Hình tượng "sóng" đã không ít lần trở đi, trở về từ những câu ca dao xưa, đến những vần thơ hiện đại mỗi khi nói đến tình yêu. Một trong những tác phẩm khắc hoạ thành công nhất hình tượng "sóng" chính là bài thơ cùng tên của nữ sĩ "Xuân Quỳnh". Hãy cùng nhau khám phá những nét đặc sắc trong hình tượng này nhé.
Hình tượng nghệ thuật là một yếu tố được xây dựng nên từ những sự vật, hiện tượng đời sống quen thuộc, mang giá trị thẩm mĩ cao, qua ngòi bút của người nghệ sĩ như được thổi vào đó một tâm hồn mới, mang một ý nghĩa mới, mà từ đó, thể hiện được những tiếng nói của tác giả. Vậy nên, có thể nói, hình tượng nghệ thuật chính là chiếc chìa khoá vàng quyết định sự thành công của một tác phẩm văn học, đặc biệt là đối với thơ ca thường ngắn gọn, vậy nên tất cả những tư tưởng, tình cảm của nhà thơ đều được gửi gắm qua hình tượng nghệ thuật mà tác giả xây dựng nên. Người yêu văn thơ, có lẽ, chẳng ai là không biết đến bài thơ "Sóng" của nữ sĩ Xuân Quỳnh - khúc tình ca muôn đời của đôi lứa. Trong bài thơ, Xuân Quỳnh đã xây dựng thành công hình tượng "sóng"- một hình tượng không còn quá xa lạ khi nói về tình yêu trong văn thơ. Song nữ sĩ đã thổi vào đó một cái hồn mới, một tiếng thơ vô cùng riêng biệt, thổn thức và ấn tượng đến vô cùng. Dưới đây là một số bài viết phân tích cảm nhận hình tượng sóng và khát vọng tình yêu trong bài thơ để các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt!
BÀI VIẾT SỐ 1 CẢM NHẬN HÌNH TƯỢNG SÓNG VÀ KHÁT VỌNG TÌNH YÊU TRONG BÀI THƠ "SÓNG"
Bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh được mệnh danh là "bông hoa lạ giữa rừng hoa thơ ca kháng chiến". Sự thành công của hình tượng "sóng" đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. "Sóng" đã trở thành tiếng nói cho khát vọng tình yêu của đôi lứa muôn đời.
Xuân Quỳnh không phải là người đầu tiên, cũng chẳng phải người duy nhất lấy hình tượng "sóng" để nói về tình yêu, song "sóng" của Xuân Quỳnh lại mang một tiếng nói rất riêng, tiếng nói của tâm hồn một cô gái trẻ, nhiệt huyết và khao khát tình yêu đích thực.
"Sóng" trước hết gắn liền với những quy luật của tình yêu. Mượn quy luật của sóng trong tự nhiên, nhà thơ đã khái quát lên những quy luật tình yêu của người con gái:
Từ con sóng của tự nhiên, nó bỗng biến thành con sóng tình, đại diện cho tâm hồn người con gái, tâm hồn "em" - một người con gái cá tính, tinh tế, chủ động với một trái tìm chân thành và giàu trực cảm.
Không những thế, "sóng" cất lên những băn khoăn, trăn trở trong tình yêu. Trước hết là nỗi băn khoăn, khao khát đi tìm nguồn cội của tình yêu:
Đã yêu, ai mà chẳng nhớ, người con gái khi xưa lấy khăn mà nói nhớ "Khăn thương nhớ ai/Khăn rơi xuống đất/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn vắt lên vai/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn chùi nước mắt". Còn Xuân Quỳnh mượn những nhịp sóng nhớ thương để nói lên tiếng lòng của chính mình:
Không những nhớ, Xuân Quỳnh còn thể hiện một trái tim thủy chung, sắt son:
Bên cạnh những nỗi nhớ của một con tim thủy chung, "em" còn mang trong mình những nỗi lo âu, những dự cảm về giới hạn của cuộc sống. Biển rộng bao la cũng không vượt qua bờ, cuộc đời dù dài rộng nhưng cũng vẫn sẽ có điểm kết thúc, và tình yêu dù say đắm cũng có lúc nhạt phai. Xuân Quỳnh là một tâm hồn giàu trắc ẩn và đa sầu đa cảm. Nhưng nói ra những nỗi lo ấy, không phải là để đánh mất niềm tin vào tình yêu mà là để càng khẳng định thêm, tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu.
Và hình tượng "sóng" còn cất lên khúc ca khát vọng về một tình yêu vĩnh viễn.
Hình tượng "sóng" như phân thân của chủ thể trữ tình, khi tách riêng, khi lại hoà hợp để cất lên những tiếng lòng sâu thẳm của thi sĩ. Chính sự đặc sắc của hình tượng "sóng" đã làm nên thành công cho tác phẩm, giúp cho bài thơ mãi tươi xanh trong dòng chảy văn học, mãi trẻ trung, thổn thức trong trái tim bao thế hệ đôi lứa muôn đời.
-M-vfo.vn
Những con sống dữ dội và dịu êm cũng chính là hình ảnh thể hiện khát vọng tình yêu mãnh liệt của cô gái
BÀI VIẾT SỐ 2 CẢM NHẬN HÌNH TƯỢNG SÓNG VÀ KHÁT VỌNG TÌNH YÊU
Xưa nay tình yêu luôn là chủ đề đi về trong văn chương muôn thuở. Xao xuyến làm sao những câu ca dao trao duyên ngọt ngào, đằm thắm đến tiếng đàn tương tư của nàng Kiều, rồi sau này khi bước vào thời kì hiện đại hóa nền văn học, Xuân Quỳnh lại dùng hình tượng sóng để viết nên tình yêu bao la. Hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên đã góp phần thể hiện khát vọng tình yêu và nỗi lòng người con gái, mang lại bao xúc cảm mới mẻ nơi người đọc.
Giữa bom đạn của chiến tranh tàn khốc, "Sóng" xuất hiện như một bông hoa lạ giữa rừng thơ kháng chiến, thổi vào đó luồng gió mới mẻ của tình yêu lứa đôi. Là kết quả của chuyến đi thực tế lên biển Diêm Điền năm 1967, bài thơ đã được thai nghén qua bàn tay của một nữ sĩ đã trải qua cả những ngọt ngào và cay đắng của tình yêu, nhưng "Sóng" vẫn tha thiết và tràn đầy khát vọng. Trước Xuân Quỳnh, ca dao đã từng dùng sóng để nói về tình yêu:
Có thể nói rằng, Xuân Quỳnh không phải là người đầu tiên mượn sóng để nói lời thương yêu. Vì vậy mà có ý kiển cho rằng: "Sóng đã thể hiện một tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời", một tình yêu gắn với những cung bậc cảm xúc, tình cảm rộng lớn, quy luật muôn đời. Đó là những cung bậc cảm xúc vừa thống nhất vừa đối lập trong tình yêu:
Hình tượng sóng thể hiện tình yêu truyền thống, bởi nó diễn tả khát vọng tình yêu và những điều không thể cắt nghĩa và lí giải:
Hình tượng sóng không chỉ thể hiện tình yêu truyền thống mà còn "mới mẻ, hiện đại như tình yêu hôm nay". Đó là bởi con sóng của Xuân Quỳnh đã táo bạo, chủ động dấn thân để đi tìm tình yêu:
Hình tượng sóng là một sáng tạo đặc sắc của nữ sĩ với một vẻ đẹp toàn diện. Sóng không được vẽ ra bằng đường nét, hình ảnh mà được tái hiện qua âm điệu độc đáo với vần thơ năm chữ, lối gieo vần dãn cách, lối ngắt nhịp linh hoạt (2/3, 3/2, 1/2/2) gợi những đợt sóng liên tiếp nhau. Mang vẻ đẹp nữ tính, mọi đặc điểm và tính cách của sóng được quy chiếu về tính nữ, hướng tới cắt nghĩa và cảm nhận tình yêu bằng cái nhìn của người phụ nữ. Nó mang dấu ấn của tâm hồn Xuân Quỳnh - một người phụ nữ có cuộc đời ngược xuôi tất bật, một trái tim đa cảm nhưng tâm hồn dạt dào niềm tin và khát vọng sống. Vì vậy, "Sóng" là một phức điệu của những trạng thái vừa nồng nàn, mãnh liệt vừa đằm thắm, sâu sắc, vừa chân thành vừa suy tư.
Nhà phê bình nổi tiếng người Pháp J.M.Maulpoix từng nói: "Thơ là tự truyện của một khát vọng". "Sóng" chính là tự truyện của nhà thơ Xuân Quỳnh về khát vọng của một tình yêu chân chính.
-Minh Anh-vfo.vn
Hình tượng nghệ thuật là một yếu tố được xây dựng nên từ những sự vật, hiện tượng đời sống quen thuộc, mang giá trị thẩm mĩ cao, qua ngòi bút của người nghệ sĩ như được thổi vào đó một tâm hồn mới, mang một ý nghĩa mới, mà từ đó, thể hiện được những tiếng nói của tác giả. Vậy nên, có thể nói, hình tượng nghệ thuật chính là chiếc chìa khoá vàng quyết định sự thành công của một tác phẩm văn học, đặc biệt là đối với thơ ca thường ngắn gọn, vậy nên tất cả những tư tưởng, tình cảm của nhà thơ đều được gửi gắm qua hình tượng nghệ thuật mà tác giả xây dựng nên. Người yêu văn thơ, có lẽ, chẳng ai là không biết đến bài thơ "Sóng" của nữ sĩ Xuân Quỳnh - khúc tình ca muôn đời của đôi lứa. Trong bài thơ, Xuân Quỳnh đã xây dựng thành công hình tượng "sóng"- một hình tượng không còn quá xa lạ khi nói về tình yêu trong văn thơ. Song nữ sĩ đã thổi vào đó một cái hồn mới, một tiếng thơ vô cùng riêng biệt, thổn thức và ấn tượng đến vô cùng. Dưới đây là một số bài viết phân tích cảm nhận hình tượng sóng và khát vọng tình yêu trong bài thơ để các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt!
BÀI VIẾT SỐ 1 CẢM NHẬN HÌNH TƯỢNG SÓNG VÀ KHÁT VỌNG TÌNH YÊU TRONG BÀI THƠ "SÓNG"
Bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh được mệnh danh là "bông hoa lạ giữa rừng hoa thơ ca kháng chiến". Sự thành công của hình tượng "sóng" đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. "Sóng" đã trở thành tiếng nói cho khát vọng tình yêu của đôi lứa muôn đời.
Xuân Quỳnh không phải là người đầu tiên, cũng chẳng phải người duy nhất lấy hình tượng "sóng" để nói về tình yêu, song "sóng" của Xuân Quỳnh lại mang một tiếng nói rất riêng, tiếng nói của tâm hồn một cô gái trẻ, nhiệt huyết và khao khát tình yêu đích thực.
"Sóng" trước hết gắn liền với những quy luật của tình yêu. Mượn quy luật của sóng trong tự nhiên, nhà thơ đã khái quát lên những quy luật tình yêu của người con gái:
- "Dữ dội và dịu êm
- Ồn ào và lặng lẽ"
- "Sông không hiểu nổi mình
- Sóng tìm ra tận bể"
- "Ôi con sóng ngày xưa
- Và ngày sau vẫn thế
- Nỗi khát vọng tình yêu
- Bồi hồi trong ngực trẻ"
Từ con sóng của tự nhiên, nó bỗng biến thành con sóng tình, đại diện cho tâm hồn người con gái, tâm hồn "em" - một người con gái cá tính, tinh tế, chủ động với một trái tìm chân thành và giàu trực cảm.
Không những thế, "sóng" cất lên những băn khoăn, trăn trở trong tình yêu. Trước hết là nỗi băn khoăn, khao khát đi tìm nguồn cội của tình yêu:
- "Từ khi nào sóng lên?
- Sóng bắt đầu từ gió
- Gió bắt đầu từ đâu?"
- "Em cũng không biết nữa
- Khi nào ta yêu nhau?"
Đã yêu, ai mà chẳng nhớ, người con gái khi xưa lấy khăn mà nói nhớ "Khăn thương nhớ ai/Khăn rơi xuống đất/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn vắt lên vai/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn chùi nước mắt". Còn Xuân Quỳnh mượn những nhịp sóng nhớ thương để nói lên tiếng lòng của chính mình:
- "Con sóng dưới lòng sâu
- Con sóng trên mặt nước
- Ôi con sóng nhớ bờ
- Ngày đêm không ngủ được"
- "Lòng em nghĩ đến anh
- Cả trong mơ còn thức"
Không những nhớ, Xuân Quỳnh còn thể hiện một trái tim thủy chung, sắt son:
- "Dẫu xuôi về phương Bắc
- Dẫu ngược về phương Nam
- Nơi nào em cũng nghĩ
- Hướng về anh một phương"
Bên cạnh những nỗi nhớ của một con tim thủy chung, "em" còn mang trong mình những nỗi lo âu, những dự cảm về giới hạn của cuộc sống. Biển rộng bao la cũng không vượt qua bờ, cuộc đời dù dài rộng nhưng cũng vẫn sẽ có điểm kết thúc, và tình yêu dù say đắm cũng có lúc nhạt phai. Xuân Quỳnh là một tâm hồn giàu trắc ẩn và đa sầu đa cảm. Nhưng nói ra những nỗi lo ấy, không phải là để đánh mất niềm tin vào tình yêu mà là để càng khẳng định thêm, tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu.
- "Ở ngoài kia đại dương
- Trăm nghìn con sóng đó
- Con nào chẳng tới bờ
- Dù muôn vời cách trở"
Và hình tượng "sóng" còn cất lên khúc ca khát vọng về một tình yêu vĩnh viễn.
- "Làm sao được tan ra
- Thành trăm con sóng nhỏ
- Giữa biển lớn tình yêu
- Để ngàn năm còn vỗ"
Hình tượng "sóng" như phân thân của chủ thể trữ tình, khi tách riêng, khi lại hoà hợp để cất lên những tiếng lòng sâu thẳm của thi sĩ. Chính sự đặc sắc của hình tượng "sóng" đã làm nên thành công cho tác phẩm, giúp cho bài thơ mãi tươi xanh trong dòng chảy văn học, mãi trẻ trung, thổn thức trong trái tim bao thế hệ đôi lứa muôn đời.
-M-vfo.vn
Những con sống dữ dội và dịu êm cũng chính là hình ảnh thể hiện khát vọng tình yêu mãnh liệt của cô gái
BÀI VIẾT SỐ 2 CẢM NHẬN HÌNH TƯỢNG SÓNG VÀ KHÁT VỌNG TÌNH YÊU
Xưa nay tình yêu luôn là chủ đề đi về trong văn chương muôn thuở. Xao xuyến làm sao những câu ca dao trao duyên ngọt ngào, đằm thắm đến tiếng đàn tương tư của nàng Kiều, rồi sau này khi bước vào thời kì hiện đại hóa nền văn học, Xuân Quỳnh lại dùng hình tượng sóng để viết nên tình yêu bao la. Hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên đã góp phần thể hiện khát vọng tình yêu và nỗi lòng người con gái, mang lại bao xúc cảm mới mẻ nơi người đọc.
Giữa bom đạn của chiến tranh tàn khốc, "Sóng" xuất hiện như một bông hoa lạ giữa rừng thơ kháng chiến, thổi vào đó luồng gió mới mẻ của tình yêu lứa đôi. Là kết quả của chuyến đi thực tế lên biển Diêm Điền năm 1967, bài thơ đã được thai nghén qua bàn tay của một nữ sĩ đã trải qua cả những ngọt ngào và cay đắng của tình yêu, nhưng "Sóng" vẫn tha thiết và tràn đầy khát vọng. Trước Xuân Quỳnh, ca dao đã từng dùng sóng để nói về tình yêu:
- "Sóng sậm sình lưng chừng ngoài bể bắc
- Giọt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên"
- "Anh xa cách em như đất liền xa cách biển
- Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em
- Em thân thuộc sao thành xa lạ thế
- Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm"
Có thể nói rằng, Xuân Quỳnh không phải là người đầu tiên mượn sóng để nói lời thương yêu. Vì vậy mà có ý kiển cho rằng: "Sóng đã thể hiện một tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời", một tình yêu gắn với những cung bậc cảm xúc, tình cảm rộng lớn, quy luật muôn đời. Đó là những cung bậc cảm xúc vừa thống nhất vừa đối lập trong tình yêu:
- "Dữ dội và dịu êm
- Ồn ào và lặng lẽ"
Hình tượng sóng thể hiện tình yêu truyền thống, bởi nó diễn tả khát vọng tình yêu và những điều không thể cắt nghĩa và lí giải:
- "Giữa muôn trùng sóng bể
- Em nghĩ về anh, em
- Em nghĩ về biển lớn
- Từ nơi nào sóng lên?"
- "Em cũng không biết nữa
- Khi nào ta yêu nhau?"
- "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
- Có khó gì đâu một buổi chiều
- Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
- Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu"
- (Xuân Diệu)
- “Con sóng dưới lòng sâu
- Con sóng trên mặt nước
- Ôi con sóng nhớ bờ
- Ngày đêm không ngủ được
- Lòng em nghĩ đến anh
- Cả trong mơ còn thức"
- "Nơi nào em cũng nghĩ
- Chỉ mình anh - một phương"
Hình tượng sóng không chỉ thể hiện tình yêu truyền thống mà còn "mới mẻ, hiện đại như tình yêu hôm nay". Đó là bởi con sóng của Xuân Quỳnh đã táo bạo, chủ động dấn thân để đi tìm tình yêu:
- "Sông không hiểu nổi mình
- Sóng tìm ra tận bể"
- "Lòng em nhớ đến anh
- Cả trong mơ còn thức"
- "Em trở về đúng nghĩa trái tim em
- Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
- Biết ngừng đập một đời không thể nữa
- Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi"
- "Cuộc đời tuy dài thế
- Năm tháng vẫn đi qua
- Như biển kia dẫu rộng
- Mây vẫn bay về xa"
Hình tượng sóng là một sáng tạo đặc sắc của nữ sĩ với một vẻ đẹp toàn diện. Sóng không được vẽ ra bằng đường nét, hình ảnh mà được tái hiện qua âm điệu độc đáo với vần thơ năm chữ, lối gieo vần dãn cách, lối ngắt nhịp linh hoạt (2/3, 3/2, 1/2/2) gợi những đợt sóng liên tiếp nhau. Mang vẻ đẹp nữ tính, mọi đặc điểm và tính cách của sóng được quy chiếu về tính nữ, hướng tới cắt nghĩa và cảm nhận tình yêu bằng cái nhìn của người phụ nữ. Nó mang dấu ấn của tâm hồn Xuân Quỳnh - một người phụ nữ có cuộc đời ngược xuôi tất bật, một trái tim đa cảm nhưng tâm hồn dạt dào niềm tin và khát vọng sống. Vì vậy, "Sóng" là một phức điệu của những trạng thái vừa nồng nàn, mãnh liệt vừa đằm thắm, sâu sắc, vừa chân thành vừa suy tư.
Nhà phê bình nổi tiếng người Pháp J.M.Maulpoix từng nói: "Thơ là tự truyện của một khát vọng". "Sóng" chính là tự truyện của nhà thơ Xuân Quỳnh về khát vọng của một tình yêu chân chính.
-Minh Anh-vfo.vn