lý như thế nào. Đối với hai sản phẩm để có thể làm việc cùng nhau, chúng cần phải “nói cùng một ngôn ngữ”. Nếu không, bạn sẽ cần một cái gì đó khác, như một thiết bị trung gian hoặc phần mềm có thể tương tác với cả hai.

Điều thứ hai, tương lai là không thể dự đoán trước được. Sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn giống nhau sẽ có thể làm việc tốt, và có khả năng sẽ có thêm nhiều thương hiệu mới trong năm 2016. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói một tiêu chuẩn cuối cùng nào đó sẽ cai trị tất cả. Nó cũng còn quá sớm để biết thêm về các phương pháp khác làm cho chúng tương thích với nhau.

Nhà phân tích của IDC Michael Palma nói: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đã nhìn thấy rất nhiều người đang cố gắng mở rộng bất cứ thứ gì mà họ đã đầu tư vào cho đến nay”. Một số tên tuổi lớn đang làm việc ở từng lớp ứng dụng có khả năng được giới thiệu tại CES show.

- AllJoyn: Dựa trên phần mềm được phát triển bởi Qualcomm, AllJoyn bây giờ là một framework mã nguồn mở quản lý bởi Liên minh AllSeen. Các thành viên bao gồm Microsoft, Cisco Systems, Panasonic và Sony. Nhóm này chỉ mới bắt đầu chứng nhận sản phẩm và đảm bảo rằng chúng sẽ làm việc cùng nhau, và chỉ có bốn công ty được phê duyệt cho đến nay. Các nhà sản xuất của họ đang làm việc để đưa sản phẩm của mình nâng cấp lên phiên bản mới nhất và nhận được chứng nhận, ông Philip Desautels, Giám đốc cấp cao IoT của AllSeen cho biết.

- OIC: Open Interconnect Consortium - Liên minh Liên kết Mở, bao gồm những cái tên quen thuộc Intel, Samsung, Dell và Cisco ( các nhà cung cấp có quyền tham gia đồng thời vào nhiều liên minh ). Các công ty tham gia OIC sẽ đóng góp những mã nguồn mở để các nhà phát triển có thể tạo ra những gói phần mềm phục vụ cho việc liên lạc và thông báo giữa các thiết bị trong IoT. Thông qua một dự án mã nguồn mở được gọi là IoTivity, có thể giới thiệu các plug-ins cho phép các sản phẩm OIC làm việc với các loại màn hình khác nhau, theo Giám đốc điều hành OIC, Michael Richmond.

- HomeKit: phần mềm này được phát triển bởi Apple, được thiết kế để cho phép người dùng điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà trực tiếp từ iPhone thông qua Bluetooth hoặc Wi-Fi. Nó cũng có thể được sử dụng bởi Apple TV để truy cập khi iPhone của bạn không hoạt động. Những nền tảng thông minh trong nhà khác có thể kết nối với HomeKit thông qua hệ thống như Insteon Smart Hub Pro. Ngoài ra, HomeKit cũng tích hợp cả với Siri cho phép người dùng điều khiển thiết bị bằng giọng nói.

- Brillo và Weave: hệ điều hành Project Brillo và ngôn ngữ Weave dành cho các thiết bị trong dự án Internet of Things được coi là câu trả lời của Google dành cho HomeKit. Brillo là một hệ điều hành IoT hiệu quả dựa trên Android, và Weave là trung gian tương tự giữa AllJoyn và OIC, một ngôn ngữ lập trình chung cho phép nhiều thiết bị IoT có thể giao tiếp với nhau. Weave có thể làm việc với nhiều hệ điều hành, và nó có thể sử dụng ít nhất ba giao thức mạng khác nhau: Wi-Fi, Bluetooth Low Energy và Thread.

- ZigBee: Nó đã xuất hiện được một khoảng thời gian và được xây dựng thành nhiều sản phẩm. Tiêu chuẩn ZigBee dành cho tất cả các loại thiết bị, cả thiết bị trong nhà và trong doanh nghiệp, gần đây đã được sáp nhập trong 3.0 ZigBee. ZigBee và Z-Wave là hai nhà lãnh đạo thị trường hiện nay, vì họ là những giải pháp full-stack có thể đảm bảo các thiết bị sẽ làm việc với nhau, mặc dù có yêu cầu các trung gian. Liên minh ZigBee cho rằng có thể có một cây cầu được xây dựng giữa nền tảng này và AllJoyn hoặc OIC. Nó cũng đã nói về khả năng tích hợp với Thread, trong đó sẽ hoạt động như các mạng cơ bản.

- Z-Wave: Công nghệ này được cấp phép bởi hãng sản xuất chip Sigma Designs, cũng là một trong rất nhiều sản phẩm đã sẵn sàng. Đó cũng là một full stack, nhưng liên minh Z-Wave cho biết họ đang tìm cách để tích hợp Z-Wave với các nền tảng khác như AllJoyn và OIC.

Tại CES, một số nhà cung cấp cũng sẽ nói chuyện về các giao thức mạng họ sử dụng, mặc dù người tiêu dùng ít có khả năng mua sắm trên mạng. Dưới đây là một số điểm nổi bật:

- Wi-Fi: Hệ thống không dây phổ biến sẽ vẫn ở trung tâm của hầu hết các mạng gia đình, nhưng các thiết bị chạy bằng pin nhỏ sẽ không tương thích trực tiếp với nó vì lý do kích thước và yêu cầu công suất.

- IEEE 802.11ah: Một phiên bản của Wi-Fi với mức tiêu thụ điện năng thấp hơn trong năm 2016.

- Bluetooth: Mạng cá nhân khu vực quen thuộc đã khắc phục IoT với phiên bản hiệu quả Bluetooth Smart ( hoặc Low Energy ) và dự kiến sẽ bổ sung thêm vùng và lưới khả năng trong năm 2016.

- Z-Wave: Công nghệ sử dụng sóng không dây thế hệ mới nhất cho phép các thiết bị điện trong nhà có thể giao tiếp với nhau, các thiết bị giao tiếp với người sử dụng thông qua các thiết bị điều khiển từ xa, máy tính, điện thoại thông minh.

- ZigBee: Một mạng lưới dựa vào các tiêu chuẩn IEEE 802.15.4 và được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị trong nhà năng lượng thấp.

- Thread: Một giao thức được giới thiệu vào năm 2014 và dựa trên 6LoWPAN, với các tính năng bổ sung cho bảo mật, định tuyến, thiết lập và thiết bị báo thức.

- Ule ( Ultra Low Energy ): Một phiên bản công suất thấp của công nghệ DECT mạng điện thoại không dây được giới thiệu gần đây.
Nguồn: pcworld.com​
 
  • Chủ đề
    iot thiết bị thông minh trong nhà
  • Hệ thống nhà thông minh Fibaro đúng chuẩn Châu Âu

    Nhận thi công hệ thống nhà thông minh hiện đại chuẩn châu âu
    Liên hệ: 0913 669 545


    CÔNG TY TNHH KIM SƠN TIẾN
     
    Top