Cảm nhận bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ

Hướng dẫn cảm nhận bài thơ “Nhớ rừng”. Có một giai đoạn lịch sử nước ta chìm đắm trong bóng tối lâu dài. Khoảng thời gian mà đất nước bị xâm lăng, đời sống nhân dân lầm tha bị đầy ải. còn về đường lối cách mạng đấu tranh cũng đều chìm trong bế tắc, tăm tối. có biết bao thanh niên tài năng mang một tấm lòng yêu nước thương dân nhưng vì thời thế mà đành bất lực bất mãn với thực tại vì không có sự định hướng cụ thể cho cuộc đời và cho đất nước. nền văn học trong thời đó cũng phát triển lên đỉnh cao với biết bao bào thể thể hiện tâm trạng bất lực ấy, tiêu biểu là bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ, trong chương trình ngữ văn 8 ta thường bắt gặp đề bài cảm nhận bài thơ “nhớ rừng”. Sau đây là bài làm chi tiết mong có thể giúp các bạn định hướng tốt nhất trong quá trình làm bài.

nho-rung.jpg

Tự do là điều rất đáng quý

BÀI LÀM 1: CẢM NHẬN BÀI THƠ “NHỚ RỪNG”
Một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới- một trào lưu văn học để lại cho nền văn học Việt bao áng thơ đặc sắc, cách tân, chính là Thế Lữ. ngòi bút của ông mang một vẻ hồn nhiên, kiếm tìm những vẻ đẹp quanh mình. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách đó chính là bài tho “Nhớ rừng”

Những ai có chí khí, khát vọng thoát ra khỏi cuộc sống chật hẹp, tù túng, quẩn quanh đều được thổi hồn khi nghe bài thơ “nhớ rừng”. bài thơ được tác gủa đề tặng nhà văn lớn Nhất Linh và có một chú thích rõ rành “lời con hổ ở vườn bách thú”. Đúng vậy bài thơ là “lời con hổ” nhưng lại mang tâm trạng của con người. đó không chỉ là tâm trạng của một riêng Thế Lữ mà còn là tiếng nói tâm trạng chung của cả tầng lớp thế hệ thanh niên đương thời đang bế tắc trước cuộc đời.
Mở đầu bài thơ bằng nỗi niềm căm hờn, bi phẫn cao độ:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tự lự”
Con hổ xót xa khi mình không còn là mình mà chỉ là “thứ đồ chơi” và “phải chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi với cặp báo chuồng bên vô tư lự”. chẳng có nỗi bất hạnh nào lớn hơn khi mình mất bản thân mình phải chịu cảnh tù hãm đến “nhục nhằn”. các câu thơ như tiếng than, niềm căm phẫn với hoàn cảnh trái ngang, nhục nhã của chú hổ, vốn là chúa sơm lâm oai linh của thiên nhiên. Dù căm phẫn là thế nhưng con hổ vẫn bất lực mà “gậm nhấm” một cách tẻ nhạt với thực tại chán ngán. Và nó chỉ biết sống với quá khứ, sống với thuở “thủa tung hoành” ngày xưa. Đó là một quá khứ hào hùng, để thương nhớ. Chính vì cái bóng của nó quá lớn nên khiến cho con hổ càng khó chấp nhận được hiện tại nhục nhằn này:
“Ta sống trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngàn với giọng nguồn hét núi
Với kho thét khúc trường ca dữ dội ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm. lá gai, cỏ sắc
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến bao mọi vật đều im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi”
Đó là quá khứ vàng son một thời, một thời còn “tung hoành”, làm bá chủ thiên hạ.một quá khứ với biết bao kỉ niệm đẹp đẽ. Không chỉ thế mà con là những lần được tự do, rong ruổi chơi đùa với thiên nhiên.
“nào đây những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sai rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật”
Nhưng đấy cúng chỉ là quá khứ. Quá khứ dù hào hùng, tươi đẹp bao nhiêu cũng không thể thay thế cho thực tại. cũng như con người, con hổ vẫn phải sống với cái hiện tại của nó và con hổ đã không hề mơ hồ, không hề ảo tưởng khi cất lời than vãn

Cuối cùng nó chỉ còn biết sống trong giấc mộng, một “giấc mộng ngàn to lớn”, để quên đi thực tại, để được tự do, dù chỉ là trong mộng
“hỡi oai linh, cảnh nước no hùng vĩ
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Bơi ta không còn được thấy bao giờ
…………………………………
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi”
Mượn lời con hổ để nói lên tâm trạng của con người, của cả một tầng lớp, thế hệ thanh niên Việt Nam cảm thấy bất lực và bế tắc. ta muốn thấy một con hổ biết phá cũi sổ lồng, một con hổ tung người lên, bay qua các hang rào để giải thoát sự tự do cho mình hay tiêu cực hơn là tự sát, quyết không chịu cảnh “nhục nhằn, tù hãm” nhưng con hổ ở trong bài thơ đây lại không được như thế. Nó chỉ bất lực, bế tắc mà chỉ biết tiếc nhớ quá khứ vàng son, mơ mộng đến những kỉ niệm tươi đẹp ngày xưa.

Nỗi lòng của Hi mã lạp sơn trong thơ Xuân Diệu cũng giống nỗi lòng con hổ trong cũi sắt của Thế Lữ, nó thuộc về bản chất của chủ nghĩa lãng mạn. Quá nhấn mạnh, đến chỉ thấy ý nghĩa xã hội, làm hẹp đi bản chất nhân bản của bài thơ và cũng làm mờ đi quy luật thẩm mĩ của chủ nghĩa lãng mạn. còn có một lý do nữa: tự do con hổ là tự do của một ông chúa, ta biết ta là chúa tể muôn loài, khát khao tự do của hổ qua một hình tượng của bài, là khát khao ngự trị, khát khao tước đoạt tự do của kẻ khác. Cho nên coi hổ trong cũi là thân phận của dân tộc ta e có chỗ khó giải thích khi nói tới tính thống nhất hình tượng

Thế Lữ đã rất thành công khi xây dựng nên hình tượng con hổ để qua đó mà gửi gắm những nỗi niềm rất sáng tạo mà chân thực. qua bài thơ ta như thêm hiểu ơn, trân trọng một tâm hồn trong sáng nhưng đầy bất lực bất mãn với thực tại. Đó cũng chính là nỗi niềm của cả một thế hệ Việt Nam lúc đó.
 
  • Chủ đề
    cảm nhận bài thơ nhớ rừng nhớ rừng
  • Top