Sông Đà, dòng sông huyết mạch của vùng Tây Bắc nước ta đã thổi nguồn cảm hứng để biết bao nhà văn, nhà thơ viết nên những áng thơ văn để đời. Cũng phải lòng bởi cảnh sắc sông Đà, Nguyễn Tuân đã gửi những cảm xúc, suy nghĩ của mình qua tùy bút “Người lái đò Sông Đà”. Dưới đây là các bài văn mẫu cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà các bạn có thể tham khảo để có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn cho bài viết của mình.
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh khi nhận xét về nhà văn Nguyễn Tuân từng nói: “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ”. Thực vậy, “đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩa hình thức. Tài phải đi đôi với tâm, ấy là “thiên lương trong sạch”, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục…”. Có lẽ chính bởi vậy mà Nguyễn Tuân đã khẳng định vị trí vững chắc của mình trong nền văn học hiện đại Việt Nam, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam với một loạt các tác phẩm đặc sắc như: tùy bút “Một chuyến đi”, phóng sự “Ngọn đèn dầu lạc”, tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”, tập tùy bút “Chiếc lư đồng bắt cua”, tùy bút “Kháng chiến và hòa bình” hay tập bút kí “Tình chiến dịch”…Mỗi tác phẩm của nhà văn đều để lại trong lòng người đọc những dấu ấn riêng, đặc biệt và mạnh mẽ. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” cũng là một tác phẩm nổi bật của nhà văn, đánh dấu tên tuổi và tài năng nghệ thuật của tác giả. Trong tác phẩm, hình tượng người lái đò sông Đà đã được nhà văn khắc họa một cách rất chân thực và sinh động. Với đề bài này, các bạn có thể tham khảo các bài văn mẫu chi tiết dưới đây để bài viết ấn tượng hơn. Chúc các bạn thành công!
BÀI VIẾT SỐ 1 CẢM NHẬN VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ HAY NHẤT
Có người nhận xét rằng Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa, dẫu chỉ viết văn nhưng ông còn rất am hiểu về nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác. Nhiều khi trong văn Nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự kết hợp tài tình các dấu ấn hội họa, điêu khắc, điện ảnh…Ví như khi cảm nhận hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút cùng tên, ta có thể cảm nhận rõ tài năng nghệ thuật tinh tế, độc đáo của tác giả.
Nhà văn Nguyễn Tuân được coi là một bậc tài hoa trong sáng tạo hình tượng văn học trong nền văn xuôi hiện đại nước nhà. Hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút cùng tên cũng là một trong số đó. Hình tượng người lái đò được nhà văn khắc họa trước hết mang vẻ đẹp tài hoa trí dũng. Nét đẹp này hiện lên rõ nét nhất qua ba trùng vi thạch trận trên sông Đà. Ở vòng thứ nhất, thạch trận gồm bốn cửa tử, một cửa sinh “lập lờ tả ngạn” và những con sóng như có hồn, có sinh mệnh: biết “đá trái”, “thúc gối”, “đội cả thuyền lên”. Trên cái nền là dòng nước dữ dội, cuộn xoáy ấy, người lái đò hiện lên với binh pháp điêu luyện: tay giữ mái chèo, chân kẹp chặt cuống lái, tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo. Sự bình tĩnh, can trường trong con người này đã giúp ông làm chủ con thuyền trước sóng gió dữ dội, đồng thời cũng là một điểm tựa đáng tin cậy cho những cộng sự của mình.
Khi đến với vòng thứ hai, thạch trận trên sông dường như đã tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh thì lệch hữu ngạn, nước sông thì “hùm béo, hồng hộc”. Cái cảnh tượng đó khiến ta cảm tưởng như thiên nhiên nơi đây, mà đặc biệt là dòng sông Đà đang cố dùng hết tốc lực truy sát đối phương như một loài dã thú ghê gớm. Cũng không quản ngại gì độ khó khăn, dữ dội, người lái đò vẫn bình tĩnh nắm chắc binh pháp để đối chọi lại. Ông ghì cương lái, nắm bờm sóng – một nghệ thuật biến người lái đò trong phút chốc trở thành người chiến tướng oai phong trên lưng con chiến mã đang hùng dũng, uy nghi lao vào chiến trận quyết định sự sống còn. Tiếp đó, trước thủy quân ải nước dữ tợn, người lái đò “rảo, tránh” đầy khéo léo, linh hoạt, dứt khoát trong từng động tác “đè sấn, chặt đôi, mở đường tiến”. Thái độ và cách xử lý có cương có nhu, có tiến có thoái ấy đã thể hiện nét đẹp tài hoa và trí dũng trong người lái đò. Khi tiến đến vòng thạch trận thứ ba, chỉ còn một vài cửa phải, trái như cửa chết, người lái đò quyết đoán “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa” để tấn công trực diện.
Bên cạnh sự tài hoa, trí dũng khi vượt qua ba vòng trùng vi thạch trận đầy hóc hiểm, ở người lái đò sông Đà còn có sự am tường, mưu trí được nhà văn thể hiện rất khéo léo qua từng ngôn từ, hình ảnh. Ông nắm chắc binh pháp, thuộc quy luật phục kích. Cách nói binh pháp hay nghệ thuật phục kích của Nguyễn Tuân một cách rất tinh tế đã biến đá, nước sông Đà trở thành một lũ tướng, quân dữ tợn túc trí đa mưu. Trong khi đó, cách nói “thần sông”, “thần đá” của tác giả đã biến hóa một cách tài tình lũ binh hùm kia trở thành một thế lực siêu nhiên, siêu hình cứ trong thoáng chốc lại xuất quỷ nhập thần. Những ải nước, ghềnh đá lại gợi ra trong tâm trí người đọc sự xa xăm, hiểm trở và mịt mờ. Dẫu có phải đối mặt với những thế lực hóc hiểm của thiên nhiên, của sông Đà đó thì người lái đò vẫn “nắm chắc”, “thuộc lòng” binh pháp, khiến ta cứ ngỡ như đó là một dũng tướng làm chủ cả một đoàn quân.
Đâu chỉ tài hoa trí dũng, đâu chỉ am tường mưu trí, ở người lái đò sông Đà ta còn bắt gặp một phong thái rất đỗi ung dung, bình dị khi trở về với cuộc sống đời thường. Ông đốt lửa trong hang, cùng bàn về cá dầm xanh…và đặc biệt là “không bàn thêm về chiến thắng” trên dòng sông Đà. Những chiến thắng, những kỳ tích mọi người coi là phi thường thì với họ lại bình thường quá đỗi. Rõ ràng, qua trang văn Nguyễn Tuân, ta hiểu được rằng chủ nghĩa anh hùng cách mạng đâu phải chỉ có ở nơi bom đạn chiến trường mà ngay trong cuộc sống hàng ngày giản dị vẫn có những anh hùng, họ là những anh hùng lao động vô danh, lặng lẽ, đời thường như người lái đò sông Đà vậy.
Tài hoa trí dũng, mưu trí am tường và ung dung, bình dị khi trở về cuộc sống đời thường, đó chính là những nét đẹp ở hình tượng người lái đò mà nhà văn Nguyễn Tuân đã phác họa rất khéo léo và chân thực. Qua hình tượng người lái đò, ta thêm hiểu và trân trọng hơn nét đẹp những con người lao động vùng cao Tây Bắc, nét tài hoa, tinh tế trong cách nhìn con người và gửi gắm nét đẹp tâm hồn họ vào trang văn của mình ở nhà văn Nguyễn Tuân.
-Nem-vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 2 CẢM NHẬN VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ CHI TIẾT
Con người, dù làm bất cứ ngành nghề gì, trong bất cứ lĩnh vực gì, làm việc một cách thuần thục, nghệ thuật đều được coi là nghệ sĩ. Đó là tôn chỉ của Nguyễn Tuân về người nghệ sĩ. Và ông dùng ngòi bút tài hoa của mình để khắc tạc chân dung họ. Nếu trước cách mạng, ông tìm họ trong lớp người đặc tuyển của một thời vang bóng thì sau cách mạng tháng Tám, “chất vàng mười ấy” lại ở chính cuộc sống lao động thường ngày. Đó chính là hình tượng ông lái đò trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”.
Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” là kết quả viên mãn của chuyến đi thực tế ở vùng Tây Bắc để tìm “chất vàng mười” của thiên nhiên và con người. Qua hình tượng con sông Đà và người lái đò sông Đà là bài ca đắm say ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Bắc.
Nguyễn Tuân đã có ý thức đặt nhân vật ông lái đò vào hoàn cảnh phi thường: trùng vi thạch trận: Đá đã mai phục ngàn năm mà thành tinh, diện mạo thì ngỗ ngược, thái độ thì thách thức; ước thì reo hò làm thanh viên cho đá, ra những đòn tỉa, âm, vu hồi, lùng đầy nguy hiểm. Trên nền đại cảnh ấy, ông lái hiện lên như một dũng tướng, nghệ sĩ, một tay lái ra hoa.
Trước hết, đó là một người am tường, hiểu biết rất rõ về những đối tượng của mình. Một trong những phẩm chất của người nghệ sĩ là phải am tường cuộc sống, lĩnh vực mình hoạt động, đối tượng mình khám phá. Như Lương Hiệp đã nói: “Kiến văn rộng là lương thực giải cứu sự nghèo nàn” và Hemingway đã nhắc nhở: “Nếu người nghệ sĩ ngừng quan sát, thế là xong đời anh ta”. Và ông lái đò đã làm được điều đó. “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đã nơi ải nước này”. Với các cụm từ “binh pháp, quy luật phục kích” khiến cho đá nước sông Đà không còn là thứ nước đá vô tri mà như những tướng dữ quân tơn, binh hùng tướng mạnh túc trí đa mưu. “Thần sông, thần đá” – những thế lực thần thánh siêu nhiên, siêu hình, vạn năng, “lai vô ảnh, khứ vô hình”. “Ải nước” nghe sao xa xăm, mịt mừ, hiểm trở, nơi mà “thập nhân khứ, nhất nhân hoàn”. Nắm chắc được quy luật phục kích của đối tượng, ông đò trở thành dùng tướng điều khiển đội quân của mình.
Đối phó với thác sông Đà, ông lái đò hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, trí dũng. Hiểu đến khi vận dụng, đối với từng cửa ải, từng đối tượng, ông đò lại có những chiến thuật khác nhau. Ở vòng một mở ra với bốn cửa tử và cửa sinh lập lờ ở tả ngạn trái; sóng lúc thì “đá trái”, lúc lại “thúc gối”, “đội cả thuyền lên”. Và ông đò thể hiện binh pháp của mình: tay thì “giữ mái chèo”, chân “kẹp buồng lái”, mặt “biến dạng, mé bệch” nhưng tiếng chỉ huy vẫn “ngắn gọn, tỉnh táo”, tạm thời án binh bất động. Đến vòng thứ hai, thạch trận lại tăng cửa tử, cửa sinh nằm ở lệch hữu ngạn, trong khi nước thì “hùm beo hồng hộc”. Khi này, ông đò nhận thức rõ: “Cưỡi thác như cưỡi trên lưng hổ” nên ông “ghì cương lái”, “nắm bờm sóng đúng luồng” như một chiến tướng trên con chiến mã, hùng dũng mà lao vào chiến trận. Với thủy quân ái nước, ông “tránh”, “rảo bơi lên”, “đè sấn, chặt đôi, mở đường tiến”. Binh pháp tấn công linh hoạt, có cương có nhu, có công có thủ. Trong những từ “lái miết chặt một đường chéo”, “đè sấn lên mà chặt đôi ra”, … thực sự ngầm chứa niềm khoái cảm của một nhà văn khi vừa gieo được chữ đắc địa, đóng định thần thái của sự vật và bản chất của sự việc lên trang giấy. Đối với ông, nó không chỉ là phương tiện biểu lộ, diễn tả ý nghĩa, chỉ thị sự vật mà còn là mục đích. Lúc đó, những từ đó chính là “Nguyễn” - một nhà thơ đích thực. Đến vòng thứ ba, ít cửa hơn nhưng phải, trái đều là cửa chết thì binh pháp của ông lái là tấn công trực diện. Biết người biết mình, linh hoạt biến đổi theo thời cuộc – đó mới chính là một vị tướng tài giỏi.
Nhưng khi rời khỏi cuộc chiến, người chiến tướng trí dũng ấy bỗng trở về với phong thái ung dung, bình dị. Họ “đốt lửa trong hang” và bàn về cá dầm xanh, cá anh vũ; tuyệt nhiên không ai bàn thêm về chiến thắng vừa qua nữa. Phải chăng vì ngày nào cũng đối mặt, cũng trải qua nên với họ, những cuộc chiến như thế cũng chẳng còn gì là hồi hộp, là đáng nhớ nữa”. Đến đây, ta lại được thấy vẻ đẹp khác của Đà Giang với những tài nguyên giàu có và “chất vàng mười” tuyệt đẹp. Ở đó có những con người coi những chiến tích, những kì tích phi thường chỉ như những công việc bình thường. Thì ra, anh hùng không chỉ có trong những trận chiến mà hiện diện ngày trong cuộc sống đời thường – những người anh dùng thầm lặng.
Như vậy, nếu trước cách mạng, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp ở những con người tài hoa, khí phách, thiên lương cao đẹp thì sau cách mạng, chất vàng mười ấy không lộ rõ mà còn lấp lánh, ẩn hiện nơi những con người bình dị, thầm lặng. Dùng cái hùng của thiên nhiên để làm nổi bật vẻ đẹp trí dũng nhưng cũng cái hài hòa của thiên nhiên tô thêm vẻ đẹp cho con người. Với Nguyễn Tuân, ông hiểu rằng: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp các hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường” và ông luôn tiếp cận con người dưới góc độ tài hoa, nghệ sĩ. Một nhà văn thực sự phải là “người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp” (Pautovsky), là “hiểu cái đẹp ở chỗ người ta không ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp sự vận để cho người bài học về trông nhìn và thưởng thức” (Thạch Lam).
Bằng những khám phá và nét riêng trong việc thể hiện, Nguyễn Tuân không chỉ vẽ thêm vào bức tranh thiên nhiên và con người trong công cuộc đổi mới đất nước mà còn đóng dấu “triện” riêng, cất vào dàn hòa ca một giọng nói riêng không lẫn với bất kì ai, không thể phát ra ở cổ giọng bất kì ai.
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 3 CẢM NHẬN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Nguyễn Tuân là nhà văn của phong cảnh và con người tuyệt mĩ, không ưa những cái nhàn nhạt tầm thường. Ông đến với thể loại kí như một cách để thể hiện cá tính riêng biệt của mình và nhờ đó ông đã để lại cho văn học tập bút kí "Người lái đò sông Đà" đặc sắc. Bài kí ca ngợi cảnh sắc Tây Bắc cùng vẻ đẹp toát ra từ những con người lao động giản dị đời thường mà ông lái đò là kết tinh của những vẻ đẹp ấy.
Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân vốn là người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp ở những giá trị xưa cũ của một thời vang bóng: một Huấn Cao với tài viết chữ đẹp, một Bát Lê trong "Bát rượu máu", những thú vui thưởng trà, đánh cờ xa xưa. Sau cách mạng, ánh sáng của Đảng đã giác ngộ khiến Nguyễn Tuân quay về tìm kiếm vẻ đẹp từ cuộc sống đời thường với những con người bình dị và bởi vậy đã cho ra đời tùy bút "Người lái đò sông Đà". Người lái đò đó là một nhân vật khuyết danh, có thể tìm kiếm ở bất kì nơi đâu giữa cuộc sống thường nhật, nhưng lại là sự hiện diện của cái đẹp phục vụ cho chủ nghĩa duy mĩ vốn theo suốt Nguyễn Tuân trong cuộc đời. Đó là một ông lão gần 70 tuổi, đã xuôi ngược dưới dòng Đà Giang hơn trăm lần và trực tiếp cầm lái hơn 60 lần. Dưới ngòi bút người nghệ sĩ, ông lái đò hiện lên với phẩm chất đáng trọng, trở thành biểu tượng của cái đẹp miền thác dữ sóng gầm.
Binh pháp Tôn Tử từng nói :"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng", cho nên ông đò đã bất khả chiến bại hơn trăm lần trước con sông vì ông thuộc nằm lòng đối thủ của mình. Ông lái đò là người mưu trí, dũng cảm và đã thuộc nằm lòng quy luật tự nhiên của sông núi và thác dữ. Hằng ngày đối diện với thủy quái sông Đà đã tôi luyện cho ông bản lĩnh và sự tự tin, cũng như sự từng trải trước những đòn hiểm độc của nước và đá. Nước reo làm thanh viện, gió xô sóng, sóng xô đá nhưng ông vẫn bình tĩnh và phá vỡ cả ba vòng vây của trùng vi thạch trận. Mỗi vòng ông lại có một binh pháp riêng: Ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo ...”. Dù bị thương nhưng ông vẫn nén vết đau vì biết rằng mình là chỉ huy của cả thuyền, phải trở thành chỗ dựa cho anh em để vượt qua sự hung hãn của con sông hay làm mình làm mẩy. Qua được trùng vi thạch trận thứ nhất, ông lái đò “không chút nghỉ tay, nghỉ mắt" phá luôn vòng vây thứ hai và đổi chiến thuật, ông “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước” và với động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác ..." ông đã dễ dàng vượt qua trùng vi thạch trận thứ 2. Mỗi trùng vi thạch trận lại bố trí thêm nhiều cửa tử và cửa sinh ít dần. Nếu không phải là người giàu kinh nghiệm và dũng cảm hết mực, con thuyền ông lái đã có thể tan xác dưới ngọn nước phía dưới. Bước vào trùng vi thứ ba lại là một hành trình gian nan hơn: ít cửa hơn nhưng "bên phải, bên trái toàn là cửa chết cả". Cửa sinh nằm ở ngay giữa đống đá hậu vệ, ông đò lại như một dũng tướng đang cưỡi trên lưng con chiến mã mà "cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa" mà vượt qua thác nước để thuyền dần xuôi về nơi nước yên. Có thể nói rằng ông lái đò là dũng tướng, con thuyền là chiến mã, bọn giặc là đá và nước để rồi con người ấy kiêu hãnh vượt lên trên những kẻ thù và đưa con thuyền mình về với đích. Qua đoạn trích này ta hiểu rõ vì sao ông đò đã qua được cửa ải nước hàng trăm lần. Bởi lẽ sự dũng cảm, mưu trí và tài hoa của ông đã bồi tụ và giúp đỡ con thuyền về tới đích. Ông quả thực là người lái đò mang vẻ đẹp hùng dũng như một người dũng sĩ đang tham gia chiến đấu ngoài sa trường.
Ông đò đích thực là một người nghệ sĩ có tay lái ra hoa. Mỗi bước chuyển mình đều mềm mại và khéo léo, như thể cái máu nghệ sĩ đã ăn sâu vào tiềm thức. Ông đang làm công việc lái đò mệt nhọc nhưng đã đạt đến trình độ của người nghệ sĩ lái đò trên sông nước. "Thuyền như một mũi tên xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa lái được, lượn được. Thế là hết thác". Con thuyền vừa lái, vừa lượn như một dòng lụa mềm mại đang bay bổng trước dòng thác lũ. Cái chất nghệ sĩ tài hoa thể hiện ở nghệ thuật chèo đò một lần nữa nâng vẻ đẹp của người lao động bình thường lên thành tuyệt mĩ. Vừa dũng mãnh, vừa tài hoa, ông đò đích thị là hiện thân của người nghệ sĩ của cái đẹp trong lao động sản xuất, chất chứa niềm tự hào và ngưỡng mộ của văn sĩ ưa những vẻ đẹp tuyệt mĩ như Nguyễn Tuân.
Không chỉ là một dũng sĩ giữa cuộc sống mưu sinh lao động, ông đò hiện ra là một người dân lao động bình thường với cuộc sống giản dị như bao người khác. Họ coi cuộc vượt thác như một điều gì đó rất đỗi giản dị và quen thuộc dẫu nó có gian khổ và nguy hiểm như nào. Giữa ánh lửa bập bùng, họ ngồi bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, tuyệt nhiên không ai nhắc về cuộc vượt thác cam go vừa trải qua lúc chiều. Những người anh hùng ấy suy cho cùng vẫn là một người lao động bình dị, họ mang trong mình những nét đẹp rất mộc mạc như bao người dân lao động khác mà thôi.
Nguyễn Tuân thực sự đã để lại cho văn học tập tùy bút cực đặc sắc. Thoát khỏi những suy tưởng, nuối tiếc những vẻ đẹp của một thời vang bóng, Nguyễn Tuân đã đưa những áng văn về gần hơn với đời sống hiện tại, ca ngợi những vẻ đẹp ở những người lao động bình dị. Con người trong văn Nguyễn Tuân vẫn luôn là những người mang vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ, nhưng là chất nghệ sĩ toát ra từ những con người bình thường, con người lao động hằng ngày. Đó cũng làm nên nét riêng của văn Nguyễn Tuân, biến ông trở thành người nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp như một nhà văn nào đó từng ca ngợi.
Văn thơ xét cho cùng đều bắt nguồn từ cuộc sống và cũng quay lại để phục vụ đời sống. Gắn liền tác phẩm của mình với cuộc sống hằng ngày, Nguyễn Tuân đã viết nên những tác phẩm đặc sắc để ca ngợi những con người lao động thời đại mới - những người mang phẩm chất cao quý đáng được đời sau ngưỡng mộ và trân trọng.
-Minh Anh-vfo.vn
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh khi nhận xét về nhà văn Nguyễn Tuân từng nói: “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ”. Thực vậy, “đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩa hình thức. Tài phải đi đôi với tâm, ấy là “thiên lương trong sạch”, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục…”. Có lẽ chính bởi vậy mà Nguyễn Tuân đã khẳng định vị trí vững chắc của mình trong nền văn học hiện đại Việt Nam, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam với một loạt các tác phẩm đặc sắc như: tùy bút “Một chuyến đi”, phóng sự “Ngọn đèn dầu lạc”, tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”, tập tùy bút “Chiếc lư đồng bắt cua”, tùy bút “Kháng chiến và hòa bình” hay tập bút kí “Tình chiến dịch”…Mỗi tác phẩm của nhà văn đều để lại trong lòng người đọc những dấu ấn riêng, đặc biệt và mạnh mẽ. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” cũng là một tác phẩm nổi bật của nhà văn, đánh dấu tên tuổi và tài năng nghệ thuật của tác giả. Trong tác phẩm, hình tượng người lái đò sông Đà đã được nhà văn khắc họa một cách rất chân thực và sinh động. Với đề bài này, các bạn có thể tham khảo các bài văn mẫu chi tiết dưới đây để bài viết ấn tượng hơn. Chúc các bạn thành công!
BÀI VIẾT SỐ 1 CẢM NHẬN VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ HAY NHẤT
Có người nhận xét rằng Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa, dẫu chỉ viết văn nhưng ông còn rất am hiểu về nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác. Nhiều khi trong văn Nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự kết hợp tài tình các dấu ấn hội họa, điêu khắc, điện ảnh…Ví như khi cảm nhận hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút cùng tên, ta có thể cảm nhận rõ tài năng nghệ thuật tinh tế, độc đáo của tác giả.
Nhà văn Nguyễn Tuân được coi là một bậc tài hoa trong sáng tạo hình tượng văn học trong nền văn xuôi hiện đại nước nhà. Hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút cùng tên cũng là một trong số đó. Hình tượng người lái đò được nhà văn khắc họa trước hết mang vẻ đẹp tài hoa trí dũng. Nét đẹp này hiện lên rõ nét nhất qua ba trùng vi thạch trận trên sông Đà. Ở vòng thứ nhất, thạch trận gồm bốn cửa tử, một cửa sinh “lập lờ tả ngạn” và những con sóng như có hồn, có sinh mệnh: biết “đá trái”, “thúc gối”, “đội cả thuyền lên”. Trên cái nền là dòng nước dữ dội, cuộn xoáy ấy, người lái đò hiện lên với binh pháp điêu luyện: tay giữ mái chèo, chân kẹp chặt cuống lái, tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo. Sự bình tĩnh, can trường trong con người này đã giúp ông làm chủ con thuyền trước sóng gió dữ dội, đồng thời cũng là một điểm tựa đáng tin cậy cho những cộng sự của mình.
Khi đến với vòng thứ hai, thạch trận trên sông dường như đã tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh thì lệch hữu ngạn, nước sông thì “hùm béo, hồng hộc”. Cái cảnh tượng đó khiến ta cảm tưởng như thiên nhiên nơi đây, mà đặc biệt là dòng sông Đà đang cố dùng hết tốc lực truy sát đối phương như một loài dã thú ghê gớm. Cũng không quản ngại gì độ khó khăn, dữ dội, người lái đò vẫn bình tĩnh nắm chắc binh pháp để đối chọi lại. Ông ghì cương lái, nắm bờm sóng – một nghệ thuật biến người lái đò trong phút chốc trở thành người chiến tướng oai phong trên lưng con chiến mã đang hùng dũng, uy nghi lao vào chiến trận quyết định sự sống còn. Tiếp đó, trước thủy quân ải nước dữ tợn, người lái đò “rảo, tránh” đầy khéo léo, linh hoạt, dứt khoát trong từng động tác “đè sấn, chặt đôi, mở đường tiến”. Thái độ và cách xử lý có cương có nhu, có tiến có thoái ấy đã thể hiện nét đẹp tài hoa và trí dũng trong người lái đò. Khi tiến đến vòng thạch trận thứ ba, chỉ còn một vài cửa phải, trái như cửa chết, người lái đò quyết đoán “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa” để tấn công trực diện.
Bên cạnh sự tài hoa, trí dũng khi vượt qua ba vòng trùng vi thạch trận đầy hóc hiểm, ở người lái đò sông Đà còn có sự am tường, mưu trí được nhà văn thể hiện rất khéo léo qua từng ngôn từ, hình ảnh. Ông nắm chắc binh pháp, thuộc quy luật phục kích. Cách nói binh pháp hay nghệ thuật phục kích của Nguyễn Tuân một cách rất tinh tế đã biến đá, nước sông Đà trở thành một lũ tướng, quân dữ tợn túc trí đa mưu. Trong khi đó, cách nói “thần sông”, “thần đá” của tác giả đã biến hóa một cách tài tình lũ binh hùm kia trở thành một thế lực siêu nhiên, siêu hình cứ trong thoáng chốc lại xuất quỷ nhập thần. Những ải nước, ghềnh đá lại gợi ra trong tâm trí người đọc sự xa xăm, hiểm trở và mịt mờ. Dẫu có phải đối mặt với những thế lực hóc hiểm của thiên nhiên, của sông Đà đó thì người lái đò vẫn “nắm chắc”, “thuộc lòng” binh pháp, khiến ta cứ ngỡ như đó là một dũng tướng làm chủ cả một đoàn quân.
Đâu chỉ tài hoa trí dũng, đâu chỉ am tường mưu trí, ở người lái đò sông Đà ta còn bắt gặp một phong thái rất đỗi ung dung, bình dị khi trở về với cuộc sống đời thường. Ông đốt lửa trong hang, cùng bàn về cá dầm xanh…và đặc biệt là “không bàn thêm về chiến thắng” trên dòng sông Đà. Những chiến thắng, những kỳ tích mọi người coi là phi thường thì với họ lại bình thường quá đỗi. Rõ ràng, qua trang văn Nguyễn Tuân, ta hiểu được rằng chủ nghĩa anh hùng cách mạng đâu phải chỉ có ở nơi bom đạn chiến trường mà ngay trong cuộc sống hàng ngày giản dị vẫn có những anh hùng, họ là những anh hùng lao động vô danh, lặng lẽ, đời thường như người lái đò sông Đà vậy.
Tài hoa trí dũng, mưu trí am tường và ung dung, bình dị khi trở về cuộc sống đời thường, đó chính là những nét đẹp ở hình tượng người lái đò mà nhà văn Nguyễn Tuân đã phác họa rất khéo léo và chân thực. Qua hình tượng người lái đò, ta thêm hiểu và trân trọng hơn nét đẹp những con người lao động vùng cao Tây Bắc, nét tài hoa, tinh tế trong cách nhìn con người và gửi gắm nét đẹp tâm hồn họ vào trang văn của mình ở nhà văn Nguyễn Tuân.
-Nem-vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 2 CẢM NHẬN VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ CHI TIẾT
Con người, dù làm bất cứ ngành nghề gì, trong bất cứ lĩnh vực gì, làm việc một cách thuần thục, nghệ thuật đều được coi là nghệ sĩ. Đó là tôn chỉ của Nguyễn Tuân về người nghệ sĩ. Và ông dùng ngòi bút tài hoa của mình để khắc tạc chân dung họ. Nếu trước cách mạng, ông tìm họ trong lớp người đặc tuyển của một thời vang bóng thì sau cách mạng tháng Tám, “chất vàng mười ấy” lại ở chính cuộc sống lao động thường ngày. Đó chính là hình tượng ông lái đò trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”.
Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” là kết quả viên mãn của chuyến đi thực tế ở vùng Tây Bắc để tìm “chất vàng mười” của thiên nhiên và con người. Qua hình tượng con sông Đà và người lái đò sông Đà là bài ca đắm say ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Bắc.
Nguyễn Tuân đã có ý thức đặt nhân vật ông lái đò vào hoàn cảnh phi thường: trùng vi thạch trận: Đá đã mai phục ngàn năm mà thành tinh, diện mạo thì ngỗ ngược, thái độ thì thách thức; ước thì reo hò làm thanh viên cho đá, ra những đòn tỉa, âm, vu hồi, lùng đầy nguy hiểm. Trên nền đại cảnh ấy, ông lái hiện lên như một dũng tướng, nghệ sĩ, một tay lái ra hoa.
Trước hết, đó là một người am tường, hiểu biết rất rõ về những đối tượng của mình. Một trong những phẩm chất của người nghệ sĩ là phải am tường cuộc sống, lĩnh vực mình hoạt động, đối tượng mình khám phá. Như Lương Hiệp đã nói: “Kiến văn rộng là lương thực giải cứu sự nghèo nàn” và Hemingway đã nhắc nhở: “Nếu người nghệ sĩ ngừng quan sát, thế là xong đời anh ta”. Và ông lái đò đã làm được điều đó. “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đã nơi ải nước này”. Với các cụm từ “binh pháp, quy luật phục kích” khiến cho đá nước sông Đà không còn là thứ nước đá vô tri mà như những tướng dữ quân tơn, binh hùng tướng mạnh túc trí đa mưu. “Thần sông, thần đá” – những thế lực thần thánh siêu nhiên, siêu hình, vạn năng, “lai vô ảnh, khứ vô hình”. “Ải nước” nghe sao xa xăm, mịt mừ, hiểm trở, nơi mà “thập nhân khứ, nhất nhân hoàn”. Nắm chắc được quy luật phục kích của đối tượng, ông đò trở thành dùng tướng điều khiển đội quân của mình.
Đối phó với thác sông Đà, ông lái đò hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, trí dũng. Hiểu đến khi vận dụng, đối với từng cửa ải, từng đối tượng, ông đò lại có những chiến thuật khác nhau. Ở vòng một mở ra với bốn cửa tử và cửa sinh lập lờ ở tả ngạn trái; sóng lúc thì “đá trái”, lúc lại “thúc gối”, “đội cả thuyền lên”. Và ông đò thể hiện binh pháp của mình: tay thì “giữ mái chèo”, chân “kẹp buồng lái”, mặt “biến dạng, mé bệch” nhưng tiếng chỉ huy vẫn “ngắn gọn, tỉnh táo”, tạm thời án binh bất động. Đến vòng thứ hai, thạch trận lại tăng cửa tử, cửa sinh nằm ở lệch hữu ngạn, trong khi nước thì “hùm beo hồng hộc”. Khi này, ông đò nhận thức rõ: “Cưỡi thác như cưỡi trên lưng hổ” nên ông “ghì cương lái”, “nắm bờm sóng đúng luồng” như một chiến tướng trên con chiến mã, hùng dũng mà lao vào chiến trận. Với thủy quân ái nước, ông “tránh”, “rảo bơi lên”, “đè sấn, chặt đôi, mở đường tiến”. Binh pháp tấn công linh hoạt, có cương có nhu, có công có thủ. Trong những từ “lái miết chặt một đường chéo”, “đè sấn lên mà chặt đôi ra”, … thực sự ngầm chứa niềm khoái cảm của một nhà văn khi vừa gieo được chữ đắc địa, đóng định thần thái của sự vật và bản chất của sự việc lên trang giấy. Đối với ông, nó không chỉ là phương tiện biểu lộ, diễn tả ý nghĩa, chỉ thị sự vật mà còn là mục đích. Lúc đó, những từ đó chính là “Nguyễn” - một nhà thơ đích thực. Đến vòng thứ ba, ít cửa hơn nhưng phải, trái đều là cửa chết thì binh pháp của ông lái là tấn công trực diện. Biết người biết mình, linh hoạt biến đổi theo thời cuộc – đó mới chính là một vị tướng tài giỏi.
Nhưng khi rời khỏi cuộc chiến, người chiến tướng trí dũng ấy bỗng trở về với phong thái ung dung, bình dị. Họ “đốt lửa trong hang” và bàn về cá dầm xanh, cá anh vũ; tuyệt nhiên không ai bàn thêm về chiến thắng vừa qua nữa. Phải chăng vì ngày nào cũng đối mặt, cũng trải qua nên với họ, những cuộc chiến như thế cũng chẳng còn gì là hồi hộp, là đáng nhớ nữa”. Đến đây, ta lại được thấy vẻ đẹp khác của Đà Giang với những tài nguyên giàu có và “chất vàng mười” tuyệt đẹp. Ở đó có những con người coi những chiến tích, những kì tích phi thường chỉ như những công việc bình thường. Thì ra, anh hùng không chỉ có trong những trận chiến mà hiện diện ngày trong cuộc sống đời thường – những người anh dùng thầm lặng.
Như vậy, nếu trước cách mạng, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp ở những con người tài hoa, khí phách, thiên lương cao đẹp thì sau cách mạng, chất vàng mười ấy không lộ rõ mà còn lấp lánh, ẩn hiện nơi những con người bình dị, thầm lặng. Dùng cái hùng của thiên nhiên để làm nổi bật vẻ đẹp trí dũng nhưng cũng cái hài hòa của thiên nhiên tô thêm vẻ đẹp cho con người. Với Nguyễn Tuân, ông hiểu rằng: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp các hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường” và ông luôn tiếp cận con người dưới góc độ tài hoa, nghệ sĩ. Một nhà văn thực sự phải là “người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp” (Pautovsky), là “hiểu cái đẹp ở chỗ người ta không ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp sự vận để cho người bài học về trông nhìn và thưởng thức” (Thạch Lam).
Bằng những khám phá và nét riêng trong việc thể hiện, Nguyễn Tuân không chỉ vẽ thêm vào bức tranh thiên nhiên và con người trong công cuộc đổi mới đất nước mà còn đóng dấu “triện” riêng, cất vào dàn hòa ca một giọng nói riêng không lẫn với bất kì ai, không thể phát ra ở cổ giọng bất kì ai.
-Bỉ Ngạn-vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 3 CẢM NHẬN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Nguyễn Tuân là nhà văn của phong cảnh và con người tuyệt mĩ, không ưa những cái nhàn nhạt tầm thường. Ông đến với thể loại kí như một cách để thể hiện cá tính riêng biệt của mình và nhờ đó ông đã để lại cho văn học tập bút kí "Người lái đò sông Đà" đặc sắc. Bài kí ca ngợi cảnh sắc Tây Bắc cùng vẻ đẹp toát ra từ những con người lao động giản dị đời thường mà ông lái đò là kết tinh của những vẻ đẹp ấy.
Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân vốn là người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp ở những giá trị xưa cũ của một thời vang bóng: một Huấn Cao với tài viết chữ đẹp, một Bát Lê trong "Bát rượu máu", những thú vui thưởng trà, đánh cờ xa xưa. Sau cách mạng, ánh sáng của Đảng đã giác ngộ khiến Nguyễn Tuân quay về tìm kiếm vẻ đẹp từ cuộc sống đời thường với những con người bình dị và bởi vậy đã cho ra đời tùy bút "Người lái đò sông Đà". Người lái đò đó là một nhân vật khuyết danh, có thể tìm kiếm ở bất kì nơi đâu giữa cuộc sống thường nhật, nhưng lại là sự hiện diện của cái đẹp phục vụ cho chủ nghĩa duy mĩ vốn theo suốt Nguyễn Tuân trong cuộc đời. Đó là một ông lão gần 70 tuổi, đã xuôi ngược dưới dòng Đà Giang hơn trăm lần và trực tiếp cầm lái hơn 60 lần. Dưới ngòi bút người nghệ sĩ, ông lái đò hiện lên với phẩm chất đáng trọng, trở thành biểu tượng của cái đẹp miền thác dữ sóng gầm.
Binh pháp Tôn Tử từng nói :"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng", cho nên ông đò đã bất khả chiến bại hơn trăm lần trước con sông vì ông thuộc nằm lòng đối thủ của mình. Ông lái đò là người mưu trí, dũng cảm và đã thuộc nằm lòng quy luật tự nhiên của sông núi và thác dữ. Hằng ngày đối diện với thủy quái sông Đà đã tôi luyện cho ông bản lĩnh và sự tự tin, cũng như sự từng trải trước những đòn hiểm độc của nước và đá. Nước reo làm thanh viện, gió xô sóng, sóng xô đá nhưng ông vẫn bình tĩnh và phá vỡ cả ba vòng vây của trùng vi thạch trận. Mỗi vòng ông lại có một binh pháp riêng: Ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo ...”. Dù bị thương nhưng ông vẫn nén vết đau vì biết rằng mình là chỉ huy của cả thuyền, phải trở thành chỗ dựa cho anh em để vượt qua sự hung hãn của con sông hay làm mình làm mẩy. Qua được trùng vi thạch trận thứ nhất, ông lái đò “không chút nghỉ tay, nghỉ mắt" phá luôn vòng vây thứ hai và đổi chiến thuật, ông “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước” và với động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác ..." ông đã dễ dàng vượt qua trùng vi thạch trận thứ 2. Mỗi trùng vi thạch trận lại bố trí thêm nhiều cửa tử và cửa sinh ít dần. Nếu không phải là người giàu kinh nghiệm và dũng cảm hết mực, con thuyền ông lái đã có thể tan xác dưới ngọn nước phía dưới. Bước vào trùng vi thứ ba lại là một hành trình gian nan hơn: ít cửa hơn nhưng "bên phải, bên trái toàn là cửa chết cả". Cửa sinh nằm ở ngay giữa đống đá hậu vệ, ông đò lại như một dũng tướng đang cưỡi trên lưng con chiến mã mà "cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa" mà vượt qua thác nước để thuyền dần xuôi về nơi nước yên. Có thể nói rằng ông lái đò là dũng tướng, con thuyền là chiến mã, bọn giặc là đá và nước để rồi con người ấy kiêu hãnh vượt lên trên những kẻ thù và đưa con thuyền mình về với đích. Qua đoạn trích này ta hiểu rõ vì sao ông đò đã qua được cửa ải nước hàng trăm lần. Bởi lẽ sự dũng cảm, mưu trí và tài hoa của ông đã bồi tụ và giúp đỡ con thuyền về tới đích. Ông quả thực là người lái đò mang vẻ đẹp hùng dũng như một người dũng sĩ đang tham gia chiến đấu ngoài sa trường.
Ông đò đích thực là một người nghệ sĩ có tay lái ra hoa. Mỗi bước chuyển mình đều mềm mại và khéo léo, như thể cái máu nghệ sĩ đã ăn sâu vào tiềm thức. Ông đang làm công việc lái đò mệt nhọc nhưng đã đạt đến trình độ của người nghệ sĩ lái đò trên sông nước. "Thuyền như một mũi tên xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa lái được, lượn được. Thế là hết thác". Con thuyền vừa lái, vừa lượn như một dòng lụa mềm mại đang bay bổng trước dòng thác lũ. Cái chất nghệ sĩ tài hoa thể hiện ở nghệ thuật chèo đò một lần nữa nâng vẻ đẹp của người lao động bình thường lên thành tuyệt mĩ. Vừa dũng mãnh, vừa tài hoa, ông đò đích thị là hiện thân của người nghệ sĩ của cái đẹp trong lao động sản xuất, chất chứa niềm tự hào và ngưỡng mộ của văn sĩ ưa những vẻ đẹp tuyệt mĩ như Nguyễn Tuân.
Không chỉ là một dũng sĩ giữa cuộc sống mưu sinh lao động, ông đò hiện ra là một người dân lao động bình thường với cuộc sống giản dị như bao người khác. Họ coi cuộc vượt thác như một điều gì đó rất đỗi giản dị và quen thuộc dẫu nó có gian khổ và nguy hiểm như nào. Giữa ánh lửa bập bùng, họ ngồi bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, tuyệt nhiên không ai nhắc về cuộc vượt thác cam go vừa trải qua lúc chiều. Những người anh hùng ấy suy cho cùng vẫn là một người lao động bình dị, họ mang trong mình những nét đẹp rất mộc mạc như bao người dân lao động khác mà thôi.
Nguyễn Tuân thực sự đã để lại cho văn học tập tùy bút cực đặc sắc. Thoát khỏi những suy tưởng, nuối tiếc những vẻ đẹp của một thời vang bóng, Nguyễn Tuân đã đưa những áng văn về gần hơn với đời sống hiện tại, ca ngợi những vẻ đẹp ở những người lao động bình dị. Con người trong văn Nguyễn Tuân vẫn luôn là những người mang vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ, nhưng là chất nghệ sĩ toát ra từ những con người bình thường, con người lao động hằng ngày. Đó cũng làm nên nét riêng của văn Nguyễn Tuân, biến ông trở thành người nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp như một nhà văn nào đó từng ca ngợi.
Văn thơ xét cho cùng đều bắt nguồn từ cuộc sống và cũng quay lại để phục vụ đời sống. Gắn liền tác phẩm của mình với cuộc sống hằng ngày, Nguyễn Tuân đã viết nên những tác phẩm đặc sắc để ca ngợi những con người lao động thời đại mới - những người mang phẩm chất cao quý đáng được đời sau ngưỡng mộ và trân trọng.
-Minh Anh-vfo.vn