Cách căn chỉnh amply karaoke chuẩn với loa và mic

Bạn đang sở hữu một dàn karaoke chuẩn, một dàn cao cấp hay một dàn phổ thông ? Điều đó không có nghĩa là bạn đã có được một dàn karaoke với chất lượng âm thanh như mong muốn. Việc căn chỉnh amply sao cho phù hợp với loa và micro của bạn mới thật sự giúp dan karaoke của bạn trình diễn được đúng chất âm, giữ được sự ổn định và xứng đáng với số tiền mà bạn đã bỏ ra.
Chính vì vậy hôm nay, Việt Mới Audio xin chia sẻ cách căn chỉnh amply karaoke phù hợp với loa và micro của bạn.

Một số bước tinh chỉnh amply
Nói qua về amply, những dòng amply tốt sẽ luôn được thiết kế ở mức 0db là một mức chuẩn của tín hiệu nghĩa là không tăng, không giảm. Chính vì thế không nên căn chỉnh vặn nút nào thấp quá hay cao quá.
Khi hoàn thành kết nối ban đầu, chúng ta nên vặn nhỏ volume master lại để tinh chỉnh thuận tiện hơn.
B1 : Cắm mic vào lỗ cắm, chỉnh nút vặn về khoảng giữa tức là 12h theo kim đồng hồ. Chỉnh volume micro ở mức 11h-1h là ok
B2 : Chỉnh vị trí các nút Low – Mid – Hi trên đường line đến khi ta nghe cảm thấy hài lòng nhất là được. Nhưng vẫn phải gần khoảng 12h không nên quá cao hoặc quá thấp.
B3 : Tiếp theo chúng ta chỉnh phần Echo tổng, để lên khoảng 10-12h, nút Low và Hi để ở 12h . Quan trọng nhất là chỉnh RPT và DLY, nếu bạn nào biết hát và hát tốt thì nên chỉnh ít echo để cho giọng nghe thật hơn, chỉnh cho âm mềm mại hơn chút là được. DLY thì nên để khoảng 11h-1h để lặp lại nhanh sẽ không cho cảm giác bị lặp lại âm.
B4 : Phối hợp tiếng nhạc và micro sao cho hợp lý, nên chỉnh nhạc nhỏ hơn so với mic để nổi bật được giọng ca của người hát, tránh bị nhạc át tiếng. Chỉnh thế cũng giúp hát cảm giác mic nhẹ không mất nhiều sức.
B5 : Sau khi hoàn thành những tinh chỉnh trên, khi cần to nhỏ thì ta sẽ chỉnh ở master tổng là được

Lưu ý khi chỉnh Mic và amply để tăng độ ổn định và độ bền
1 . Khi hát mà ta thấy giọng bị nặng thì tăng nút Mid của line lên, các bạn nhớ vặn từ từ không đột ngột sẽ gây ra tiếng hú.
2. Nếu ta muốn tiếng được nhuyễn và xịt xịt thì ta tăng thêm một chút ở nút Hi trên line Micro và line Echo tổng.
3. Nếu tiếng hát không được dày, ta tăng nhẹ nhàng nút Echo trên line Micro và nút Low trên line Echo tổng.
4. Khi ta tăng những nút trên ta phải vặn từ từ và nhẹ nhàng tránh bị hú dễ dẫn đến hư loa.
5. Nếu hệ thống bị hú thì hướng xử lý nhanh nhất là giảm một chút Volume trên line micro hoặc nút Echo và nút trên line micro.
6. Micro không tốt cũng một phần khiến âm thanh bị hú, micro giá rẻ hoặc chất lượng kém hát nhẹ nhưng tiếng sẽ không thật và dễ bị hú.

Khi các bạn hoàn thành những bước căn chỉnh trên, hệ thống của bạn đã có được sự phù hợp tốt nhất giữa các thiết bị. Các bạn sẽ cảm nhận rõ rệt sự khác biệt giọng hát, âm thanh ... một cách tốt nhất. Và nó cũng giúp tăng độ ổn định và độ bền của loa cũng như toàn bộ hệ thống dàn karaoke gia đình của bạn theo thời gian.

Chúc các bạn thành công và có được một dàn karaoke chuẩn với chất lượng, ổn định và đáng tiền của và công sức bạn bỏ ra !
 
Khi ta tăng những nút trên ta phải vặn từ từ và nhẹ nhàng tránh bị hú dễ dẫn đến hư loa.
 
Khi ta tăng những nút trên ta phải vặn từ từ và nhẹ nhàng tránh bị hú dễ dẫn đến hư loa.
Ở một số dòng amply như 506N nhiều khi 1 nút gạt đằng sau lỗi cũng khiến mic hú khá nhiều
 
Top