Cách tính giá thành sản phẩm, giá thành sản xuất theo định mức, phương pháp hệ số

Giá thành sản phẩm là gì? Giá thành sản xuất là gì? Phân loại giá thành như thế nào? Đơn vị tính giá thành và kỳ tính giá thành? Cách tính giá thành sản phẩm, giá thành sản xuất theo định mức, phương pháp hệ số.

cach-tinh-gia-thanh-san-pham-gia-thanh-san-xuat-theo-dinh-muc-phuong-phap-he-so-0.jpg

Khái niệm về giá thành sản phẩm, giá thành sản xuất?

Trong bất kể thời kỳ nào và lĩnh vực hoạt động nào thì mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp cũng là lợi nhuận. Tuy nhiên muốn có lợi nhuận cao thì doanh nghiệp phải có biện pháp tăng doanh thu ở mức cao nhất và giảm chi phí ở mức thấp nhất. Vậy muốn giảm được chi phí thì doanh nghiệp phải nắm bắt được nguồn hình thành chi phí và xác định được chi phí phát sinh.

Trong doanh nghiệp sản xuất giá thành sản xuất là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí của doanh nghiệp, muốn tiết giảm được chi phí thì doanh nghiệp phải tính chính xác và kịp thời giá thành của sản phẩm. Muốn làm được điều này kế toán giá thành phải xác định được giá thành là gì?, phải hiểu được nhiệm vụ của mình là gì?. Trong bài viết này vforum sẽ đề cập đến các vấn đề là Giá thành sản phẩm là gì? Giá thành sản xuất là gì? Phân loại giá thành như thế nào? Đơn vị tính giá thành và kỳ tính giá thành? Cách tính giá thành sản phẩm, giá thành sản xuất theo định mức, phương pháp hệ số? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.

Giá thành sản xuất sản phẩm là gì?

Giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.

Chỉ tiêu của giá thành sản phẩm được tạo nên từ tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước đó có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.

Giá thành sản xuất sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí, lao động sống. Kết quả thu được là sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành đánh giá được mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí.

Giá thành sản xuất sản phẩm được cấu tạo bởi 3 khoản mục chi phí sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí nguyên vật liệu cấu tạo nên thành phẩm và dịch vụ;
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Tức là để biến những nguyên vật liệu thành sản phẩm thì phải có con người bỏ sức lao động ra. Tức là doanh nghiệp phải trả tiền công cho những nhân công trực tiếp làm ra sản phẩm;
  • Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí chung liên quan đến việc tạo ra sản phẩm đó (gồm chi phí nhân viên quản lý bộ phận, phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền điện, tiền nước..).

Phân loại giá thành?

Có 2 lĩnh vực đó là lĩnh vực quản lý giá thành và lĩnh vực mặt hạch toán và theo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sau đây ta sẽ đi cụ thể hơn từng lĩnh vực.

+ Xét về lĩnh vực quản lý giá thành được phân thành 3 loại:


  • Giá thành kế hoạch: Là giá thành được trước khi tiến hành quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước, các chi phí dự kiến trong kỳ kế hoạch =>Nó là cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp.
  • Giá thành định mức: Cũng là giá thành được xác định trước khi tiến hành sản xuất trên cơ sở các định mức chi phí, các dự toán chi phí hiện hành => Nó là cơ sở xác định kết quả quá trình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp.
  • Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất, trên cơ sở các chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất => Nó là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Xét về lĩnh vực hạch toán và theo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân thành 2 loại:


  • Giá thành sản xuất: là giá thành hình thành trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
  • Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là giá thành được hình thành trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm giá thành sản xuất và các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp).

Đơn vị tính giá thành và kỳ tính giá thành?

Đơn vị tính giá thành là đơn vị được thừa nhận trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó phù hợp với tính chất lí, hoá học của sản phẩm, đơn vị phải thống nhất. Ví dụ: Vải (mét), nước mắm, rượi, bia (lít, chai), xi măng (tấn), …

Kỳ tính giá thành sản xuất sản phẩm là thời điểm mà kế toán tính giá thành tiến hành tính giá thành sản phẩm, trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được.

Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm, kỳ tính giá thành có thể phù hợp với kỳ báo cáo, có thể phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm: tháng, quý, năm, đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình…

Cách tính giá thành sản phẩm, giá thành sản xuất theo định mức, phương pháp hệ số?

Tính giá thành theo phương pháp hệ số áp dụng với những doanh nghiệp mà trong một chu kỳ sản xuất cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng sản phẩm. Như sau:

Bước 1: Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

cach-tinh-gia-thanh-san-pham-gia-thanh-san-xuat-theo-dinh-muc-phuong-phap-he-so-1.jpg


Bước 2: Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định

cach-tinh-gia-thanh-san-pham-gia-thanh-san-xuat-theo-dinh-muc-phuong-phap-he-so-2.jpg


Bước 3: Xác định giá thành của từng loại sản phẩm


cach-tinh-gia-thanh-san-pham-gia-thanh-san-xuat-theo-dinh-muc-phuong-phap-he-so-3.jpg

Ví dụ:
Công ty kế toán Thiên Thanh tiến hành sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, cuối tháng hạch toán, chi phí được tập hợp như sau. (Đơn vị tính bằng đồng nhé)

1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 6.000.000
2. Chi phí nhân công trực tiếp: 2.000.000
3. Chi phí SX chung: 1.500.000
4. Số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng: sản phẩm A nhập kho 1000, còn sản phẩm B hoàn thành gửi bán ngay: 500.

Tính giá thành từng loại sản phẩm: Biết chi phí sản xuất tập hợp chung không hạch toán riêng được cho từng sản phẩm A và B, biết hệ số quy đổi sản phẩm A: 1.25; sản phẩm B: 1.75, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ: 600.000, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ: 1.000.000

Bài giải:

- Tính giá thành nhóm sản phẩm A và B và giá thành đơn vị:

+ Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn: ( 1000 x 1.25 ) + ( 500 x 1.75 ) = 2125

+ Tổng giá thành sản phẩm A và B:
600.000 + ( 6.000.000 + 2.000.000 + 1.500.000 ) - 1.000.000 = 9.100.000đ

- Giá thành đơn vị SP gốc: 9.100.000 / 1.825 = 4.986đ

+ Giá thành đơn vị SP A: 4.986 x 1.25 = 6232.5đ
=> Tổng giá thành SP A: 1000 x 6232.5 = 6.232.500đ

+ Giá thành đơn vị SP B: 4.986 x 1.75 = 8725.5đ
=> Tổng giá thành SP B: 500 x 8725.5 = 4.362.750đ

Trên đây là bài viết về Giá thành sản phẩm là gì? Giá thành sản xuất là gì? Phân loại giá thành như thế nào? Đơn vị tính giá thành và kỳ tính giá thành? Cách tính giá thành sản phẩm, giá thành sản xuất theo định mức, phương pháp hệ số. Mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hơn về lĩnh vực tính lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Trạch tuổi là gì? Cách tính trạch tuổi làm nhà
 

Thống kê

Chủ đề
101,843
Bài viết
469,196
Thành viên
340,252
Thành viên mới nhất
appgiatot
Top