Cái đẹp...KHÔNG nằm trong đôi mắt của kẻ si tình

Tham khảo
All stereotypes are true, except... II: "Beauty is in the eye of the beholder"
Is beauty in the eye of the beholder?
Published on April 27, 2008 by Satoshi Kanazawa in The Scientific Fundamentalist

Mọi người nói rằng cái đẹp nằm trong đôi mắt của kẻ si tình, có nghĩa là những người khác nhau có những tiêu chuẩn khác nhau về cái đẹp và không phải tất cả mọi người đều nhất trí ai đẹp và ai không. Đây là thành kiến hoặc câu cách ngôn mà tâm lý học tiến hoá đã bác bỏ. Những tiêu chuẩn của cái đẹp không chỉ giống nhau giữa các cá nhân và các nền văn hoá, mà chúng còn là bẩm sinh. Chúng ta được sinh ra với ý niệm về ai đẹp và ai không.

Bề ngoài, câu cách ngôn "cái đẹp nằm trong đôi mắt của kẻ si tình" có vẻ khá hợp lý. Nhiều sách giáo khoa đại học môn xã hội học và nhân chủng học có những tấm ảnh về những người được xem là xinh đẹp trong các nền văn hoá khác nhau, và một số người trong số họ trông khá kỳ dị theo cách nhìn của văn hoá đương đại phương Tây. Tuy nhiên, nghiên cứu của tâm lý học tiến hoá đã bác bỏ niềm tin phổ biến này.

Ở Mĩ, cả người Đông Á và người da trắng, da đen đều nhất trí về khuôn mặt nào đẹp hoặc ít đẹp hơn. Xuyên văn hoá, có sự tán thành lớn trong đánh giá về vẻ đẹp giữa người Đông Á, người gốc Tây Ban Nha, và người Mỹ, Brazil, Mỹ, Nga, Ache của Paraguay, và Hiwi của Venezuela; Cruzans và người Mỹ ở Saint Croix, người da trắng Nam Phi và Mỹ và Trung Quốc, Ấn Độ, và người Anh. Không có nghiên cứu nào trong số những nghiên cứu đó mà mức độ tiếp xúc với truyền thông phương Tây có bất kỳ ảnh hưởng nào đến nhận thức của mọi người về cái đẹp. Làm thế nào những người đến từ những nền văn hoá khác nhau như vậy đều tán thành về ai đẹp và ai không?

Dường như mọi người đến từ những nền văn hoá khác nhau chia sẻ những tiêu chuẩn giống nhau về cái đẹp vì chúng là bẩm sinh; chúng ta được sinh ra với ý niệm ai đẹp và ai không. 2 nghiên cứu được tiến hành độc lập giữa những năm 1980 cho thấy những bé sơ sinh khoảng 2 và 3 tháng tuổi nhìn vào 1 khuôn mặt lâu hơn khi những người lớn đó được đánh giá là quyến rũ hơn là nhìn 1 khuôn mặt của người lớn được đánh giá là ít quyến rũ. Trẻ em theo chủ nghĩa khoái lạc, do đó chúng nhìn chằm chằm những vật thể mà chúng xem là dễ chịu, thú vị. Khi những đứa bé nhìn chằm chằm vào 1 số khuôn mặt lâu hơn những khuôn mặt khác, nó cho thấy chúng thích nhìn những người đó hơn và thấy họ quyến rũ.

Trong phiên bản gần đây nhất của thực nghiệm này, những bé sơ sinh nhỏ hơn 1 tuần tuổi thể hiện sự ưa thích lớn hơn đối với những khuôn mặt người lớn được đánh giá là quyến rũ. Nghiên cứu khác cho thấy những bé 12 tháng tuổi bộc lộ nhiều niềm vui hơn, vui đùa nhiều hơn và ít lo lắng, ít thu mình khi tương tác với những người lạ đeo mặt nạ lôi cuốn hơn so với khi tương tác với người lạ đeo mặt nạ không lôi cuốn. Trẻ cũng chơi lâu hơn với những búp bê có khuôn mặt quyến rũ hơn những búp bê có khuôn mặt không quyến rũ. Những phát hiện của các nghiên cứu đó nhất quán với kinh nghiệm cá nhân và sự quan sát của nhiều phụ huynh của trẻ nhỏ, phát hiện thấy con họ cư xử tốt hơn nhiều khi người trông trẻ quyến rũ về ngoại hình hơn.

Ngay cả những người ủng hộ hăng hái nhất quan điểm truyền thống rằng "cái đẹp nằm trong đôi mắt của kẻ si tình" cũng phải thừa nhận rằng 1 tuần (hoặc thậm chí 1 vài tháng) gần như không đủ thời gian để những bé sơ sinh học được và tiếp thu những tiêu chuẩn văn hoá về cái đẹp thông qua sự xã hội hoá và tiếp xúc với phương tịện truyền thông. Những nghiên cứu đó khẳng định mạnh mẽ rằng những tiêu chuẩn về cái đẹp có thể là bẩm sinh, không học được hoặc không đòi hỏi thông qua xã hội hoá. Bằng chứng cho thấy rõ ràng cái đẹp không nằm trong đôi mắt kẻ si tình, mà nó có thể là 1 phần của bản chất con người có tính phổ quát.

Nhưng đâu là những tiêu chuẩn về cái đẹp? Những đặc điểm chung của khuôn mặt đẹp là gì? Tôi sẽ trình bày nó trong bài tiếp theo.



Nguồn: psychologytoday
 
Ðề: Cái đẹp...KHÔNG nằm trong đôi mắt của kẻ si tình

Vẻ đẹp... KHÔNG chỉ là bề ngoài.

Tham khảo
All stereotypes are true, except... III: "Beauty is only skin deep"
Is beauty only skin deep?
Published on May 1, 2008 by Satoshi Kanazawa in The Scientific Fundamentalis


Người ta nói rằng cái đẹp chỉ là bề ngoài, nghĩa là người đẹp không khác biệt với người xấu ngoại trừ ngoại hình của họ. Đây là thành kiến mà tâm lý học tiến hoá đã bác bỏ. Sự thật là người xinh đẹp khác biệt với người xấu, vì họ khỏe mạnh hơn về mặt di truyền và sự phát triển. Trong bài trước, tôi đã giải thích rằng những tiêu chuẩn của cái đẹp mang tính phổ quát về văn hoá và bẩm sinh. Có 3 đặc điểm chính đặc trưng cho những khuôn mặt đẹp: tính năng hình học của sự đối xứng 2 bên, tính năng toán học của tính trung bình, và tính năng sinh học của những đặc điểm giới tính. Tất cả đều cho thấy sức khỏe về mặt di truyền và phát triển của người đẹp.

Đối xứng 2 bên. Những khuôn mặt đẹp đối xứng hơn những khuôn mặt không đẹp. Đối xứng 2 bên (mức độ mà những đặc điểm khuôn mặt bên trái và bên phải giống nhau) làm giảm tính dễ bị tổn thương trước ký sinh trùng, mầm bệnh, những độc tố trong quá trình phát triển và với những gián đoạn di truyền như đột biến và giao phối cận huyết. Những cá nhân khỏe mạnh hơn về mặt di truyền và phát triển có sự đối xứng lớn hơn trong những đặc điểm khuôn mặt và cơ thể, và do đó quyến rũ hơn.

Vì lý do này, trong các xã hội, có 1 sự tương quan rõ ràng giữa tỷ lệ nhiễm bệnh trong môi trường và tầm quan trọng đặt vào sự quyến rũ ngoại hình trong việc lựa chọn bạn tình; mọi người xem trọng vẻ đẹp ngoại hình khi có nhiều tác nhân gây bệnh và ký sinh trùng trong môi trường địa phương của họ. Điều này là vì trong các xã hội nơi có nhiều mầm bệnh và ký sinh trùng, điều đặc biệt quan trọng là tránh xa những cá nhân từng bị nhiễm bệnh khi lựa chọn bạn tình.

Mức trung bình. Tính trung bình của khuôn mặt là đặc điểm khác làm tăng sự quyến rũ ngoại hình; những khuôn mặt gần gũi với khuôn mặt trung bình, thông thường trong dân số thì quyến rũ hơn những khuôn mặt với những đặc điểm cực đoan. Trong những lời đáng nhớ của*Judith H. Langlois ở trường đại học Texas, người đầu tiên đã khám phá ra những tiêu chuẩn của cái đẹp có thể là bẩm sinh, 'những khuôn mặt đẹp chỉ ở mức trung bình'. Những lý do tâm lý học tiến hoá lý giải tại sao những khuôn mặt trung bình trong dân số thì quyến rũ hơn những khuôn mặt cực đoan không rõ ràng như những lý do tại sao khuôn mặt đối xứng là quyến rũ. Suy đoán hiện nay đó là tính trung bình của khuôn mặt là kết quả từ tính không đồng nhất hơn là tính đồng nhất của các gen. Những cá nhân có 2 bản sao khác nhau của 1 gen thì kháng cự được nhiều hơn trước 1 số lượng lớn những ký sinh trùng và ít có khả năng có 2 bản sao của gen có hại, đồng thời nhiều khả năng có khuôn mặt trung bình với ít đặc điểm cực đoan hơn về mặt thống kê.*Nếu suy đoán này là đúng, nó có nghĩa là, giống như khuôn mặt đối xứng, khuôn mặt trung bình là 1 dấu chỉ sự khỏe mạnh về di truyền và kháng cự được ký sinh trùng.

Những đặc điểm giới tính. Không giống như khái niệm hình học của sự đối xứng 2 bên và khái niệm toán học của tính trung bình, khái niệm sinh học của những đặc điểm giới tính khác nhau đối với 2 giới. Đối với đàn ông, những đặc điểm được xem là quyến rũ là những dấu chỉ về lượng*testosterone cao (như hàm lớn và lông mày nổi bật). Đối với phụ nữ, những đặc điểm được xem là quyến rũ là những dấu chỉ về lượng estrogen cao (như đôi mắt lớn, môi đầy đặn, trán cao và cằm nhỏ). Đây có lẽ là lý do tại sao phụ nữ theo bản năng nghiêng đầu về phía trước và nhìn lên (làm cho đôi mắt và trán của họ trông to hơn và cằm nhỏ hơn) khi họ muốn trông quyến rũ. Tương tự như vậy, đàn ông theo bản năng nghiêng đầu ra sau (làm hàm có vẻ to hơn và lông mày nổi bật hơn) khi họ muốn trông quyến rũ. Đối với cả 2 giới, những khuôn mặt là điển hình của mức độ hóc môn giới tính cao hơn được xem là quyến rũ.

Cái đẹp còn hơn cả vẻ về ngoài, cái đẹp dường như là những dấu chỉ về sự khỏe mạnh về mặt di truyền và phát triển, và do đó là chất lượng bạn tình; cái đẹp là 1 "giấy chứng nhận sức khỏe". Những người quyến rũ hơn thì khỏe mạnh hơn, có sức khỏe thể chất tốt hơn, sống lâu hơn và ít bị những vấn đề đau lưng (dù 1 số nhà khoa học đang tranh cãi về những phát hiện đó). Sự đối xứng 2 bên đo lường vẻ đẹp rất chính xác đến nỗi bây giờ có 1 chương trình vi tính có thể tính toán được sự đối xứng khuôn mặt của 1 ai đó từ 1 tấm hình khuôn mặt của họ (bằng cách đo những kích thước và những khoảng cách giữa những bộ phận khác nhau trên khuôn mặt) và ấn định 1 số điểm duy nhất cho sự quyến rũ, có tương quan cao giữa số điểm được ấn định với những đánh giá của người khác. Do đó, cái đẹp là 1 thuộc tính khách quan và có thể định lượng của các cá nhân giống như chiều cao và cân nặng, nó không nằm trong đôi mắt của kẻ si tình trước khi phát minh ra thước đo và cái cân.



Nguồn: psychologytoday
 
Top