Cách chọn gửi tiết kiệm ngắn hạn hay dài hạn để vừa an toàn mà lại hưởng mức lãi suất tiết kiệm cao nhất
Hiện nay, loại tiết kiệm được các ngân hàng thiết kế rất nhiều kỳ hạn để người dân linh hoạt lựa chọn. Kỳ ngắn từ 1 đến dưới 12 tháng; dài trên 12 tháng). Có ngân hàng đang có những sản phẩm tiền gửi chỉ 1, 2, 3 tuần. Do đó, tuỳ vào tình hình thực tế, trước khi gửi, bạn nên cân nhắc kỹ sẽ gửi kỳ hạn nào là phù hợp nhất.
Nếu bạn chưa thu xếp ổn thoả kế hoạch tài chính trong thời gian tới thì chỉ nên gửi kỳ hạn ngắn. Bởi khi có việc gấp cần rút tiền mà chưa đến thời gian đáo hạn, khoản tiền của bạn sẽ nhận lãi suất không kỳ hạn rất thấp hoặc thậm chí không có lãi.
Ngược lại, nếu bạn đã phân chia các khoản tiền rõ ràng thành hai loại: khoản chi tiêu hàng tháng và khoản để gửi ngân hàng thì bạn có thể chọn kỳ hạn dài trên một năm để có mức lãi suất tốt.
Tuy nhiên, với loại gửi dài, khi đến hạn, bạn cần đến ngân hàng để làm thủ tục tất toán. Trường hợp muốn gửi tiếp thì bạn cũng nên đến làm thủ tục đáo hạn. Điều này vừa giúp bạn có thể kiểm soát được số tiền gốc và lãi của mình sau mỗi kỳ hạn gửi, đồng thời có thể thương lượng lại với ngân hàng để hưởng mức lãi suất tiết kiệm mới có lợi hơn.
Nếu bạn chưa có kế hoạch kinh doanh gì trong dài hạn thì khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng bạn có thể chọn kỳ hạn dài trên một năm để có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất.
Sự ổn định theo xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất tiết kiệm và sự hình thành đường cong lãi suất chuẩn theo hướng gửi càng dài, lãi càng cao đã khiến nhiều người lựa chọn gửi kỳ hạn dài. Bên cạnh đó, do tác động của kinh tế khó khăn, điều kiện kinh doanh chưa thuận lợi cũng khiến khách hàng cân nhắc tới việc gửi tiền dài hạn, thay vì gửi ngắn hạn như trước kia.
Ngoài ra, lãi suất tiết kiệm có sự chênh lệch khá lớn giữa kỳ hạn dài và ngắn. Tiêu biểu, lãi suất không kỳ hạn được nhiều ngân hàng niêm yết ở mức 0,5 – 0,8%/năm, thậm chí có nơi chỉ 0,3%/năm. Với kỳ hạn từ 1 tuần đến dưới 6 tháng, lãi suất cao nhất là 5,5%/năm.
Với khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn, nếu đến ngày đáo hạn mà chưa làm thủ tục tất toán, ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào vốn gốc và gia hạn tiếp sổ theo kỳ hạn đã đăng ký với lãi suất tại thời điểm ban hành. Bởi thế, khi xu hướng lãi suất ngày càng giảm thì gửi dài hạn sẽ có lợi hơn.
Khách hàng gửi tiết kiệm cá nhân thường có 2 xu hướng: chỉ quan tâm đến lãi suất tiết kiệm; hoặc chỉ chọn gửi ở ngân hàng lớn, có uy tín. Thực tế, nhiều khách hàng chọn tìm đến những ngân hàng lớn, có uy tín, cho dù lãi suất tại những ngân hàng này chỉ ở mức vừa phải.
Cụ thể như Vietcombank dành cho khách hàng mức lãi suất cao nhất chỉ 6,2%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng. Techcombank áp dụng mức lãi suất cao nhất là 5,64%/năm cho kỳ hạn 24 tháng. Hay với kỳ hạn 24 tháng, HSBC chỉ áp dụng mức lãi suất cao nhất là 2,46%/năm.
Với sự biến động của thị trường hiện nay, chuyên gia tài chính cũng cho lời khuyên: khách hàng không nên “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Và tùy vào nhu cầu chi tiêu cũng như khả năng tài chính, khách hàng nên gửi tiết kiệm ít nhất ở 2 sổ, với kỳ hạn khác nhau. Vì hiện rất nhiều ngân hàng quy định nếu khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm trước kỳ hạn sẽ bị tính lãi suất không kỳ hạn. Tuy một số ít ngân hàng vẫn tính lãi suất tiết kiệm theo thời gian thực gửi, khách hàng rút trước hạn sẽ bị thiệt do mức chênh lệch khá lớn giữa lãi suất kỳ hạn dài và ngắn như hiện nay.
Theo thebank
Hiện nay, loại tiết kiệm được các ngân hàng thiết kế rất nhiều kỳ hạn để người dân linh hoạt lựa chọn. Kỳ ngắn từ 1 đến dưới 12 tháng; dài trên 12 tháng). Có ngân hàng đang có những sản phẩm tiền gửi chỉ 1, 2, 3 tuần. Do đó, tuỳ vào tình hình thực tế, trước khi gửi, bạn nên cân nhắc kỹ sẽ gửi kỳ hạn nào là phù hợp nhất.
Nếu bạn chưa thu xếp ổn thoả kế hoạch tài chính trong thời gian tới thì chỉ nên gửi kỳ hạn ngắn. Bởi khi có việc gấp cần rút tiền mà chưa đến thời gian đáo hạn, khoản tiền của bạn sẽ nhận lãi suất không kỳ hạn rất thấp hoặc thậm chí không có lãi.
Ngược lại, nếu bạn đã phân chia các khoản tiền rõ ràng thành hai loại: khoản chi tiêu hàng tháng và khoản để gửi ngân hàng thì bạn có thể chọn kỳ hạn dài trên một năm để có mức lãi suất tốt.
Nếu bạn chưa có kế hoạch kinh doanh gì trong dài hạn thì khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng bạn có thể chọn kỳ hạn dài trên một năm để có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất.
Sự ổn định theo xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất tiết kiệm và sự hình thành đường cong lãi suất chuẩn theo hướng gửi càng dài, lãi càng cao đã khiến nhiều người lựa chọn gửi kỳ hạn dài. Bên cạnh đó, do tác động của kinh tế khó khăn, điều kiện kinh doanh chưa thuận lợi cũng khiến khách hàng cân nhắc tới việc gửi tiền dài hạn, thay vì gửi ngắn hạn như trước kia.
Ngoài ra, lãi suất tiết kiệm có sự chênh lệch khá lớn giữa kỳ hạn dài và ngắn. Tiêu biểu, lãi suất không kỳ hạn được nhiều ngân hàng niêm yết ở mức 0,5 – 0,8%/năm, thậm chí có nơi chỉ 0,3%/năm. Với kỳ hạn từ 1 tuần đến dưới 6 tháng, lãi suất cao nhất là 5,5%/năm.
Khách hàng gửi tiết kiệm cá nhân thường có 2 xu hướng: chỉ quan tâm đến lãi suất tiết kiệm; hoặc chỉ chọn gửi ở ngân hàng lớn, có uy tín. Thực tế, nhiều khách hàng chọn tìm đến những ngân hàng lớn, có uy tín, cho dù lãi suất tại những ngân hàng này chỉ ở mức vừa phải.
Cụ thể như Vietcombank dành cho khách hàng mức lãi suất cao nhất chỉ 6,2%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng. Techcombank áp dụng mức lãi suất cao nhất là 5,64%/năm cho kỳ hạn 24 tháng. Hay với kỳ hạn 24 tháng, HSBC chỉ áp dụng mức lãi suất cao nhất là 2,46%/năm.
Với sự biến động của thị trường hiện nay, chuyên gia tài chính cũng cho lời khuyên: khách hàng không nên “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Và tùy vào nhu cầu chi tiêu cũng như khả năng tài chính, khách hàng nên gửi tiết kiệm ít nhất ở 2 sổ, với kỳ hạn khác nhau. Vì hiện rất nhiều ngân hàng quy định nếu khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm trước kỳ hạn sẽ bị tính lãi suất không kỳ hạn. Tuy một số ít ngân hàng vẫn tính lãi suất tiết kiệm theo thời gian thực gửi, khách hàng rút trước hạn sẽ bị thiệt do mức chênh lệch khá lớn giữa lãi suất kỳ hạn dài và ngắn như hiện nay.
Theo thebank