CÁCH CÀI WIN
************************************
Chuẩn bị: - Tải file Iso Windows (…) hoặc một đĩa CD có chứa bộ cài Win
- Kiểm tra tính toàn vẹn của File: Dùng phần mềm "Windows and Office Genuine ISO Verifier" 8.8.9.19, Verify, nếu báo genuine xanh thì có nghĩa là file gốc.
- Một USB > 4Gb, dùng để tạo boot chứa file iso để cài Win, tuỳ vào dung lượng của file Iso. USB nên copy hết dữ liệu ra vì sau đó sẽ phải format.
- Tải Driver về, lưu vào Ổ D của máy tính (xem ở bước cách tải Driver)
--------------------------------------
Đối với Tạo Boot USB dùng để cài Win, cần thực hiện các bước sau:
I. Kiểm tra định dạng ổ cứng là MBR hay GPT, máy tính chạy theo chuẩn Legacy hay UEFI
- MBR (Master Boot Record) và GPT (GUID Partition Table) là hai tiêu chuẩn định dạng của ổ cứng, quy định cách thức nhập xuất dữ liệu, sắp xếp và phân vùng ổ đĩa. MBR được giới thiệu đầu tiên vào năm 1983 trên các máy tính của IBM, hỗ trợ ổ cứng có dung lượng tối đa 2TB và có tối đa 4 phân vùng. Đặc biệt
MBR có thể sử dụng trên cả máy tính dùng chuẩn Legacy hay UEFI. GPT ra đời trong những năm gần đây, hỗ trợ ổ cứng có dung lượng tối đa là 1ZB (1 tỷ TB) và tối đa 128 phân vùng ổ đĩa,
GPT chỉ hỗ trợ các máy tính dùng chuẩn UEFI.
- Chuẩn BIOS (đầy đủ là Legacy BIOS) và UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) đều là phần mềm hệ thống kiểm tra các thiết bị vào ra trên máy tính, khi khởi động máy tính thì BIOS hoặc UEFI sẽ kiểm tra các thông số card màn hình, Ram, CPU,..và gửi thông số đó cho hệ điều hành và sau đó máy tính sẽ khởi động.
-
Legacy BIOS ra đời từ 1975,
không hỗ trợ ổ cứng chuẩn GPT, tốc độ khởi động trung bình. UEFI mới ra đời từ 2005, hỗ trợ cả hai loại ổ cứng MBR và GPT. Tốc độ khởi động HĐH sẽ nhanh hơn nếu dùng chuẩn UEFI. UEFI được phát triển để giải quyết các yếu điểm của Legacy BIOS, hoạt động mạnh mẽ và đang dần thay thế cho chuẩn cũ Legacy.
Các máy tính hiện nay thường sử dụng theo cặp nếu dùng Legacy thì sẽ dùng ổ cứng chuẩn MBR, còn nếu dùng UEFI thì sẽ dùng ổ cứng GPT. Bạn không thể dùng ổ cứng chuẩn GPT trên máy tính dùng Legacy nhưng có thể dùng cả hai chuẩn ổ cứng GPT và MBR trên UEFI. Tuy nhiên nếu sử dụng UEFI thì bạn nên dùng ổ cứng chuẩn GPT.
Khi dùng GPT/UEFI thì tốc độ khởi động và tắt máy sẽ nhanh hơn đáng kể so với dùng MBR/BIOS hoặc MBR/UEFI.
* Cách kiểm tra:
1. Kiểm tra bằng lệnh CMD
Window R --> Hộp thoại Run, nhập
diskpart, Enter. Nhập tiếp
list disk và enter
Nếu xuất hiện hộp thoại như hình dưới, --> ổ cứng đang ở định dạng GPT. Nếu không có dấu *, ổ cứng đang ở định dạng MBR
2. Kiểm tra trong My computer
Chuột phải ổ C, --> properties, tab Hardware, chọn ổ cứng cần kiểm tra, click Properties, chọn tab volumes, click populate.
Như vậy ổ cứng ở định dạng GPT
--> Có thể khẳng định được máy tính đang chạy ở chuẩn UFEI.
Ngược lại, như hình dưới, ổ cứng đang ở định dạng MBR
3. Kiểm tra bằng phần mềm HWINFOxx (64 or 32 bit)
* Kiểm tra chuẩn máy tính đang chạy
- Download phần mềm HWiNFO bản portable (không cần cài đặt), chọn Run để chạy phần mềm
- Tắt các cửa sổ vị trí mũi tên
Tại cửa sổ chính còn lại, nhìn ô bên sẽ thấy dòng UEFI boot hiển thị là
Present, có nghĩa là máy tính đang chạy ở chuẩn UEFI và chắc chắn có hỗ trợ UEFI, nếu hiển thị là
Not present thì máy tính không chạy ở chuẩn UEFI. Cần làm thêm bước sau.
* Kiểm tra máy tính có hỗ trợ chuẩn UEFI không
Để kiểm tra xem máy có hỗ trợ UEFI hay không, click Motherboard và xem dòng UEFI Bios, nếu hiển thị là
Capable, máy tính có hỗ trợ UEFI. Nếu hiển thị là
Not Capable, máy tính không có hỗ trợ chuẩn UEFI.
Đối với máy tính có hỗ trợ UEFI, nếu như muốn chuyển đổi từ chuẩn Legacy sang sử dụng UEFI thì phải thực hiện thiết lập trong Bios. Những máy tính không có hỗ trợ UEFI thì sẽ không thể thực hiện việc nâng cấp ổ cứng lên GPT
II. Tạo boot Usb cài Win bằng phần mềm Rufus 3.xx
- Có rất nhiều công cụ được sử dụng để tạo boot nhưng phần mềm Rufus đơn giản và dễ sử dụng hơn cả.
- Cần tắt chương trình diệt Virus đi nếu không chương trình sẽ xoá nhầm file Autorun trong Iso, gây lỗi cài đặt Win.
1. Tạo Usb cài Win theo chuẩn Legacy
* Sử dụng phiên bản Rufus 2.xx hoặc thấp hơn để hỗ trợ cho cả Win XP
- Tải phần mềm Rufus bản portable về (chạy không cần cài đặt). Cắm USB vào máy, một vài thông số như hình.
- Device: Tên USB
- Định dạng ổ cứng: MBR partition scheme for Bios or UEFI computers
- Click vào ổ đĩa, dẫn tới nơi chứa file Iso. Nếu hệ điều hành là Windows, mục File System sẽ mặc định là NTFS. Nếu hệ điều hành khác, sẽ tự mặc định là FAT32. VD: Ubutu, Linnux
- Cuối cùng nhấn Start để chương trình bắt đầu thực hiện quá trình ghi từ file ISO vào USB. Một cửa sổ hiện lên yêu cầu Format lại USB trước khi tiến hành ghi dữ liệu --> nhấn OK để tiếp tục.
* Tạo Usb cài Windows theo chuẩn Legacy với Rufus 3.xx
- Dùng cho Win 7 trở lên
Chi tiết cần thiết lập như sau:
[SUP](1)[/SUP] Chọn đúng tên USB muốn tạo boot
[SUP](2)[/SUP] Nhấn vào SELECT để chọn File ISO (bộ cài Windows muốn tạo)
[SUP](3) [/SUP]Partition scheme: Chọn MBR --> (4) sẽ tự động chọn loại boot, ở đây là BIOS (or UEFI – CSM)
[SUP](5)[/SUP] Đặt tên cho USB. VD: Cai Win
[SUP](6)[/SUP] File system: Chọn là NTFS
Sau khi chọn xong, nhận nút Start để bắt đầu tạo USB cài Win chuẩn Legacy. Sẽ có một bản cảnh báo hiện lên, dữ liệu trong USB sẽ bị xoá hết. Nhấn OK để tiếp tục.
2. Tạo Usb boot theo chuẩn UEFI
- Chỉ có thể cài được hệ điều hành Windows 64 bit
- Định dạng GPT không thể cài được WinXP mà chỉ hỗ trợ từ Win 7 trở lên (File cài đặt ISO) -->Win XP không boot được
- Chuẩn UEFI bắt buộc phải để ở định dạng FAT32
* Đối với phiên bản Rufus 2.xx
Làm theo hướng dẫn như sau:
1. Chọn đường dẫn đến file Iso Windows
2. Chọn USB muốn tạo
3. Chọn MBR partition scheme for UEFI computers
4. Chọn định dạng FAT 32
5. Đặt tên cho USB
6. Nhấn Start để bắt đầu
Trong phần số 3 có ba lựa chọn
MBR partition scheme for Bios or UEFI computers: Lựa chọn này sẽ tạo USB boot theo chuẩn Legacy BiOS và định dạng phân vùng USB theo chuẩn MBR
MBR partition scheme for UEFI computers: Lựa chọn này để tạo USB boot theo chuẩn UEFI và định dạng phân vùng theo chuẩn MBR
GPT partition scheme for UEFI computers: Lựa chọn này sẽ tạo USB boot theo chuẩn UEFI và định dạng phân vùng USB theo chuẩn GPT.
Nếu Win XP thì chọn mục 3 như trên. Còn Win 7 trở lên thì có các lựa chọn tương ứng
* Đối với phiên bản Rufus 3.xx
Để tạo USB cài Win theo chuẩn UEFI/GPT thì chỉ cần thiết lập như sau:
[SUP](1)[/SUP] Chọn đúng thiết bị USB mà bạn muốn sử dụng
[SUP](2)[/SUP] Nhấn vào Select để chọn file Iso (Bộ cài Windows mà bạn muốn tạo)
[SUP](3) [/SUP]Partition scheme: Chọn là GPT
[SUP](4)[/SUP] Target system: Chọn là UEFI (non CSM)
[SUP](5)[/SUP] Đặt tên cho USB
[SUP](6)[/SUP] File system: Chọn là FAT32
Đối với UEFI thì bắt buộc phải định dạng ở FAT32. Nếu định dạng FAT32 thì file Iso phải dưới 4GB. Vì vậy nếu bộ cài có dung lượng lớn hơn 4Gb thì cần chuyển qua trên cả hai chuẩn để được định dạng NTFS
Cuối cùng nhấn Start để bắt đầu và chờ cho đến khi hoàn thành.
3. Tạo USB trên cả hai chuẩn UEFI và Legacy
- Đối với việc tạo trên cả hai chuẩn thì có thể sử dụng mọi loại máy, có thể cắm USB vào máy Legacy hoặc cũng có thể cắm vào máy UEFI để cài Win
Mở phần mềm Rufus lên, nhấn tổ hợp phím ALT + E để kích hoạt chế độ Dual UEFI/BIOS, nếu xuất hiện dòng chữ Dual UEFI/BIOS mode enable như hình dưới thì đã có thể tạo được. Tiếp theo cần thiết lập như sau.
[SUP](1)[/SUP] Chọn đúng thiết bị USB mà bạn muốn sử dụng
[SUP](2)[/SUP] Nhấn vào Select để chọn file Iso (Bộ cài Windows mà bạn muốn tạo). Đối với máy chuẩn UEFI thì chọn bộ cài Win 64bit.
[SUP](3) [/SUP]Partition scheme: Chọn là MBR
[SUP](4)[/SUP] Target system: Chọn là BIOS or UEFI
[SUP](5)[/SUP] Đặt tên cho USB
[SUP](6)[/SUP] File system: Chọn là FAT32. (Nếu như file Iso có dung lượng > 4GB thì chọn là NTFS, lúc này Rufus sẽ tạo thêm một phân vùng FAT32 để hỗ trợ khởi động UEFI)
Cuối cùng nhấn Start để bắt đầu và chờ cho đến khi hoàn thành
Với cách làm này thì bạn có thể cài Win trên cả 2 chuẩn máy tính hiện nay là UEFI và LEGACY
A. Vào Bios/ Boot Menu để chọn chế độ khởi động ưu tiên cho USB/CD
- BIOS là viết tắt của từ Basic Input/Output System hay còn gọi là hệ thống đầu vào/ra cơ bản. BIOS là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip firmware nằm ở trên bo mạch chủ Mainboard của máy vi tính.
- Nhiệm vụ của BIOS là kiểm soát và thiết lập các tính năng cơ vản của máy vi tính như: Thứ tự boot ổ cứng, thứ tự hoạt động ưu tiên; kết nối và chạy các trình điều khiển: Thiết bị chuột, bàn phím, tai nghe; thực hiện việc theo dõi nhiệt độ máy tính, tốc độ máy, khoá máy,…
Vị trí của con chip Bios trên Mainboard
- Menu Boot là một menu có thể truy cập khi máy tính khởi động lần đầu. Nó bao gồm nhiều tuỳ chọn cho từng loại thiết bị khác nhau để khởi động, bao gồm CD, DVD, ổ đĩa flash hoặc ổ cứng di động và mạng LAN.
Sự khác nhau của BIOS và Menu Boot có thể thấy rõ ở chức năng:
- Chức năng của BIOS đó là tuỳ chỉnh các chế độ và thiết lập boot cho máy tính, tuỳ chỉnh ngày, giờ, RAM, On, off các cổng kết nối của máy, hiển thị một số thông tin về phần cứng máy.
- Chức năng của Boot Menu là lựa chọn các thứ tự ưu tiên để máy tính biết nên boot từ thiết bị nào và ưu tiên boot thiết bị nào trước.
Như vậy vào BIOS để thiết lập ưu tiên, sau đó đưa thiết bị vào máy chỉ để chạy và load, xem như đã được mặc định. Nếu không thiết lập ở BIOS thì có thể vào Menu boot để tuỳ chọn mỗi khi có thiết bị nhập vào.
Mỗi máy tính có giao diện BIOS/Boot Menu khác nhau.
Giao diện BIOS --> chọn thẻ Boot để tuỳ chỉnh (lưu ý: Boot này ko phải là Boot menu)
Giao điện khác
Dạng boot (Boot Menu) theo chuẩn Legacy, có các mũi tên lên xuống.
Dạng boot theo chuẩn UEFI, có dòng lựa chọn UEFI USB hoặc CD
Đối với mỗi dòng máy thì các phím vào BIOS/Boot Menu khác nhau. Sau đây là một vài ví dụ, tuy nhiên xem ở gốc màn hình mỗi khi máy khởi động là chuẩn nhất.
- Boot menu: ECS, F2, F7, F8, F9, F10, F11, F12
- BIOS: Delete,
B. Tiến hành cài Win (Windows 7)
- Chú ý: Ghi lại thông tin dung lượng các ổ đĩa: tổng dung lượng, dung lượng còn Free
Bước 1:
- Cắm USB hoặc đĩa cài Win vào, nhanh tay bấm phím vào Boot menu, chọn mục để Windows load
- Press any key to boot from USB…..(Bấm phím bất kỳ)
---> Màn hình: Start Windows, đang vào cài đặt
Bước 2: Một màn hình hiện lên:
Giữ nguyên các lựa chọn và ấn Next
Ấn Install now để bắt đầu quá trình cài đặt
Màn hình tiếp theo, chờ một chút….
Bước 3: Tiếp theo là điều khoản sử dụng, tích vào dòng I accept the license tems để đồng ý điều khoản và nhấn Next
Bước 4: Ở cửa sổ tiếp theo sẽ có hai chế độ để lựa chọn. Nếu muốn nâng cấp từ các phiên bản thấp hơn như Win XP lên Win 7 thì chọn Upgrade, còn để cài Win 7 mới hoàn toàn thì chọn Custom (Advanced)
Ở đây ấn chọn Custom.
Bước 5:
Một phân vùng ổ đĩa hiện ra, --> lựa chọn ổ có chứa hệ điều hành cũ (Ổ C) sau đó click vào Drive options (Advanced), ấn Format để làm sạch dữ liệu cũ. Tránh ấn nhầm phân vùng, làm mất dữ liệu. Các thông tin về ổ đĩa đã ghi ở trên.
Ngoài ra, thường phải chọn phân vùng thuộc loại Primary nếu không sẽ không cài được Win 7
--> Một thông báo hiện lên hỏi có muốn chắc chắn định dạng không, bấm OK.
Sau khi Format xong, thấy hiện tổng dung lượng ổ đĩa cài đặt gần như bằng tổng dung lượng trống (vì lúc này ổ C đã được Format và chưa cài nạp vào)
Bước 6: Tiếp theo ấn Next, quá trình copy và cài đặt vào phân vùng chính bắt đầu dễn ra, bạn đợi cho đến khi dấu tích màu xanh hết. Tất cả các bước cài này đều tự động, mất khoảng 30 phút
Sau khi chạy xong, máy tự khởi động lại, nhưng không cho chạy vào USB nữa. Máy tính sẽ lại hiện ra: Press any Key to boot from USB. Nhưng không bấm nữa nếu không sẽ chạy vào USB như bước đầu.
Chờ chút màn hình hiện ra:
Tiếp tục chạy cài hết bước cài dở dang, trong quá trình này máy tự Restart.
Bước 7:
Đợi một lúc sẽ đến màn hình đầu tiên, điền tên bất kỳ, sau đó ấn next
Bước 8:
Ở cửa sổ tiếp theo hiện lên, nếu muốn đặt Pass cho máy tính thì nhập pass vào
Type password (recommended): Nhập pass truy cập vào Windows
Retype your password: Nhập lại mật khẩu
Nếu không muốn đặt pass thì có thể bỏ qua bước này và chọn Next
Bước 9: Tiếp tới là bước kích hoạt bản quyền cho Win 7. Nếu đã có key kích hoạt thì nhập vào và ấn Next, nếu không thì ấn skip (next) tiếp tục, nhớ bỏ dấu ở Automatic ativate Windows when i’m online.
Ghi chú: Một số phiên bản Windows không có phần bỏ qua nhập key thì sử dụng Key cài đặt dưới để nhập vào
Bước 10: Tiếp theo chọn dòng đầu tiên đó là Use recommended settings để tiếp tục
Chọn múi giờ, ngày, tháng, năm cho máy tính. Phần Time zone chọn múi giờ của Việt Nam là (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta. Nhấn Next tiếp tục
Nhấn chọn kiểu mạng muốn kết nối. Ở đây chọn là Home Network
Kết thúc quá trình cài đặt, Windows sẽ hiện ra màn hình destop như dưới
C. Cài Driver (trình điều khiển) cho máy tính
- Truy cập vào trang chủ hãng máy tính để xác định và tải Driver về
Với latop: VD: Laptop Dell Vostro 3568 --> Sẽ tìm từ khoá:
Driver dell vostro 3568
Sau đó truy cập vào trang của của Dell, tải tất cả các Driver về để cài đặt
Với PC: VD: PC dùng main của Gigabyte, tên mainboard là: Gigabyte H81M-DS2D
--> Sẽ tìm từ khoá:
Driver Gigabyte h81m-ds2 và truy cập vào trang chủ Gigabyte để tải Driver
Muốn xem tên Mainboard của máy, vào Start, chọn System information, xem thông số:
System Manufaturer: Ở đây là Gigabyte
System Model: H81M-DS2D
- Tải Wandriver 7 bản tiếng Anh, chạy và Install, lúc này Wandriver sẽ tự tích chọn những mục mà máy tính còn thiếu và tải về
Mở internet Access (Open Network and Sharing Center) --> Ấn change adapter setting, chọn mạng dây hoặc Wifi