Cách làm lại sim Viettel khi mất máy hoặc bị hỏng cháy sim

Cách làm lại sim Viettel khi mất máy hoặc bị hỏng cháy sim, sim viettel bị hỏng, làm lại sim Viettel ở đâu.

viettel(1).jpg

Nếu bạn đang sử dụng điện thoại lâu năm với sim cố định thì rất dễ gặp trường hợp cháy sim, sim hỏng không sử dụng được nữa. Nhất là khi các bạn đi vào các vùng sóng chập chờn như: leo núi, vào hàng động hay tòa nhà quá kín vì khi đó sim thay đổi trang thái liên tục.
Việc làm lại sim cũng rất đơn giản nếu bạn bị cháy sim, tuy nhiên khi bị mất điện thoại, các số liên lạc của bạn sẽ mất hết thì cần phải chuẩn bị 10 số điện thoại thường xuyên liên hệ nhất bằng cách nhớ lại hoặc hỏi lại người thân trước khi mang tới các điểm giao dịch của Viettel. Thủ tục chi tiết thì các bạn xem ở phần phía dưới này nhé, còn sơ sơ là thế này
  1. Photo 2 bản chứng minh nhân dân không cần công chứng, 1 CMND bản gốc(Tùy điểm giao dịch các bạn có thể mang CMND bản chính tới đó họ photo cho)
  2. Chuẩn bị 10 số điện thoại liên hệ gần đây thường xuyên
  3. Tới các điểm giao dịch của Viettel để làm thủ tục
  4. Chuẩn bị lệ phí khoảng 20.000 Đ
  5. Có thể hỏi thêm vài câu hỏi như lần nạp gần đây nhất là bao nhiêu tiền...
Riêng các điểm giao dịch, trung tâm chăm sóc khách hàng Viettel thì các bạn vui lòng xem chi tiết tại:
Mã:
http://www.vietteltelecom.vn/ho-tro/cac-diem-giao-dich

Chọn tỉnh và quận huyện tương ứng để tới điểm giao dịch gần nhất Viettel để có thể dễ dàng làm lại sim Viettel.

Thủ tục làm lại sim Viettel
Khách hàng cá nhân
Khách hàng là tổ chức, công ty
Giấy tờ
  • Cá nhân Việt Nam:
    • Chứng minh nhân dân (bản chính).
    • Thuê bao trả sau: Hợp đồng gốc (nếu có).
    • Thuê bao trả trước: Phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ (nếu có).
  • Cá nhân nước ngoài:
    • Hộ chiếu (bản chính).
    • Thuê bao trả sau: Hợp đồng gốc (nếu có).
    • Thuê bao trả trước: Phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ (nếu có).
  • CMND của người đến làm thủ tục.
  • Giấy giới thiệu của Cơ quan, tổ chức (còn thời hạn) có ký tên đóng dấu của giám đốc.
Lưu ý: Với trường hợp Giám đốc trực tiếp ra cửa hàng chỉ cần CMND không cần giấy giới thiệu.
  • Thuê bao trả sau: Hợp đồng gốc (nếu có).
  • Thuê bao trả trước: Phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ (nếu có).
Thủ tục
  • Cá nhân ký tên vào Phiếu yêu cầu thay đổi dịch vụ và được lập thành 02 bản:
    • 01 bản (màu vàng) trao trực tiếp cho KH
    • 01 bản (màu xanh) Viettel lưu giữ
  • Giám đốc/ thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu vào Phiếu yêu cầu thay đổi dịch vụ và được lập thành 02 bản:
  • 01 bản (màu vàng) trao trực tiếp cho KH
  • 01 bản (màu xanh) Viettel lưu giữ
Giấy tờ thay thếChính chủ thuê bao phải trực tiếp đi làm thủ tục và ký tên vào Phiếu yêu cầu thay đổi dịch vụ. Trong trường hợp chủ thuê bao không đi được và ủy quyền cho người khác đến làm thủ tục phải có các giấy tờ sau:
  • Trường hợp chủ thuê bao không đi được và ủy quyền cho người khác: Giấy ủy quyền + CMND người được ủy quyền (ko cần hóa đơn thanh toán cước)
  • Trường hợp vắng mặt chủ thuê bao (đã mất, đi nước ngoài,…): CMND người đi làm thủ tục + Hòa đơn thanh toán cước 03 hoặc 06 tháng gần nhất (trong đó 06 tháng áp dụng đối với số đẹp/ công ty đứng tên)




  1. Cước phí thanh toán
Khóa 1 chiều
Khóa 2 chiều
Cước phí
Thuê bao trả sau
  • Không yêu cầu KH thanh toán cước tháng trước + cước phát sinh
  • KH phải thanh toán hết toàn bộ cước phí tháng trước (nếu có) và cước phát sinh đến thời điểm tạm khóa 02 chiều.
  • KH không phải thanh toán tiền cước thuê bao tháng trong thời gian tạm khóa 02 chiều.
Thuê bao trả trước
  • KH phải cung cấp chính xác 5-10 số thuê bao thường xuyên liên lạc trong vòng 3 tháng gần nhất (gói cước TOMATO trong 6 tháng gần nhất).
  • Thông tin khác: mệnh giá thẻ thường nạp, hình thức nạp thẻ thường sử dụng, giá trị thẻ nạp gần nhất
  • KH phải cung cấp chính xác 5-10 số thuê bao thường xuyên liên lạc trong vòng 3 tháng gần nhất (gói cước TOMATO trong 6 tháng gần nhất).
  • Thông tin khác: mệnh giá thẻ thường nạp, hình thức nạp thẻ thường sử dụng, giá trị thẻ nạp gần nhất
Lưu ý: Đối với những thuê bao đang trong thời gian cam kết về mức cước khi tạm khóa vẫn phải thanh toán cước theo mức cam kết; Phí tạm khóa: miễn phí





Quy định về thời gian giữ số sau khi tạm khóa
  • Đối với thuê bao di động:
  • Thuê bao trả sau: 30 ngày
  • Thuê bao trả trước: từ ngày 06/01/2013 áp dụng qui định mới cho thuê bao di động trả trước. Cụ thể
    • Trườnghợp khóa 1 chiều:
      • Sau 30 ngày nếu khách hàng không mở khóa 1 chiều, thuê bao sẽ bị khóa 2 chiều.
      • Sau khi bị chuyển khóa 2 chiều 30 ngày, nếu khách hàng không mở khóa 2 chiều thuê bao sẽ bị thu hồi về kho số.
    • Trường hợp chặn 2 chiều: Sau khi bị chuyển khóa 2 chiều 30 ngày, nếu khách hàng không mở khóa 2 chiều thuê bao sẽ bị thu hồi về kho số.
    • Các thuê bao đã làm thủ tục khóa do mất máy trước ngày 06/01/2013 nếu chưa mở khóa sẽ được coi như thực hiện khóa máy từ ngày 06/01/2013. Cụ thể:
      • Thuê bao khóa 1 chiều: ngày 06/02/2013 thuê bao sẽ bị khóa 2 chiều. Nếu vẫn tiếp tục không mở khóa thì sau 30 ngày thuê bao sẽ bị thu hồi về kho số.
      • Thuê bao khóa 2 chiều: ngày 06/02/2013 thuê bao sẽ bị thu hồi về kho số.
  • Lưu ý: qui định trên áp dụng cho thuê bao di động và D-com.
Sau thời điểm trên Viettel Telecom sẽ đơn phương thanh lý hợp đồng và thu hồi lại số thuê bao.
 
  • Chủ đề
    cấp lại sim viettel làm lại sim lam lai sim o dau lam lai sim viettel lam sim viettel ở đâu sim bị cháy sim bị hỏng viettel
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,667
    Bài viết
    467,441
    Thành viên
    339,833
    Thành viên mới nhất
    duythinh2222
    Top