Cảm nghĩ về những câu hát than thân lớp 7 hay: Thân em như...

Hướng dẫn làm bài văn cảm nghĩ về những câu hát than thân lớp 7 hay nhất. Từ xa xưa, con người luôn là nguồn cảm hứng của thi ca, là địa hát của văn chương. Cuộc sống con người bước vào trang thơ của bao thi nhân một cách tự nhiên và sống động. Văn chương có lẽ vì thế mà gắn liền với con người và mang tính thời đại. Nhất là những cô gái, những số phận người phụ nữ trở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn từ thời ông cha ta xưa. Người phụ nữ đi vào những câu hát than thân, tiếng lòng của họ chan chứa tình người cùng sự ngậm ngùi xót xa trước sóng gió cuộc đời, trước cái bất công của xã hội phong kiến cổ hủ lạc hậu nuôi dưỡng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Chính những tư tưởng ấy đã đẩy họ đến bên những khổ đau về mặt thể xác và tinh thần. Trong chương trình ngữ văn lớp 7, học sinh được tiếp cận với những câu hát than thân đầy ý nghĩa. Dưới đây là bài làm văn cảm nghĩ về những câu hát than thân trong chương trình ngữ văn lớp 7 hay nhất để các bạn tham khảo và làm bài văn thật hay nhé.

BÀI LÀM 1 CẢM NHẬN VỀ NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN LỚP 7
Xã hội phong kiến gắn liền với những cổ hủ lạc hậu vào bất công, nhất là với người phụ nữ. Họ luôn có những số phận nhỏ bé và bất hạnh:
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu.

Hai tiếng thân em sao nghe xót xa là thế. Người phụ nữ xưa có thể là người vợ nào đó, người mẹ hay thậm chí họ chỉ mới đến thì con gái. Những người như họ bị đẩy vào vòng xoáy của thời đại. Cái thời mà nam quyền lên ngôi, được coi trọng và phụ nữ bị áp bức một cách bất công, họ bị những chiếc xiềng xích vô hình bó buộc trong khuôn khổ, trong những phép tắc lỗi thời. Họ chẳng thể làm theo trái tim của mình, không được lựa chọn con đường riêng cho mình, không được yêu người mình thầm thương... Họ, những người phụ nữ hứng chịu tất cả những khổ đau về mặt thể xác và tinh thần. Để rồi nỗi đau bị đẩy lên tới đỉnh điểm, họ phải thốt lên, than lên những lời ai oán. Ôi "thân em", không phải thân chị, thân cô, thân mẹ mà là " thân em". Đại từ "em" làm cho những người phụ nữ ấy trở nên bé nhỏ vô cùng, tấm thân cùng sự bé nhỏ cho thấy họ không có trọng lượng đối với người đời, không có vai vế và một tiếng nói trong xã hội thời ấy. Họ luôn phải nghiêng mình cúi đầu trước những đắng cay của cuộc đời. Đến nỗi họ phó mặc mọi thứ. " Thân em" được so sánh với "trái bần trôi". Đó là một sự vật cụ thể, những cây bần thường mọc tươi tốt ở ven sông, khi những trái bần chín, già rụng xuống sông, trôi theo dòng nước. Số phận của người phụ nữ được ví với trái bần, một loại trái tầm thường. Thân phận họ không những khổ mà con trôi dạt như trái bần trên sông. Khác nỗi, bần trôi trên sông, số phận họ trôi trên dòng đời. Hứng đủ mọi bão táp, gió lớn, chìm nổi bi ai. Chẳng biết đến khi nào số phận họ mới thôi trôi chìm giữ những cơn song dữ. Khổ đau là thế, "mưa dập, sóng dồi", họ đành can tâm, chịu đựng để rồi mặc cho số phận của mình trôi đi đâu. Câu hỏi vang lên đầy xót xa:" Biết tấp vào đâu?" Hỏi không chỉ để tìm câu trả lời mà còn là an ủi chính mình, tự thương lấy số phận long đong của mình. Chẳng biết khi nào ta có thể hạnh phúc trong một xã hội đầy những bất công, những hủ tục và sự phân biệt. Thời đại, bối cảnh xã hội đẩy người phụ nữ vào sóng gió, khiến chính họ không làm chủ nổi mình, luôn phải nơm nớp âu lo về những điều trước mắt và tương lai xa vời. Trong dân gian xưa, cũng có những tiếng than của người phụ nữ như:

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày
Hay:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Thương thay cho thân phận của người phụ nữ xưa, cuộc sống của họ là bão táp, tâm hồn họ chất chứa đầy đau thương để rồi bật lên những tiếng kêu, tiếng than tan nát lòng. Khi đọc những câu than thân ấy, chúng ta càng thêm đồng cảm với số phận của họ. Những con người nhỏ bé và đáng thương bị coi thường và không bao giờ hưởng được một cuộc sống hạnh phúc. Câu hát than thân cũng nhằm lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công và hủ bại, dành mất quyền sống của con người.

Những câu hát than thân rất đỗi quen thuộc đã đi vào lời ru của bao nhiêu thế hệ để lại trong lòng người đọc sự cảm thông và lòng trân trọng người phụ nữ xưa

than-em-nhu.jpg

Thân phận phụ nữ Việt Nam ngày nay đã thay đổi hơn thời xưa rất nhiêu nhưng còn chịu rất nhiều thiệt thòi so với đàn ông nhất là ở các vùng nông thôn

BÀI LÀM 2: CẢM NGHĨ VỀ NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
Từ xưa đến nay, hình ảnh về người phụ nữ vần luôn là đề tài không bao giờ là con đường có đích. Những bài thơ, tác phẩm nghệ thuật đó thường mang cả cuộc đời của họ vào trong tranh giấy. Còn ca dao dân ca thì lại gửi gắm vào cả những câu hát than thân. Trong đó tôi thích nhất là câu
" Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
Dường như những câu hát than thân trong ca dao xưa thường có mô típ "thân em" . Chỉ hai từ thôi nhưng cũng đủ làm ta thấy xót xa trước thân phận đàn bà. Tại sao không thay là "số em" hay "người em", "đời em"...mà tác giả dân gian lại dùng từ "thân". Bởi đúng như nó phản ánh. Ta nhìn thấy ở đó sự bé nhỏ đến bất hạnh, số phận trôi nổi đến vô định, những cuộc đời bạc mệnh của kiếp làm đàn bà trong xã hội xưa. Mở đầu bằng hai chữ "thân em" nhưng gợi lên trong đó là bao nhiêu sự bạc mệnh hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, cái xã hội đã đè nén họ đến bé nhỏ như chỉ còn "thân" kia mà thôi. Đó là câu đáp đầy sự rụt rè, sợ hãi của người phụ nữ với đời. Họ không dám lên cao mặt, tự tin, chỉ biết cúi đầu xưng "em với thế gian này mà thôi
Tiếp đến là hình ảnh so sánh "như tấm lụa đào" cực kì độc đáo. Tấm lụa đào là một trong những vật phẩm rất quý và đắt đỏ, là cao phẩm trong những chuyến buôn chợ. Giữa phiên chợ buôn bán, những tấm lụa mà lại là "lụa đào" thì rất dễ thu hút những tay buôn, kẻ bán thậm chí còn sẵn sàng sứt đầu mẻ chán để mua bằng được tấm lụa đào quý giá kia. Nhưng rốt cuộc có quý giá đến đâu thì " tấm lụa ấy" cũng chỉ là một món hàng giữa chợ buôn ồn ào. Và thân phận người phụ nữ cũng vậy, cũng như một món hành giữa phiên chợ đời xô bồ. Từ khi sinh ra, mang trên mình ba chữ "phận nữ nhi" họ đã bị xã hội đeo cho chiếc gồng sắt nặng trĩu với các lễ giáo lạc hậu, tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh. Lúc lấy chồng thì theo ba mẹ sắp đặt hôn lễ, về nhà chồng thì theo chồng, chồng có mất thì phải theo con... Hạnh phúc thực sự một đời, họ đâu dám mơ ước, đâu được chạm tới. Vì lễ giáo phong kiến, vì hủ tục lạc hậu, vì Nho giáo gia nghiêm mà họ phải tuân theo ba mẹ cho tròn chữ hiếu, thuận chồng cho tròn chữ thê, theo con cho tròn chữ chung. Cuộc đời đầy nước mắt nuốt ngược ấy lại chính là hình ảnh chung cho hầu hết những người phụ nữ xưa. Cuộc sống, hạnh phúc cá nhân và cả chính nụ cười cũng rẻ mạt, chỉ để đem ra như một món hàng giữa chợ. Mặc cho nó "phất phơ":
" Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? "
Lại một câu hỏi vang lên nhưng dường như sẽ chẳng được đáp lại cho trọn vẹn. Từ láy " phất phơ" đảo lên đầu câu như càng thêm nhấn mạnh về thân phận phụ thuộc của người phụ nữ. Từ đó ta càng thêm xót thương cho họ hơn. Là vế sau của hình ảnh so sánh ở câu trên, " tấm lụa đào" đắt giá kia "phất phơ" giữa khu chợ ồn ào mà chẳng biết lúc nào bị bán. Người phụ nữ cũng thế, cuộc đời được sắp sẵn của họ. Câu hỏi vang lên đầy chua xót cay đắng với cuộc đời. Rồi đây, dù là "gái chín chuyên", là trân anh thế phiệt cũng đều bị ngã giá giữa chợ đời giống như một món hàng rẻ mạt mà thôi. Trong xã hội trong nam khinh nữ, trong xã hội "Trai quân tử năm thê bảy thiếp/Gái chín chuyên chỉ có một chồng ấy" thì số phận họ bạc bẽo, thậm chí còn rẻ hơn cả một món hàng. Cuộc đời trôi nổi ấy, dù xuất thân trong hoàn cảnh nào nhưng đều có chung một điểm là chẳng bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn cá nhân. Địa ngục hay Thiên đường, nụ cười hay nước mắt, hạnh phúc hay đắng cay....với họ chỉ mong manh như màn sương bởi điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào "tay ai" mà học bị bán kia.
" Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt người phàm rửa chân"
Câu hát than thân trên đã phần nào phản ánh về góc tối của xã hội phong kiến xưa, về số phận nhỏ bé trôi nổi của người phụ nữ. Từ đó ta thêm phần thấu hiểu, cảm thông trước những hình ảnh đó. Đồng thời, càng thấy trân trọng về giá trị của người phụ nữ được đánh giá cao trong xã hội ngày nay.
 
  • Chủ đề
    câu hát than thân
  • Top