EPS là gì? Công thức tính EPS? EBIT là gì? Công thức tính EBIT? EBITDA là gì? Công thức EBITDA? Cách tính EPS, EBIT, EBITDA trong báo cáo tài chính?
Hướng dẫn cách tính ESP, EBIT, EBITDA trong báo cáo tài chính?
Đối với các sinh viên Kinh tế - Tài chính trong môi trường đại học sẽ dần được tiếp xúc với các khái niệm “doanh thu”, “chi phí”, … Và chắc chắn rằng các bạn sẽ được làm quen với khái niệm về “Chỉ số lợi nhuận ròng” lấy ra từ Báo cáo KQHĐ Kinh doanh. Chỉ số lợi nhuận ròng là chỉ tiêu đầu tiên khi bắt đầu phân tích một doanh nghiệp. Tuy nhiên khi ra trường, làm trong môi trường phân tích, đầu tư thì chỉ số EBIT/ EBITDA lại thường được sử dụng hơn so với lợi nhuận ròng. Sau đây vforum sẽ giải thích cho các bạn một số vấn đề như là EPS là gì? Công thức tính EPS? EBIT là gì? Công thức tính EBIT? EBITDA là gì? Công thức EBITDA? Cách tính EPS, cách tính EBIT, cách tính EBITDA trong báo cáo tài chính? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.
EPS là gì?
EPS là lợi nhuận (thu nhập) tính trên 1 cổ phiếu, hay lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu
EPS được xem là yếu tố quan trong đối với nhà đầu tư khi tính toán giá cổ phiếu, và đóng vai trò quan trọng cấu thành nên hệ số P/E.
EPS càng cao phản ánh năng lực kinh doanh của công ty càng mạnh, khả năng trả cổ tức là cao và giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng cao.
EBIT là gì?
EBIT là thu nhập trước lãi vay và thuế
EBIT có tiếng Anh đầy đủ là “Earnings before interest and taxes”
EBIT là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công ty, bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập. EBIT được đề cập đến như "khoản kiếm được từ hoạt động", "lợi nhuận từ hoạt động" hay "thu nhập từ hoạt động".
Có thể hiểu theo một cách khác, EBIT là tất cả khoản lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập. Một yếu tố quan trọng đóng vai trò giúp cho EBIT được sử dụng rộng rãi là nó đã loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các công ty khác nhau. Do đó, EBIT làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của công ty và dễ dàng giúp người đầu tư so sánh các công ty với nhau.
EBITDA là gì?
EBITDA là thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao.
EBITDA có tiếng Anh đầy đủ là “Earnings before interest, taxes, depreciation and amortization”
EBITDA là một chỉ tiêu đánh giá tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp, bằng thu nhập trừ các chi phí, nhưng chưa trừ tiền trả lãi, thuế và khấu hao.
EBITDA có thể được sử dụng để phân tích và so sánh mức lãi giữa các công ty hoặc các ngành bởi chỉ số này đã loại bỏ được ảnh hưởng do các quyết định về mặt kế toán và tài chính gây ra.
EBITDA thường được sử dụng phổ biến trong các ngành có tài sản giá trị lớn, cần chiết khấu trong thời gian dài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Lý do chính EBITDA được sử dụng phổ biến là chỉ số này cho thấy mức lợi nhuận cao hơn thông thường. Công ty sẽ khiến cho bức tranh tài chính của mình thêm sáng sủa bằng cách đưa thêm chỉ số EBITDA, đánh lạc hướng sự chú ý của nhà đầu tư khỏi tỷ lệ nợ và chi phí hoạt động cao.
Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp bị thiệt hại lợi nhuận quá nhiều do chi phí khấu hao quá lớn, lúc đó EBITDA lại có thể là tiêu chí tốt để đánh giá thực lực của doanh nghiệp.
Cách tính EPS, EBIT, EBITDA trong báo cáo tài chính?
1. Cách tính EPS
Công thức 1:
Nếu như gặp trường hợp công ty phát hành thêm hoặc mua lại cổ phiếu thì tổng số cổ phiếu thường (mẫu số trong công thức) phải được tính toán theo công thức bình quân gia quyền.
Nếu như gặp trường hợp công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi thì EPS được tính lại, gọi là EPS giảm bớt, bởi số trái phiếu đó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường vào bất kỳ lúc nào. Kết quả là số lượng cổ phiếu tăng lên sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu.
Công thức 2:
Công ty nào có EPS cao hơn so với các công ty khác sẽ thu hút được sự đầu tư hơn bởi EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại.
EPS thay đổi tuỳ theo phương pháp kế toán và EPS mà các chuyên gia đánh giá được lấy từ thông tin công ty. Do đó, dù là EPS lấy từ công ty hay chuyên gia cũng chỉ là con số ước tính.
Do vậy, chỉ số này nên được xem xét trong một giai đoạn nhất định để đánh giá xu hướng ổn định và khả năng tăng trưởng của nó, qua đó sẽ thấy được hiệu quả quá trình hoạt động của công ty. Và EPS không phải lúc nào cũng tỷ lệ với tổng lợi nhuận sau thuế. Nếu công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm 10% số lượng cổ phiếu mà lợi nhuận tăng thêm không đủ 10% thì EPS sẽ giảm, kéo theo giá cổ phiếu giảm theo.
2. Cách tính EBIT
Bắt đầu với Lợi nhuận ròng (Net Income) trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh (KQKD) thì EBIT sẽ có công thức như sau:
Lưu ý:
+ Theo quy định kế toán tại Việt Nam, khấu hao của tài sản sử dụng cho mục đích nào thì phải được hoạch toán vào chi phí đó. Ví dụ máy móc sử dụng sản xuất sản phẩm thì khấu hao của máy móc phải là một phần trong giá vốn hàng bán. Tương tự với khấu hao của tài sản sử dụng tại văn phòng sẽ được hoạch toán vào chi phí quản lý. Do đó để tính tổng khấu hao phải tách rời các khoản này ra từ các mục chi phí.
+ Đối với công ty nước ngoài thì khấu hao là một mục tách biệt hoàn toàn trong các khoản chi phí và được thể hiện rõ ràng trong Bảng KQHĐ Kinh doanh. Đó là lý do một số bạn thắc mắc tại sao tính EBITDA cho các công ty nước ngoài thì rất dễ trong khi các công ty Việt Nam thì khó hơn. Tất cả cũng là do khác biệt trong phương thức hoạch toán khấu hao.
3. Cách tính EBITDA
Bắt đầu với Lợi nhuận ròng (Net Income) trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh (KQKD) thì EBITDA sẽ có công thức như sau:
Có 2 cách thông dụng để tính khấu hao:
Lưu ý:
+ EBITDA khác với EBIT ở chỗ, EBIT không bao gồm khấu hao, còn EBITDA thì có khấu hao trong đó. Vì thế, còn có thể tính EBITDA bằng cách lấy EBIT cộng với khấu hao.
+ EBIT là con số không phản ánh đúng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do trong công thức, EBIT đã loại ra phần chi phí khấu hao (mà thực tế thì chi phí khấu hao này không phải là chi phí bằng tiền phát sinh thật sự). EBITDA cộng chi phí khấu hao vào thì cũng không có nghĩa là phản ánh lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp (nhiều người lầm tưởng điều này và đây là điều nguy hiểm khi đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp). Khấu hao lớn hay nhỏ, ít hay nhiều do nguyên tắc kế toán quyết định. Do vậy, nếu nhìn vào EBITDA thì không được kết luận ngay lợi nhuận của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ và không thể kết luận tốt hay xấu về doanh nghiệp. Chính vì thế, sử dụng EBITDA hay EBIT phải tuỳ hoàn cảnh và phải kết hợp với dòng tiền thật trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ EBIT còn có thể tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng biến phí (chi phí mà tỷ lệ của nó trong tổng chi phí sản xuất ra một sản phẩm sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi) và trừ tiếp tổng định phí (phần chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất, nếu xét trong một khuôn khổ công suất sản xuất nhất định).
Trên đây là bài viết về EPS là gì? Công thức tính EPS? EBIT là gì? Công thức tính EBIT? EBITDA là gì? Công thức EBITDA? Cách tính EPS, EBIT, EBITDA trong báo cáo tài chính? Mong rằng sẽ giúp ích các bạn có thêm kiến thức về các khái niệm trên cũng như am hiểu về cách tính của chúng.
Xem thêm: Thái Tuế là gì? Cách tính tuổi phạm và không phạm thái tuế và hóa giải khi làm nhà
Hướng dẫn cách tính ESP, EBIT, EBITDA trong báo cáo tài chính?
Đối với các sinh viên Kinh tế - Tài chính trong môi trường đại học sẽ dần được tiếp xúc với các khái niệm “doanh thu”, “chi phí”, … Và chắc chắn rằng các bạn sẽ được làm quen với khái niệm về “Chỉ số lợi nhuận ròng” lấy ra từ Báo cáo KQHĐ Kinh doanh. Chỉ số lợi nhuận ròng là chỉ tiêu đầu tiên khi bắt đầu phân tích một doanh nghiệp. Tuy nhiên khi ra trường, làm trong môi trường phân tích, đầu tư thì chỉ số EBIT/ EBITDA lại thường được sử dụng hơn so với lợi nhuận ròng. Sau đây vforum sẽ giải thích cho các bạn một số vấn đề như là EPS là gì? Công thức tính EPS? EBIT là gì? Công thức tính EBIT? EBITDA là gì? Công thức EBITDA? Cách tính EPS, cách tính EBIT, cách tính EBITDA trong báo cáo tài chính? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.
EPS là gì?
EPS là lợi nhuận (thu nhập) tính trên 1 cổ phiếu, hay lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu
EPS được xem là yếu tố quan trong đối với nhà đầu tư khi tính toán giá cổ phiếu, và đóng vai trò quan trọng cấu thành nên hệ số P/E.
EPS càng cao phản ánh năng lực kinh doanh của công ty càng mạnh, khả năng trả cổ tức là cao và giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng cao.
EBIT là gì?
EBIT là thu nhập trước lãi vay và thuế
EBIT có tiếng Anh đầy đủ là “Earnings before interest and taxes”
EBIT là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công ty, bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập. EBIT được đề cập đến như "khoản kiếm được từ hoạt động", "lợi nhuận từ hoạt động" hay "thu nhập từ hoạt động".
Có thể hiểu theo một cách khác, EBIT là tất cả khoản lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập. Một yếu tố quan trọng đóng vai trò giúp cho EBIT được sử dụng rộng rãi là nó đã loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các công ty khác nhau. Do đó, EBIT làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của công ty và dễ dàng giúp người đầu tư so sánh các công ty với nhau.
EBITDA là gì?
EBITDA là thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao.
EBITDA có tiếng Anh đầy đủ là “Earnings before interest, taxes, depreciation and amortization”
EBITDA là một chỉ tiêu đánh giá tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp, bằng thu nhập trừ các chi phí, nhưng chưa trừ tiền trả lãi, thuế và khấu hao.
EBITDA có thể được sử dụng để phân tích và so sánh mức lãi giữa các công ty hoặc các ngành bởi chỉ số này đã loại bỏ được ảnh hưởng do các quyết định về mặt kế toán và tài chính gây ra.
EBITDA thường được sử dụng phổ biến trong các ngành có tài sản giá trị lớn, cần chiết khấu trong thời gian dài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Lý do chính EBITDA được sử dụng phổ biến là chỉ số này cho thấy mức lợi nhuận cao hơn thông thường. Công ty sẽ khiến cho bức tranh tài chính của mình thêm sáng sủa bằng cách đưa thêm chỉ số EBITDA, đánh lạc hướng sự chú ý của nhà đầu tư khỏi tỷ lệ nợ và chi phí hoạt động cao.
Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp bị thiệt hại lợi nhuận quá nhiều do chi phí khấu hao quá lớn, lúc đó EBITDA lại có thể là tiêu chí tốt để đánh giá thực lực của doanh nghiệp.
Cách tính EPS, EBIT, EBITDA trong báo cáo tài chính?
1. Cách tính EPS
Công thức 1:
EPS = (Lợi nhuận ròng - Tổng cổ tức ưu đãi)/Tổng cổ phiếu thường
Nếu như gặp trường hợp công ty phát hành thêm hoặc mua lại cổ phiếu thì tổng số cổ phiếu thường (mẫu số trong công thức) phải được tính toán theo công thức bình quân gia quyền.
Nếu như gặp trường hợp công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi thì EPS được tính lại, gọi là EPS giảm bớt, bởi số trái phiếu đó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường vào bất kỳ lúc nào. Kết quả là số lượng cổ phiếu tăng lên sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu.
Công thức 2:
EPS giảm bớt = Lợi nhuận ròng (không phải trả lãi TP chuyển đổi)/(Tổng trái phiếu chuyển đổi/Giá chuyển đổi)
Công ty nào có EPS cao hơn so với các công ty khác sẽ thu hút được sự đầu tư hơn bởi EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại.
EPS thay đổi tuỳ theo phương pháp kế toán và EPS mà các chuyên gia đánh giá được lấy từ thông tin công ty. Do đó, dù là EPS lấy từ công ty hay chuyên gia cũng chỉ là con số ước tính.
Do vậy, chỉ số này nên được xem xét trong một giai đoạn nhất định để đánh giá xu hướng ổn định và khả năng tăng trưởng của nó, qua đó sẽ thấy được hiệu quả quá trình hoạt động của công ty. Và EPS không phải lúc nào cũng tỷ lệ với tổng lợi nhuận sau thuế. Nếu công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm 10% số lượng cổ phiếu mà lợi nhuận tăng thêm không đủ 10% thì EPS sẽ giảm, kéo theo giá cổ phiếu giảm theo.
2. Cách tính EBIT
Bắt đầu với Lợi nhuận ròng (Net Income) trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh (KQKD) thì EBIT sẽ có công thức như sau:
EBIT = Net Income + Lãi vay (Báo cáo KQKD) + Thuế (Báo cáo KQKD)
Lưu ý:
+ Theo quy định kế toán tại Việt Nam, khấu hao của tài sản sử dụng cho mục đích nào thì phải được hoạch toán vào chi phí đó. Ví dụ máy móc sử dụng sản xuất sản phẩm thì khấu hao của máy móc phải là một phần trong giá vốn hàng bán. Tương tự với khấu hao của tài sản sử dụng tại văn phòng sẽ được hoạch toán vào chi phí quản lý. Do đó để tính tổng khấu hao phải tách rời các khoản này ra từ các mục chi phí.
+ Đối với công ty nước ngoài thì khấu hao là một mục tách biệt hoàn toàn trong các khoản chi phí và được thể hiện rõ ràng trong Bảng KQHĐ Kinh doanh. Đó là lý do một số bạn thắc mắc tại sao tính EBITDA cho các công ty nước ngoài thì rất dễ trong khi các công ty Việt Nam thì khó hơn. Tất cả cũng là do khác biệt trong phương thức hoạch toán khấu hao.
3. Cách tính EBITDA
Bắt đầu với Lợi nhuận ròng (Net Income) trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh (KQKD) thì EBITDA sẽ có công thức như sau:
EBITDA = Net Income + Lãi vay (Báo cáo KQKD) + Thuế (Báo cáo KQKD) + Khấu hao
Có 2 cách thông dụng để tính khấu hao:
- Từ bảng Cân đối, mục Khấu hao lũy kế trong năm
- Từ bảng phân tích dòng tiền, mục khấu hao tài sản
Lưu ý:
+ EBITDA khác với EBIT ở chỗ, EBIT không bao gồm khấu hao, còn EBITDA thì có khấu hao trong đó. Vì thế, còn có thể tính EBITDA bằng cách lấy EBIT cộng với khấu hao.
+ EBIT là con số không phản ánh đúng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do trong công thức, EBIT đã loại ra phần chi phí khấu hao (mà thực tế thì chi phí khấu hao này không phải là chi phí bằng tiền phát sinh thật sự). EBITDA cộng chi phí khấu hao vào thì cũng không có nghĩa là phản ánh lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp (nhiều người lầm tưởng điều này và đây là điều nguy hiểm khi đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp). Khấu hao lớn hay nhỏ, ít hay nhiều do nguyên tắc kế toán quyết định. Do vậy, nếu nhìn vào EBITDA thì không được kết luận ngay lợi nhuận của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ và không thể kết luận tốt hay xấu về doanh nghiệp. Chính vì thế, sử dụng EBITDA hay EBIT phải tuỳ hoàn cảnh và phải kết hợp với dòng tiền thật trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ EBIT còn có thể tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng biến phí (chi phí mà tỷ lệ của nó trong tổng chi phí sản xuất ra một sản phẩm sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi) và trừ tiếp tổng định phí (phần chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất, nếu xét trong một khuôn khổ công suất sản xuất nhất định).
Trên đây là bài viết về EPS là gì? Công thức tính EPS? EBIT là gì? Công thức tính EBIT? EBITDA là gì? Công thức EBITDA? Cách tính EPS, EBIT, EBITDA trong báo cáo tài chính? Mong rằng sẽ giúp ích các bạn có thêm kiến thức về các khái niệm trên cũng như am hiểu về cách tính của chúng.
Xem thêm: Thái Tuế là gì? Cách tính tuổi phạm và không phạm thái tuế và hóa giải khi làm nhà
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: