Cách tính lãi suất ngân hàng tiền gửi tiết kiệm

Hướng dẫn cách tính lãi suất ngân hàng gửi tiết kiệm vietcombank, agribank, dong a bank, sacombank, viettinbank

cach-tinh-lai-suat-gui-tien-tiet-kiem.jpg



Khi việc đầu tư về các mảng khác như: nhà đất, kinh doanh, vàng... đều khá khó khăn thì việc gửi tiết kiệm là lựa chọn của rất nhiều người vừa có thể bảo quản tiền vốn mà cũng có 1 chút lợi nhuận. Với mỗi ngân hàng có thể có những hình thức gửi tiết kiểm khác nhau với những kỳ hạn khác nhau nhưng thông thường được tính theo số ngày hoặc số tháng gửi tiết kiệm với kỳ hạn: 1, 3, 6, 9, 12, 24, 36... tháng.

1. Tính lãi suất ngân hàng lãnh cuối kỳ đúng ngày đến hạn

Đây là cách tính khi bạn gửi tiết kiệm và lãnh vào đúng ngày đến hạn(hoặc lãnh sau) hoặc cũng có thể áp dụng với hình thức gửi tiết kiệm lĩnh trước(nhận được tiền lãi ngay sau khi gửi)

Thông thường công thức chung để tính lãi suất như sau:
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm) x Số ngày gửi/360
hoặc
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm)/12 x Số tháng gửi

Ví dụ
Bạn gửi 100 tr với kỳ hạn 1 năm lãi suất 7.5 % lãnh cuối kỳ thì số tiền lãi bạn sẽ nhận được nhận sẽ là: 100.000.000 x 0.075/12 x 12 = 7.500.000

Bạn gửi 100tr với kỳ hạn 9 tháng, với lãi suất 7 % lãnh cuối kỳ thì tiền lãi bạn nhận được sẽ là: 100.000.000 x 0.07 x 270/360 = 5.250.000

Bạn gửi 100tr với kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 4.5% lãnh cuối thì thì số tiền lãi bạn nhận được sẽ là: 100.000.000 x 0.045 x 90/360 = 1.125.000

Xem thêm: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng cao nhất hiện nay 2016: Đông Á, ACB, Vietcombank, Agribank, BIDV

2. Tính lãi suất ngân hàng lãi hàng tháng

Tiền lãi hàng tháng = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm)/12

Ví dụ bạn gửi 100tr lãi suất 7% 1 năm lãnh định kỳ hàng tháng thì số tiền bạn nhận được mỗi tháng sẽ được: 100tr x 0.07/12 = 583.000 VND

Lưu ý
  • Sẽ không cộng dồn từng tháng để tính lãi cho các tháng tiếp theo mà chỉ được cộng dồn khi hết kỳ hạn gửi mà bạn không lĩnh tiền thì nó mới được cộng dồn và tự động gia hạn với 1 kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn mà bạn đã đăng ký trước đó.
  • Nếu bạn lãnh trước kỳ hạn( trước ngày đến hạn) dù chỉ 1 ngày thì toàn bộ số tiền lãi của bạn cũng sẽ quy về lãi suất không kỳ hạn với tiền lãnh rất ít thường là < 1%.
  • Với mỗi ngân hàng thì có thể có quy ước riêng về số ngày trong năm. Thường sẽ là 360 ngày hoặc 365 ngày. Và mỗi ngân hàng có thể có hình thức trả lãi suất, kỳ hạn khác nhau. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp các ngân hàng để được tư vấn về lãi suất.

Nếu bạn gặp khó khăn về vấn đề tính lãi suất thì có thể đưa ra thông tin về số tiền gửi, ngân hàng gửi, kỳ hạn, hình thức gửi để mình tư vấn thêm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
  • Chủ đề
    agribank cach tinh lai suat dong a bank eximbank lai suat gui lai suat gui tiet kiem lai suat tien gui lai suat tiet kiem sacombank vietcombank viettinbank
  • gửi thế này chẳng ăn thua nhỉ mình cứ nghĩ nó nhiều nhiều có khoảng 300tr gửi ngân hàng tiền lãi hàng tháng cũng đủ ăn chứ, thấp thế này chả đc mấy đồng
     
    Bạn sinh viên Nam sau 5 năm ra trường tiết kiệm được 100 triệu dồng và gủi vào ngân hàng Agribank với lãi suất không thay đổi 8%/năm. Sau mỗi một năm sau đó lại gửi thêm vào 20 triệu. Vậy sau ít nhất bao nhiêu năm (kể từ lúc gửi lần đầu) sinh viên đó mua được căn nhà với giá 900 triệu đồng?
     
    Bạn sinh viên Nam sau 5 năm ra trường tiết kiệm được 100 triệu dồng và gủi vào ngân hàng Agribank với lãi suất không thay đổi 8%/năm. Sau mỗi một năm sau đó lại gửi thêm vào 20 triệu. Vậy sau ít nhất bao nhiêu năm (kể từ lúc gửi lần đầu) sinh viên đó mua được căn nhà với giá 900 triệu đồng?

    1 năm 20tr thấp thế, ít nhất 1 năm phải kiếm được 100tr sau 5 năm kiếm được 500tr + lấy vợ có thêm khoảng 200tr vay mượn thêm thì đủ, chứ làm 20tr/1 năm thì có ốm đau bệnh tật hay nhà có việc vèo cái hết, đừng nghĩ có nhà 900tr mà phấn đấu nhà ở quê 200tr thôi
     

    Thống kê

    Chủ đề
    101,748
    Bài viết
    469,063
    Thành viên
    340,212
    Thành viên mới nhất
    abc123321 dàgh
    Top