1. Trái cây nhiệt đới
Hoa quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thích ứng kém nhất với nhiệt độ thấp. Nếu giữ các loại trái cây này trong tủ lạnh lâu dễ khiến phần vỏ bên ngoài xuất hiện các chấm nâu, dinh dưỡng bị hao hụt, biến chất.
Mặc dù đa số các loại dưa tươi đều có thể giữ ở nhiệt độ 0-4oC trong 1-2 ngày. Nhưng không phải loại trái cây nào cũng thích hợp với cách bảo quản này.
Chuối tiêu: nên bảo quản từ 12oC trở lên.
Cam quýt: 2-7oC.
Nho, hồng…: nếu bảo quản ở nhiệt độ thấp không chỉ làm giảm hương thơm, mà còn khiến lớp vỏ bị đổi màu.
Dâu tây, dâu ta…: tốt nhất nên ăn ngày sau khi mua, bảo quản bằng tủ lạnh không chỉ làm thay đổi hương vị, mà còn khiến trái cây dễ bị mốc.
2. Các loại rau nhiều nước
Nước trong các loại rau lá thường bốc hơi nhanh bởi vậy nên ăn ngay sau khi mua.
Các loại củ quả vỏ dày như khoai tây, cà rốt, bí ngô, bí đao, hành tây…nên bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Bảo quản cà chua ở nhiệt độ thấp, một phần hoặc cả quả sẽ xuất hiện tình trạng bị dập nát, thậm chí nổi mốc, giảm hương vị tươi ngon.
3. Các loại thực phẩm muối, khô
Bánh quy, kẹo, mật ong, dưa muối, các thực phẩm khô…không cần phải bảo quản bằng tủ lạnh.
Sô cô la để trong tủ lạnh, bên ngoài dễ biến chất, xuất hiện lớp phấn trắng, không còn hương vị ban đầu. Vì vậy nếu cho tủ lạnh phải bọc kín trong túi nilon.
4. Không để lâu thịt cá
Thịt, cá cần được bảo quản lạnh nhưng không nên để quá lâu. Nếu phát hiện thịt đông lạnh có màu vàng, chắc chắn do lớp mỡ đã bị oxy hoá, bạn nhất định phải bỏ đi.
(Theo Dân trí)