Đề bài: Cảm nhận hai đoạn văn sau: “Hùng vĩ trên sông Đà... vừa tắt phụt đèn điện" và "Thuyền tôi trôi trên sông Đà...một người tình nhân chưa quen biết". Từ đó chỉ ra điểm chung và nét riêng trong vẻ đẹp sông Đà.
“Người lái đò sông Đà” là một trong những thiên tùy bút thể hiện được khá trọn vẹn phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. Con mắt của ông luôn nhìn sự vật, sự việc dưới con góc độ văn hóa, thẩm mĩ, dù là hung bạo, dữ dội hay là thơ mộng trữ tình. Có thể thấy điều đó qua hai đoạn văn: “Hùng vĩ trên sông Đà... vừa tắt phụt đèn điện" và "Thuyền tôi trôi trên sông Đà...một người tình nhân chưa quen biết" để thấy được điểm chung và nét riêng trong vẻ đẹp sông Đà.
Nguyễn Tuân như là một nhà văn được sinh ra cho thể tùy bút. Với tùy bút, ông như cá gặp nước, thỏa sức vẫy vùng, thoải mái được bộc lộ cái tôi nghệ sĩ đầy bản lĩnh và giàu cá tính của mình. Đọc văn Nguyễn Tuân, ta thường xuyên có cảm giác rợn ngợp. Đó là sự ngợp mình trước cái đẹp có một không hai: chưa gặp thì xiết bao ao ước, càng nghe nói lại càng bồn chồn và khi gặp chỉ còn biết thán phục, chỉ e sợ có giây nào nghễnh ngãng không thu nhận hết, đã để trôi qua những khoảnh khắc hiếm hoi của cuộc đời. Lạ thế, văn Nguyễn vẫn còn đó, trên trang giấy nhưng nỗi e sợ kia vẫn cứ gợn lên. Ngay cả những hình tượng nghệ thuật của ông cũng không bao giờ là hình tượng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Nó đang sống, và sống một cách rất mãnh liệt, hết mình. Đó chính là hình ảnh những “tờ hoa”, là hình tượng con sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”. Sau đây, chúng ta sẽ cùng phân tích hình tượng sông Đà trong tác qua hai đoạn văn tiêu biểu: “Hùng vĩ trên sông Đà... vừa tắt phụt đèn điện" và "Thuyền tôi trôi trên sông Đà...một người tình nhân chưa quen biết" qua đó thấy được những điểm chung và nét riêng trong vẻ đẹp hình tượng. Trước khi viết bài, các bạn có thể tham khảo một số bài mẫu phía dưới. Chúc các bạn học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH HAI ĐOẠN VĂN “HÙNG VĨ TRÊN SÔNG ĐÀ... VỪA TẮT PHỤT ĐÈN ĐIỆN” VÀ “THUYỀN TÔI TRÔI TRÊN SÔNG ĐÀ.. MỘT NGƯỜI TÌNH NHÂN CHƯA QUEN BIẾT” ĐỂ THẤY ĐIỂM CHUNG VÀ NÉT RIÊNG.
Một người nghệ sĩ đích thực không muốn lặp lại ai, ai lặp lại mình, dù cả chính mình đi nữa. Nguyễn Tuân là định nghĩa chính xác về một người nghệ sĩ như thế. Văn phong của ông mang một dáng vẻ rất khác, ngay cả trong những tác phẩm của mình, những đoạn văn khác nhau vẫn rất mới lạ. Có thể thấy điều đó qua hai đoạn văn “Người lái đò sông Đà”: “Hùng vĩ trên sông Đà... vừa tắt phụt đèn điện" và "Thuyền tôi trôi trên sông Đà...một người tình nhân chưa quen biết".
Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” là kết quả viên mãn của chuyến đi thực tế ở vùng Tây Bắc để tìm “chất vàng mười” của thiên nhiên và con người. Trong sáng tác của Nguyễn Tuân, không ít lần người ta thấy đồ vật được tôn lên thành một “nhân vật” trung tâm, thu hút sự chú ý của nhà văn. “Người lái đò Sông Đà” cũng là một trường hợp như vậy. Sông Đà đã thực sự được nhà văn xem như một con người, có tính cách riêng mà hai nét nổi bật nhất là hung bạo và trữ tình. Hoàn toàn không ngẫu nhiên việc tác giả viết hoa cả chữ sông – một danh từ chung. Sông Đà – đó là tên của một nhân vật đích thực trong cái nhìn hồn nhiên, trẻ trung của tác giả.
Toàn bộ đoạn văn đã dựng lên bức tranh hùng vĩ, tráng lệ về Đà giang. Đó là vẻ đẹp nơi vách đá bờ sông với “vách thành”. “Vách thành” chứ không phải là “thành vách” bởi “vách thành” mới chính là vách đá kiên cố, đồ sộ, uy nghiêm, chứa đầy kỉ bí mật của thành cao hào sâu. Lê Đạt từng chia sẻ: “Tôi tôn trọng những nhà văn sinh sự với văn chương để tạo ra sự sinh của ngôn ngữ”. Nguyễn Tuân chính là người như thế. Ở vách thành ấy, đúng ngọ mới có mặt trời, giữa mùa hè mà cũng thấy lạnh. Lạnh bởi khi đá sắc như dao, hay vì dưới chân toàn là nước, hơi nước bị cầm tù ngàn năm dưới núi đá mà sinh âm u? Câu thơ tạo nên cảm giác gai ghê, ớn lạnh như đang lạc vào một trận đồ át quái của sông nước Đà giang khúc thượng nguồn. “Đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” càng tô thêm cảm giác lạnh lẽo, tối tăm như chưa có hơi ấm của sự sống.
Nguyễn Tuân không chỉ tâm dắc với đặc tính “gây sự” của sông Đà mà còn hết sức mặn mà với phẩm chất trữ tình của nó. Tất cả đều là những cực khác nhau của cái đẹp, ngòi bút Nguyễn Tuân phô khoe hết vẻ đa dạng của mình. Nếu ở trên, khi mô tả cuộc giao tranh hào hùng giữa người và thác, ông đã điều động rất nhiều và thoải mái những tri thức về quân sự, võ thuật thì ở đoạn sau, khi nói về cái thơ mộng của sông Đà: “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Một loạt những câu đơn, ngắn, nhịp chậm với từ láy “lặng tờ” càng làm cho khung cảnh trở nên thanh bình và yên ắng đến lạ, như chưa hề có cuộc giao tranh khốc liệt nào từng xảy ra. Khung cảnh sông Đà được hoàn thiện với những “nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”, “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”, “một đàn hươu cúi đầu ngốn búp có gianh đẫm sương đêm”. Ta cảm giác như được lạc vào cõi tiên nào đó, với sự nguyên sơ, thanh sáng nhất của nó; tất cả chỉ là “nõn búp”, “ngô non đầu mùa”,... Nguyễn Tuân là thế, không ưa những cái lưng chừng lỡ cỡ, không thích những vẻ đẹp cứ bình thường. “Trong sẽ trong tới đáy”. Ngay cả trong những liên tưởng so sánh cũng phải đặc biệt: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.” Lần đầu tiên có nhà văn dùng vật vô hình “bờ tiền sử”, “nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” để miêu tả vật hữu hình “bờ sông” . Sự vật đã được vô hình hóa, nó như mang linh hồn, mang theo tiềm thức và những giá trị văn hóa của ngàn đời tinh hoa. Bờ sông ấy là bờ sông của lịch sử, của thời gian, để nối liền khoảng cách thế hệ và lưu giữ những giá trị tinh hoa truyền thống. Để làm nổi bật sự yên bình, thơ mộng nơi đây, Nguyễn Tuân chỉ cần miêu tả cái ngẩng đầu “thơ ngộ” của con hươu “khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò”. Cái hay của người cầm bút là không cần nói trăng cũng có thể cho ta biết trời đêm đang sáng, miêu tả tiếng động lại làm nổi bật sự thanh vắng đến lạ kì. Chỉ một tiếng động nhỏ cũng có thể làm thay đổi sự vật xung quanh. Rồi lại cảnh giàu có, trù phú tài nguyên của vùng đất miền Tây Bắc được hiện ra chỉ qua những câu văn giàu tính gợi hình: “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến”. Người xưa quan niệm, thơ văn nhạc họa bất phân. Đôi khi, đọc văn mà ta tưởng như đang thưởng họa, đang ngậm nhạc trong miệng: “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của ‘‘một người tình nhân chưa quen biết”. Ấy chẳng phải là nhạc hay sao. Trong câu thơ hiện đại ngày nay, ta lại bắt gặp bóng dáng của thi nhân núi Tản thuở trước. Một câu văn có đến hai thế hệ, chứa cả tầm vóc của hai thi nhân thời đại – đó chính là khả năng gắn kết và đồng cảm phi ranh giới về thời gian, không gian, chỉ cần một tấm lòng cùng yêu, cùng hướng và đau đáu vì cái đẹp.
Như vậy, con Sông Đà qua trang viết Nguyễn Tuân, dù là hung bạo hay trữ tình đều là vẻ đẹp lên đến tuyệt mĩ, phi thường. Nếu ở đoạn đầu, con sông Đà hiện lên với vẻ đẹp hung bạo như một loài thủy quái, một mụ phù thủy nhiều phép thuật, luôn thần bí đối với con người thì ở đoạn sau, lại duyên dáng lại trữ tình rất mực, mang theo nền văn hóa ngàn đời cổ xưa. Từ hình ảnh lớn lao với những động từ mạnh, tính từ tuyệt đối đến đoạn trữ tình, giọng văn trở nên nhẹ nhàng, hình ảnh tươi sáng. Bởi Nguyễn Tuân là thế, luôn nhìn sự vật dưới góc độ văn hóa thẩm mĩ, và cái đẹp với ông phải là cái đẹp tuyệt bích. Ông không ưa những cái gì lưng chừng, lỡ cỡ. Đó là quan niệm, là sự ý thức cao độ đối với cây bút, với nghề viết của một người nghệ sĩ. “Người lái đò Sông Đà” còn là sự tự do của một tài năng, của một đấng Hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ. Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên tựa một đứa trẻ thơ, mỗi trang viết mỗi câu văn của Nguyễn Tuân đều mang hơi thở của cuộc đời và tâm huyết của một người nghệ sĩ thực thụ. Nhưng tài năng mới chỉ là một mặt của vấn đề. Qua tác phẩm, ta còn thấy ở Nguyễn Tuân một tấm lòng nặng nghĩa với cuộc đời, với non sông, đất nước, với tất cả những gì ông thấy là đẹp.
Ra đời cùng với đời sống sinh hoạt của con người, qua hàng ngàn năm, qua sự băng hoại khắc nghiệt của thời gian, những câu ca vẫn còn xanh, những bài hát vẫn còn xanh. Bởi chỉ ở đó, ta mới thấy những câu văn luôn tươi mới, những hình ảnh dẫu lấy từ cuộc sống nhưng lại thật sống động và đặc biệt như thế.
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
“Người lái đò sông Đà” là một trong những thiên tùy bút thể hiện được khá trọn vẹn phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. Con mắt của ông luôn nhìn sự vật, sự việc dưới con góc độ văn hóa, thẩm mĩ, dù là hung bạo, dữ dội hay là thơ mộng trữ tình. Có thể thấy điều đó qua hai đoạn văn: “Hùng vĩ trên sông Đà... vừa tắt phụt đèn điện" và "Thuyền tôi trôi trên sông Đà...một người tình nhân chưa quen biết" để thấy được điểm chung và nét riêng trong vẻ đẹp sông Đà.
Nguyễn Tuân như là một nhà văn được sinh ra cho thể tùy bút. Với tùy bút, ông như cá gặp nước, thỏa sức vẫy vùng, thoải mái được bộc lộ cái tôi nghệ sĩ đầy bản lĩnh và giàu cá tính của mình. Đọc văn Nguyễn Tuân, ta thường xuyên có cảm giác rợn ngợp. Đó là sự ngợp mình trước cái đẹp có một không hai: chưa gặp thì xiết bao ao ước, càng nghe nói lại càng bồn chồn và khi gặp chỉ còn biết thán phục, chỉ e sợ có giây nào nghễnh ngãng không thu nhận hết, đã để trôi qua những khoảnh khắc hiếm hoi của cuộc đời. Lạ thế, văn Nguyễn vẫn còn đó, trên trang giấy nhưng nỗi e sợ kia vẫn cứ gợn lên. Ngay cả những hình tượng nghệ thuật của ông cũng không bao giờ là hình tượng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Nó đang sống, và sống một cách rất mãnh liệt, hết mình. Đó chính là hình ảnh những “tờ hoa”, là hình tượng con sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”. Sau đây, chúng ta sẽ cùng phân tích hình tượng sông Đà trong tác qua hai đoạn văn tiêu biểu: “Hùng vĩ trên sông Đà... vừa tắt phụt đèn điện" và "Thuyền tôi trôi trên sông Đà...một người tình nhân chưa quen biết" qua đó thấy được những điểm chung và nét riêng trong vẻ đẹp hình tượng. Trước khi viết bài, các bạn có thể tham khảo một số bài mẫu phía dưới. Chúc các bạn học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH HAI ĐOẠN VĂN “HÙNG VĨ TRÊN SÔNG ĐÀ... VỪA TẮT PHỤT ĐÈN ĐIỆN” VÀ “THUYỀN TÔI TRÔI TRÊN SÔNG ĐÀ.. MỘT NGƯỜI TÌNH NHÂN CHƯA QUEN BIẾT” ĐỂ THẤY ĐIỂM CHUNG VÀ NÉT RIÊNG.
Một người nghệ sĩ đích thực không muốn lặp lại ai, ai lặp lại mình, dù cả chính mình đi nữa. Nguyễn Tuân là định nghĩa chính xác về một người nghệ sĩ như thế. Văn phong của ông mang một dáng vẻ rất khác, ngay cả trong những tác phẩm của mình, những đoạn văn khác nhau vẫn rất mới lạ. Có thể thấy điều đó qua hai đoạn văn “Người lái đò sông Đà”: “Hùng vĩ trên sông Đà... vừa tắt phụt đèn điện" và "Thuyền tôi trôi trên sông Đà...một người tình nhân chưa quen biết".
Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” là kết quả viên mãn của chuyến đi thực tế ở vùng Tây Bắc để tìm “chất vàng mười” của thiên nhiên và con người. Trong sáng tác của Nguyễn Tuân, không ít lần người ta thấy đồ vật được tôn lên thành một “nhân vật” trung tâm, thu hút sự chú ý của nhà văn. “Người lái đò Sông Đà” cũng là một trường hợp như vậy. Sông Đà đã thực sự được nhà văn xem như một con người, có tính cách riêng mà hai nét nổi bật nhất là hung bạo và trữ tình. Hoàn toàn không ngẫu nhiên việc tác giả viết hoa cả chữ sông – một danh từ chung. Sông Đà – đó là tên của một nhân vật đích thực trong cái nhìn hồn nhiên, trẻ trung của tác giả.
Toàn bộ đoạn văn đã dựng lên bức tranh hùng vĩ, tráng lệ về Đà giang. Đó là vẻ đẹp nơi vách đá bờ sông với “vách thành”. “Vách thành” chứ không phải là “thành vách” bởi “vách thành” mới chính là vách đá kiên cố, đồ sộ, uy nghiêm, chứa đầy kỉ bí mật của thành cao hào sâu. Lê Đạt từng chia sẻ: “Tôi tôn trọng những nhà văn sinh sự với văn chương để tạo ra sự sinh của ngôn ngữ”. Nguyễn Tuân chính là người như thế. Ở vách thành ấy, đúng ngọ mới có mặt trời, giữa mùa hè mà cũng thấy lạnh. Lạnh bởi khi đá sắc như dao, hay vì dưới chân toàn là nước, hơi nước bị cầm tù ngàn năm dưới núi đá mà sinh âm u? Câu thơ tạo nên cảm giác gai ghê, ớn lạnh như đang lạc vào một trận đồ át quái của sông nước Đà giang khúc thượng nguồn. “Đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” càng tô thêm cảm giác lạnh lẽo, tối tăm như chưa có hơi ấm của sự sống.
Nguyễn Tuân không chỉ tâm dắc với đặc tính “gây sự” của sông Đà mà còn hết sức mặn mà với phẩm chất trữ tình của nó. Tất cả đều là những cực khác nhau của cái đẹp, ngòi bút Nguyễn Tuân phô khoe hết vẻ đa dạng của mình. Nếu ở trên, khi mô tả cuộc giao tranh hào hùng giữa người và thác, ông đã điều động rất nhiều và thoải mái những tri thức về quân sự, võ thuật thì ở đoạn sau, khi nói về cái thơ mộng của sông Đà: “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Một loạt những câu đơn, ngắn, nhịp chậm với từ láy “lặng tờ” càng làm cho khung cảnh trở nên thanh bình và yên ắng đến lạ, như chưa hề có cuộc giao tranh khốc liệt nào từng xảy ra. Khung cảnh sông Đà được hoàn thiện với những “nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”, “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”, “một đàn hươu cúi đầu ngốn búp có gianh đẫm sương đêm”. Ta cảm giác như được lạc vào cõi tiên nào đó, với sự nguyên sơ, thanh sáng nhất của nó; tất cả chỉ là “nõn búp”, “ngô non đầu mùa”,... Nguyễn Tuân là thế, không ưa những cái lưng chừng lỡ cỡ, không thích những vẻ đẹp cứ bình thường. “Trong sẽ trong tới đáy”. Ngay cả trong những liên tưởng so sánh cũng phải đặc biệt: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.” Lần đầu tiên có nhà văn dùng vật vô hình “bờ tiền sử”, “nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” để miêu tả vật hữu hình “bờ sông” . Sự vật đã được vô hình hóa, nó như mang linh hồn, mang theo tiềm thức và những giá trị văn hóa của ngàn đời tinh hoa. Bờ sông ấy là bờ sông của lịch sử, của thời gian, để nối liền khoảng cách thế hệ và lưu giữ những giá trị tinh hoa truyền thống. Để làm nổi bật sự yên bình, thơ mộng nơi đây, Nguyễn Tuân chỉ cần miêu tả cái ngẩng đầu “thơ ngộ” của con hươu “khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò”. Cái hay của người cầm bút là không cần nói trăng cũng có thể cho ta biết trời đêm đang sáng, miêu tả tiếng động lại làm nổi bật sự thanh vắng đến lạ kì. Chỉ một tiếng động nhỏ cũng có thể làm thay đổi sự vật xung quanh. Rồi lại cảnh giàu có, trù phú tài nguyên của vùng đất miền Tây Bắc được hiện ra chỉ qua những câu văn giàu tính gợi hình: “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến”. Người xưa quan niệm, thơ văn nhạc họa bất phân. Đôi khi, đọc văn mà ta tưởng như đang thưởng họa, đang ngậm nhạc trong miệng: “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của ‘‘một người tình nhân chưa quen biết”. Ấy chẳng phải là nhạc hay sao. Trong câu thơ hiện đại ngày nay, ta lại bắt gặp bóng dáng của thi nhân núi Tản thuở trước. Một câu văn có đến hai thế hệ, chứa cả tầm vóc của hai thi nhân thời đại – đó chính là khả năng gắn kết và đồng cảm phi ranh giới về thời gian, không gian, chỉ cần một tấm lòng cùng yêu, cùng hướng và đau đáu vì cái đẹp.
Như vậy, con Sông Đà qua trang viết Nguyễn Tuân, dù là hung bạo hay trữ tình đều là vẻ đẹp lên đến tuyệt mĩ, phi thường. Nếu ở đoạn đầu, con sông Đà hiện lên với vẻ đẹp hung bạo như một loài thủy quái, một mụ phù thủy nhiều phép thuật, luôn thần bí đối với con người thì ở đoạn sau, lại duyên dáng lại trữ tình rất mực, mang theo nền văn hóa ngàn đời cổ xưa. Từ hình ảnh lớn lao với những động từ mạnh, tính từ tuyệt đối đến đoạn trữ tình, giọng văn trở nên nhẹ nhàng, hình ảnh tươi sáng. Bởi Nguyễn Tuân là thế, luôn nhìn sự vật dưới góc độ văn hóa thẩm mĩ, và cái đẹp với ông phải là cái đẹp tuyệt bích. Ông không ưa những cái gì lưng chừng, lỡ cỡ. Đó là quan niệm, là sự ý thức cao độ đối với cây bút, với nghề viết của một người nghệ sĩ. “Người lái đò Sông Đà” còn là sự tự do của một tài năng, của một đấng Hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ. Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên tựa một đứa trẻ thơ, mỗi trang viết mỗi câu văn của Nguyễn Tuân đều mang hơi thở của cuộc đời và tâm huyết của một người nghệ sĩ thực thụ. Nhưng tài năng mới chỉ là một mặt của vấn đề. Qua tác phẩm, ta còn thấy ở Nguyễn Tuân một tấm lòng nặng nghĩa với cuộc đời, với non sông, đất nước, với tất cả những gì ông thấy là đẹp.
Ra đời cùng với đời sống sinh hoạt của con người, qua hàng ngàn năm, qua sự băng hoại khắc nghiệt của thời gian, những câu ca vẫn còn xanh, những bài hát vẫn còn xanh. Bởi chỉ ở đó, ta mới thấy những câu văn luôn tươi mới, những hình ảnh dẫu lấy từ cuộc sống nhưng lại thật sống động và đặc biệt như thế.
-Bỉ Ngạn-vfo.vn