Cài đặt man hinh cho may tinh , cai dat hai man hinh Cách cài đặt chế độ 2 màn hình cho máy tính laptop khe cam card man hinh
Với hai monitor, bạn không chỉ có desktop lớn hơn, mà còn tăng được công suất sử dụng máy, bởi bạn có thể sử dụng hai chương trình cho toàn màn hình cùng một lúc (ví dụ như một file Excel trên một màn hình và một văn bản Word trên màn hình còn lại), và bạn sẽ không tốn thời gian thu nhỏ và phóng to từng cửa sổ để đọc và copy thông tin như vẫn làm với một video monitor nữa. Chắc chắn là sau khi sử dụng hai monitor, bạn sẽ khó mà trở về thói quen làm việc cũ! Trong bài báo này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra xem liệu máy tính của mình có thể chấp nhận một màn hình thứ hai mà không cần bất kỳ thiết bị phần cứng nào nữa hay không, làm cách nào để cài màn hình thứ hai vào máy tính của bạn, cũng như tất cả cấu hình Windows cần thiết.
Điều đầu tiên bạn cần kiểm tra đó là liệu máy tính của bạn có chấp nhận màn hình thứ hai hay không. Để làm được điều này, tất cả những gì bạn cần làm là quan sát phần panel phía sau máy tính, lần theo sợi dây nối màn hình với PC của bạn là bạn đã có thể tìm được đầu racủa card video.
Ngày nay tất cả các card video đều có hai đầu ra, cho phép bạn nối thẳng hai màn hình vào PC mà không cần thêm bất kỳ thiết bị phần cứng nào. Tuy nhiên, nếu chiếc máy tính của bạn chỉ có video on-board – tức là không có card video thực; mà video chỉ do bo mạch chủ tạo ra – thì có lẽ bạn chỉ có thể nối một màn hình vào PC của bạn. Loại video on-board này còn được biết đến với nhiều tên khác như video tích hợp hoặc đồ hoạ tích hợp. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, bạn sẽ cần mua một chiếc card video “thực” để cài vào PC, đảm bảo rằng bo mạch chủ vẫn còn khe cắm để cài một card video bổ sung (một số bo mạch chủ loại cấp thấp với video on-board không có khe cắm dành cho card video, vì thế máy tính của bạn không thể sử dụng hai màn hình được).
Thật là tuyệt, nhưng bạn có biết PC của bạn sử dụng cấu hình gì không? Nếu câu trả lời là không thì chúng tôi sẽ giúp bạn.
Trong hình 1 và 2 bạn có thể thấy mặt sau của hai loại card video phổ biến nhất trên thị trường. Hãy lần theo sợi dây nối màn hình với PC, bạn sẽ biết được PC của bạn dùng kết nối loại gì. Card video trong hình 1 có hai đầu nối, một vài chân và thường có màu trắng, còn loại card video trong hình 2 lại sử dụng một đầu nối DVI và một đầu nối VGA, với 15 chân và thường có màu xanh.
Hình 1: Card video với hai đầu nối DVI.
Hình 2: Card video với một đầu nối DVI và một đầu nối VGA.
Do bạn đã có sẵn một màn hình, nên cái bạn thường gặp khi nhìn vào sợi dây nối màn hình với PC chính là đầu nối DVI như trong hình 3. Đây chính là nơi bạn sẽ nối màn hình thứ 2 của mình.
Hình 3: Thường thì các PC đều có đầu nối DVI.
Còn nếu bạn không tìm thấy đầu nối VGA hoặc DVI nào trên PC của bạn, hoặc nếu nó nằm ở vị trí khác với trong hình 3, nhiều khả năng là máy tính của bạn sử dụng video on-board. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ bàn kỹ hơn về trường hợp này.
Xử lý video On-Board
Nếu máy tính của bạn dùng video on-board, bạn cần kiểm tra kỹ xem nó có đầu ra video thứ hai hay không. Phần lớn các PC dùng video tích hợp đều không hỗ trợ hai màn hình nếu bạn không cài card video “thực,” nhưng nếu may mắn, PC của bạn vẫn có đầu ra video thứ hai.
Hình 4 là một panel sau của một bo mạch chủ điển hình. Như bạn đã thấy, chỉ có một đầu nối video (đầu nối VGA), đang được sử dụng cho màn hình hiện thời. Nếu máy tính của bạn cũng có dạng như vậy, bạn sẽ không thể cài thẳng màn hình thứ hai vào được, mà sẽ phải mua một card video bổ sung.
Hình 4: Bo mạch chủ điển hình với video on-board.
Loại bo mạch chủ này (ECS GeForce6100SM-M) chỉ có một đầu ra video.
Khi đó bạn sẽ cần mua một card video và cài đặt lên máy tính của mình. Khi đã có card video “thực”, bạn sẽ có thể nối tối đa 3 màn hình với máy tính của bạn. (một màn hình trên đầu nối VGA on-board và hai màn hình còn lại trên card video mới) -- tất nhiên là bạn cần mua một card video có hai đầu ra. Cần chú ý rằng một số bo mạch chủ cấp thấp không có ổ cắm để cài card video bổ sung. Còn trên phần lớn các máy tính hiện tại, khe cắm này có tên “x16 PCI Express,” và bạn nên kiểm tra xem liệu máy tính của mình có loại khe cắm này không bằng cách nhìn vào bo mạch chủ hoặc tìm trực tiếp khe cắm này trên bo mạch chủ. Hình 5 cho chúng ta thấy cùng bo mạch chủ như hình 4 với vị trí khe cắm x16 PCI Express. Chú ý rằng màu của khe cắm này không cố định: nó có thể là màu đen, xanh, vàng, cam, đỏ…
Hình 5: Khe cắm x16 PCI Express.
Còn hình 6 cho bạn thấy panel sau của một bo mạch chủ với video on-board có hai đầu ra video. Với loại bo mạch chủ này, bạn có thể cài đặt một màn hình video thứ hai mà không cần cài thêm bất kỳ phần cứng nào khác. Do màn hình hiện tại của bạn có thể đã nối với đầu nối bo mạch chủ VGA, nên bạn cũng sẽ gặp lại trường hợp của hình 3, và tất cả những gì bạn cần làm là cài đặt màn hình mới vào đầu nối DVI sẵn có.
Hình 6: Bo mạch chủ với video on-board và hai đầu ra video (ASUS M2A-VM).
Kết nối màn hình thứ hai
Việc nối màn hình thứ hai cũng rất đơn giản, tuy vậy có một số điều bạn cần biết trước khi tiến hành.
Tất cả những bước dưới đây đều phải được tiến hành khi bạn đã tắt máy tính.
Hãy giả dụ rằng đầu nối video trên máy tính của bạn là đầu nối DVI. Trên thực tế, màn hình video có thể sử dụng đầu nối VGA, DVI hoặc cả hai. Nhưng lý tưởng nhất vẫn là đầu nối DVI.
Sau khi mua màn hình thứ hai, bạn cần xem kiểu kết nối nó sử dụng. Trong hình 7 là hai đầu nối VGA và DVI, tuy vậy bạn nên nhìn vào mặt sau của màn hình để biết được nó sử dụng kiểu kết nối nào. Một số màn hình hiện nay sử dụng cả hai đầu nối (xem hình 8). Nếu bạn đang dùng màn hình như vậy, bạn nên mua dây nối DVI chứ không nên dùng dây VGA.
Hình 7: Hai đầu nối VGA và DVI
Hình 8: Màn hình video này (Samsung SyncMaster 932BW) có cả hai đầu nối VGA và VDI. Hãy sử dụng đầu nối DVI.
Còn nếu màn hình của bạn không có đầu nối DVI, bạn cần dùng adapter (kèm với card video) để chuyển đầu nối VGA sang DVI (xem hình 9 và 10).
Hình 9: Hai adapter VGA và DVI (bạn chỉ cần 1 trong 2).
Hình 10: Dây nối VGA được chuyển thành DVI.
Giờ đây tất cả những gì bạn cần làm là nối dây màn hình với đầu nối DVI nằm trên mặt sau máy tính, như hình 11. Hãy nhớ rằng chỉ có một vị trí duy nhất mà phích cắm trên dây màn hình cắm vừa vào đầu nối trên card video. Vì thế nếu khi bạn cắm thử và thấy chúng không khớp, đừng cố ấn nó vào, hãy đơn giản quay phích cắm 180º.
Hình 11: Cài đặt màn hình thứ hai lên PC của bạn.
Sau khi cắm dây màn hình vào đầu nối card video, hãy xoay hai con ốc theo chiều kim đồng hồ như hình 12.
Hình 12: Xoay hai con ốc trên phích cắm.
Trên hình 13 là các loại dây cắm từ hai màn hình đã được cắm đúng cách.
Hình 13: Màn hình thứ hai đã được cài đặt đúng cách.
Giờ đây khi hai màn hình đã được cài đặt xong, bạn cần bật máy tính lên. Windows sẽ lập tức nhận màn hình thứ hai và mở rộng desktop.
Ngoài ra bạn cũng có thể cần một số cấu hình khác. Thậm chí ngay cả khi hai màn hình đã hoạt động tốt banh phải chú ý thực hiện những vấn đề sau:
Thiết lập Windows
Hai điều đầu tiên cần làm với Windows: đặt cấu hình video và cài đặt driver màn hình video.
Đầu tiên bạn cần kiểm tra xem driver màn hình đã được cài đặt chưa. Click chuột phải lên desktop, chọn “Properties” (hay “Personalize” trong Windows Vista) từ menu vừa xuất hiện. Sau đó trên cửa sổ vừa hiện ra, hãy chỉnh tab Settings (Display Settings nếu là Windows Vista). Trong tab này, click lên menu thả dưới ô “Display” để kiểm tra xem hai màn hình đã được cài đặt đúng cách hay chưa. Windows sẽ hiển thị tên nhà sản xuất và tên model với mỗi màn hình video bạn có (xem hình 15). Nếu điều này không xảy ra – ví dụ như Windows gọi màn hình của bạn là “Plug and Play Monitor” như hình 14 – bạn cần cài đặt driver màn hình nằm trên CD-ROM monitor. Đưa chiếc CD-ROM này vào ổ đĩa dọc và cài driver theo hướng dẫn, sau đó lặp lại chu trình trên để đảm bảo rằng màn hình đã được nhận đúng.
Hình 14: Driver màn hình chưa được cài driver.
Hình 15: Màn hình video đã cài đúng driver.
Cũng trong cửa sổ này, bạn sẽ cần chỉnh độ phân giải cho mỗi màn hình. Nếu bạn đang dùng màn hình LCD, bạn cần đặt mức độ phân giải cao nhất có thể (1440x900 cho loại màn hình chúng tôi đang sử dụng). Các màn hình LCD chỉ đem lại chất lượng tốt nhất khi hoạt động trong độ phân giải nguyên bản, thường là độ phân giải tối đa mà màn hình hỗ trợ. Còn nếu bạn đặt chúng ở cấu hình thấp hơn, bạn sẽ thấy hình ảnh hơi nhoè. Sau khi đặt độ phân giải cho màn hình, click Apply rồi chọn màn hình còn lại trong ô “Display” và lặp lại quy trình cũ.
Sau khi thiết lập độ phân giải cần thiết, bạn cần đặt tốc độ refresh cho mỗi màn hình. Vẫn trong cửa sổ trên, click ô Advanced (“Advanced Settings” trong Windows Vista) rồi click tab Monitor trong cửa sổ vừa hiện ra. Tiếp đó chọn giá trị lớn nhất có thể trong phần “Screen refresh rate” và click “Ok”, xem hình 16. Lặp lại quá trình này với màn hình thứ hai, chọn màn hình tiếp từ menu thả trong hình 15 và lặp lại các bước vừa rồi.
Hình 16: Đặt tốc độ refresh.
Ngoài ra còn một số cấu hình nữa có thể điều chỉnh bằng cách sử dụng controlpanel driver, như controlpanel do nVidia hoặc ATI sản xuất. Trong đó bạn có thể quyết định xem bạn cần một desktop lớn hay bạn muốn màn hình thứ hai lặp lại tất cả những gì trên màn hình thứ nhất. Bạn cũng có thể hiển thị hình ảnh cạnh nhau (ví dụ như một bên trái và một bên phải), hoặc chồng xếp lên nhau. Số lượng cấu hình phụ trợ trên driver control panel tuỳ thuộc vào nhà sản xuất (nVidia hay ATI) và thậm chí tuỳ thuộc vào cả phiên bản, vì thế chúng ta sẽ không đề cập cụ thể từng lựa chọn trong khuôn khổ bài báo này. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu trước driver control panel, ít nhất là về các loại tuỳ chọn phụ trợ. Bạn có thể truy cập video driver control panel bằng cách click lên desktop hoặc qua một biểu tượng nhỏ trên khay hệ thống (ví dụ như bên cạnh đồng hồ Windows chẳng hạn).
Nguồn: TVTH _IFC
Với hai monitor, bạn không chỉ có desktop lớn hơn, mà còn tăng được công suất sử dụng máy, bởi bạn có thể sử dụng hai chương trình cho toàn màn hình cùng một lúc (ví dụ như một file Excel trên một màn hình và một văn bản Word trên màn hình còn lại), và bạn sẽ không tốn thời gian thu nhỏ và phóng to từng cửa sổ để đọc và copy thông tin như vẫn làm với một video monitor nữa. Chắc chắn là sau khi sử dụng hai monitor, bạn sẽ khó mà trở về thói quen làm việc cũ! Trong bài báo này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra xem liệu máy tính của mình có thể chấp nhận một màn hình thứ hai mà không cần bất kỳ thiết bị phần cứng nào nữa hay không, làm cách nào để cài màn hình thứ hai vào máy tính của bạn, cũng như tất cả cấu hình Windows cần thiết.
Điều đầu tiên bạn cần kiểm tra đó là liệu máy tính của bạn có chấp nhận màn hình thứ hai hay không. Để làm được điều này, tất cả những gì bạn cần làm là quan sát phần panel phía sau máy tính, lần theo sợi dây nối màn hình với PC của bạn là bạn đã có thể tìm được đầu racủa card video.
Ngày nay tất cả các card video đều có hai đầu ra, cho phép bạn nối thẳng hai màn hình vào PC mà không cần thêm bất kỳ thiết bị phần cứng nào. Tuy nhiên, nếu chiếc máy tính của bạn chỉ có video on-board – tức là không có card video thực; mà video chỉ do bo mạch chủ tạo ra – thì có lẽ bạn chỉ có thể nối một màn hình vào PC của bạn. Loại video on-board này còn được biết đến với nhiều tên khác như video tích hợp hoặc đồ hoạ tích hợp. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, bạn sẽ cần mua một chiếc card video “thực” để cài vào PC, đảm bảo rằng bo mạch chủ vẫn còn khe cắm để cài một card video bổ sung (một số bo mạch chủ loại cấp thấp với video on-board không có khe cắm dành cho card video, vì thế máy tính của bạn không thể sử dụng hai màn hình được).
Thật là tuyệt, nhưng bạn có biết PC của bạn sử dụng cấu hình gì không? Nếu câu trả lời là không thì chúng tôi sẽ giúp bạn.
Trong hình 1 và 2 bạn có thể thấy mặt sau của hai loại card video phổ biến nhất trên thị trường. Hãy lần theo sợi dây nối màn hình với PC, bạn sẽ biết được PC của bạn dùng kết nối loại gì. Card video trong hình 1 có hai đầu nối, một vài chân và thường có màu trắng, còn loại card video trong hình 2 lại sử dụng một đầu nối DVI và một đầu nối VGA, với 15 chân và thường có màu xanh.
Hình 1: Card video với hai đầu nối DVI.
Hình 2: Card video với một đầu nối DVI và một đầu nối VGA.
Do bạn đã có sẵn một màn hình, nên cái bạn thường gặp khi nhìn vào sợi dây nối màn hình với PC chính là đầu nối DVI như trong hình 3. Đây chính là nơi bạn sẽ nối màn hình thứ 2 của mình.
Hình 3: Thường thì các PC đều có đầu nối DVI.
Còn nếu bạn không tìm thấy đầu nối VGA hoặc DVI nào trên PC của bạn, hoặc nếu nó nằm ở vị trí khác với trong hình 3, nhiều khả năng là máy tính của bạn sử dụng video on-board. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ bàn kỹ hơn về trường hợp này.
Xử lý video On-Board
Nếu máy tính của bạn dùng video on-board, bạn cần kiểm tra kỹ xem nó có đầu ra video thứ hai hay không. Phần lớn các PC dùng video tích hợp đều không hỗ trợ hai màn hình nếu bạn không cài card video “thực,” nhưng nếu may mắn, PC của bạn vẫn có đầu ra video thứ hai.
Hình 4 là một panel sau của một bo mạch chủ điển hình. Như bạn đã thấy, chỉ có một đầu nối video (đầu nối VGA), đang được sử dụng cho màn hình hiện thời. Nếu máy tính của bạn cũng có dạng như vậy, bạn sẽ không thể cài thẳng màn hình thứ hai vào được, mà sẽ phải mua một card video bổ sung.
Hình 4: Bo mạch chủ điển hình với video on-board.
Loại bo mạch chủ này (ECS GeForce6100SM-M) chỉ có một đầu ra video.
Khi đó bạn sẽ cần mua một card video và cài đặt lên máy tính của mình. Khi đã có card video “thực”, bạn sẽ có thể nối tối đa 3 màn hình với máy tính của bạn. (một màn hình trên đầu nối VGA on-board và hai màn hình còn lại trên card video mới) -- tất nhiên là bạn cần mua một card video có hai đầu ra. Cần chú ý rằng một số bo mạch chủ cấp thấp không có ổ cắm để cài card video bổ sung. Còn trên phần lớn các máy tính hiện tại, khe cắm này có tên “x16 PCI Express,” và bạn nên kiểm tra xem liệu máy tính của mình có loại khe cắm này không bằng cách nhìn vào bo mạch chủ hoặc tìm trực tiếp khe cắm này trên bo mạch chủ. Hình 5 cho chúng ta thấy cùng bo mạch chủ như hình 4 với vị trí khe cắm x16 PCI Express. Chú ý rằng màu của khe cắm này không cố định: nó có thể là màu đen, xanh, vàng, cam, đỏ…
Hình 5: Khe cắm x16 PCI Express.
Còn hình 6 cho bạn thấy panel sau của một bo mạch chủ với video on-board có hai đầu ra video. Với loại bo mạch chủ này, bạn có thể cài đặt một màn hình video thứ hai mà không cần cài thêm bất kỳ phần cứng nào khác. Do màn hình hiện tại của bạn có thể đã nối với đầu nối bo mạch chủ VGA, nên bạn cũng sẽ gặp lại trường hợp của hình 3, và tất cả những gì bạn cần làm là cài đặt màn hình mới vào đầu nối DVI sẵn có.
Hình 6: Bo mạch chủ với video on-board và hai đầu ra video (ASUS M2A-VM).
Kết nối màn hình thứ hai
Việc nối màn hình thứ hai cũng rất đơn giản, tuy vậy có một số điều bạn cần biết trước khi tiến hành.
Tất cả những bước dưới đây đều phải được tiến hành khi bạn đã tắt máy tính.
Hãy giả dụ rằng đầu nối video trên máy tính của bạn là đầu nối DVI. Trên thực tế, màn hình video có thể sử dụng đầu nối VGA, DVI hoặc cả hai. Nhưng lý tưởng nhất vẫn là đầu nối DVI.
Sau khi mua màn hình thứ hai, bạn cần xem kiểu kết nối nó sử dụng. Trong hình 7 là hai đầu nối VGA và DVI, tuy vậy bạn nên nhìn vào mặt sau của màn hình để biết được nó sử dụng kiểu kết nối nào. Một số màn hình hiện nay sử dụng cả hai đầu nối (xem hình 8). Nếu bạn đang dùng màn hình như vậy, bạn nên mua dây nối DVI chứ không nên dùng dây VGA.
Hình 7: Hai đầu nối VGA và DVI
Hình 8: Màn hình video này (Samsung SyncMaster 932BW) có cả hai đầu nối VGA và VDI. Hãy sử dụng đầu nối DVI.
Còn nếu màn hình của bạn không có đầu nối DVI, bạn cần dùng adapter (kèm với card video) để chuyển đầu nối VGA sang DVI (xem hình 9 và 10).
Hình 9: Hai adapter VGA và DVI (bạn chỉ cần 1 trong 2).
Hình 10: Dây nối VGA được chuyển thành DVI.
Giờ đây tất cả những gì bạn cần làm là nối dây màn hình với đầu nối DVI nằm trên mặt sau máy tính, như hình 11. Hãy nhớ rằng chỉ có một vị trí duy nhất mà phích cắm trên dây màn hình cắm vừa vào đầu nối trên card video. Vì thế nếu khi bạn cắm thử và thấy chúng không khớp, đừng cố ấn nó vào, hãy đơn giản quay phích cắm 180º.
Hình 11: Cài đặt màn hình thứ hai lên PC của bạn.
Sau khi cắm dây màn hình vào đầu nối card video, hãy xoay hai con ốc theo chiều kim đồng hồ như hình 12.
Hình 12: Xoay hai con ốc trên phích cắm.
Trên hình 13 là các loại dây cắm từ hai màn hình đã được cắm đúng cách.
Hình 13: Màn hình thứ hai đã được cài đặt đúng cách.
Giờ đây khi hai màn hình đã được cài đặt xong, bạn cần bật máy tính lên. Windows sẽ lập tức nhận màn hình thứ hai và mở rộng desktop.
Ngoài ra bạn cũng có thể cần một số cấu hình khác. Thậm chí ngay cả khi hai màn hình đã hoạt động tốt banh phải chú ý thực hiện những vấn đề sau:
Thiết lập Windows
Hai điều đầu tiên cần làm với Windows: đặt cấu hình video và cài đặt driver màn hình video.
Đầu tiên bạn cần kiểm tra xem driver màn hình đã được cài đặt chưa. Click chuột phải lên desktop, chọn “Properties” (hay “Personalize” trong Windows Vista) từ menu vừa xuất hiện. Sau đó trên cửa sổ vừa hiện ra, hãy chỉnh tab Settings (Display Settings nếu là Windows Vista). Trong tab này, click lên menu thả dưới ô “Display” để kiểm tra xem hai màn hình đã được cài đặt đúng cách hay chưa. Windows sẽ hiển thị tên nhà sản xuất và tên model với mỗi màn hình video bạn có (xem hình 15). Nếu điều này không xảy ra – ví dụ như Windows gọi màn hình của bạn là “Plug and Play Monitor” như hình 14 – bạn cần cài đặt driver màn hình nằm trên CD-ROM monitor. Đưa chiếc CD-ROM này vào ổ đĩa dọc và cài driver theo hướng dẫn, sau đó lặp lại chu trình trên để đảm bảo rằng màn hình đã được nhận đúng.
Hình 14: Driver màn hình chưa được cài driver.
Hình 15: Màn hình video đã cài đúng driver.
Cũng trong cửa sổ này, bạn sẽ cần chỉnh độ phân giải cho mỗi màn hình. Nếu bạn đang dùng màn hình LCD, bạn cần đặt mức độ phân giải cao nhất có thể (1440x900 cho loại màn hình chúng tôi đang sử dụng). Các màn hình LCD chỉ đem lại chất lượng tốt nhất khi hoạt động trong độ phân giải nguyên bản, thường là độ phân giải tối đa mà màn hình hỗ trợ. Còn nếu bạn đặt chúng ở cấu hình thấp hơn, bạn sẽ thấy hình ảnh hơi nhoè. Sau khi đặt độ phân giải cho màn hình, click Apply rồi chọn màn hình còn lại trong ô “Display” và lặp lại quy trình cũ.
Sau khi thiết lập độ phân giải cần thiết, bạn cần đặt tốc độ refresh cho mỗi màn hình. Vẫn trong cửa sổ trên, click ô Advanced (“Advanced Settings” trong Windows Vista) rồi click tab Monitor trong cửa sổ vừa hiện ra. Tiếp đó chọn giá trị lớn nhất có thể trong phần “Screen refresh rate” và click “Ok”, xem hình 16. Lặp lại quá trình này với màn hình thứ hai, chọn màn hình tiếp từ menu thả trong hình 15 và lặp lại các bước vừa rồi.
Hình 16: Đặt tốc độ refresh.
Ngoài ra còn một số cấu hình nữa có thể điều chỉnh bằng cách sử dụng controlpanel driver, như controlpanel do nVidia hoặc ATI sản xuất. Trong đó bạn có thể quyết định xem bạn cần một desktop lớn hay bạn muốn màn hình thứ hai lặp lại tất cả những gì trên màn hình thứ nhất. Bạn cũng có thể hiển thị hình ảnh cạnh nhau (ví dụ như một bên trái và một bên phải), hoặc chồng xếp lên nhau. Số lượng cấu hình phụ trợ trên driver control panel tuỳ thuộc vào nhà sản xuất (nVidia hay ATI) và thậm chí tuỳ thuộc vào cả phiên bản, vì thế chúng ta sẽ không đề cập cụ thể từng lựa chọn trong khuôn khổ bài báo này. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu trước driver control panel, ít nhất là về các loại tuỳ chọn phụ trợ. Bạn có thể truy cập video driver control panel bằng cách click lên desktop hoặc qua một biểu tượng nhỏ trên khay hệ thống (ví dụ như bên cạnh đồng hồ Windows chẳng hạn).
Nguồn: TVTH _IFC