Tình yêu luôn là dòng chảy của các lĩnh vực trong đời sống. Mỗi địa hạt tình yêu luôn được nảy nở và ươm mầm qua các hình tượng trong đó có hình tượng sóng. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn viết bài văn cho đề bài: ‘Cảm nhận khổ 7 8 9 bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.
Để viết bài văn cảm nhận các bạn cần thể hiện được những suy nghĩ rung động của bản thân về hình ảnh, các biện pháp tu từ, câu chữ, hình tượng và nội dung mà tác giả gửi gắm. Ngoài ra để bài viết thêm sinh động các bạn có thể sử dụng với yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng và vô cùng huyền diệu của con người, khi yêu và được yêu con người sẽ trải qua vô vàn các cảm xúc và cung bậc khác nhau vui buồn giận hờn. Tình yêu có lúc được biểu hiện một cách cụ thể nhưng có lúc lại được gửi gắm một cách gián tiếp qua các hình tượng mang ý nghĩa biểu tượng để gửi gắm thông điệp tới độc giả. Trong suốt chiều dài lịch sử cùng những yếu tố thăng trầm của văn học, tình yêu được diễn tả muôn hình vạn vẻ soi bóng thời đại mà nó tới, lúc nào thì chủ đề tình yêu vẫn luôn có một sức hút ghê gớm với các nhà văn nhà thơ. Đến với Xuân Quỳnh một nữ thi sĩ táo bạo, thông minh, sắc sảo, luôn khao khát tình yêu một cách chân thành và nồng thắm.Nhà thơ đã mượn hình tượng sóng xuyên suốt bài thơ để nói về tình yêu theo cách riêng của mình. Bài thơ là một bong hoa lạ trong dòng mạch văn học kháng chiến lúc bấy giờ khi nói về tình yêu cá nhân giữ đôi lứa. Sau đây là bài văn hướng dẫn các bạn đề bài : “Cảm nhận khổ 7 8 9 bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh.Chúc các bạn làm bài thật tốt!
BÀI VIẾT SỐ 1 CẢM NHẬN KHỔ 7 8 9 BÀI THƠ “ SÓNG” CỦA XUÂN QUỲNH
Nhà thơ Xuân Quỳnh đã bước vào địa hạt của thi ca với hành trang là tiếng nói của một trái tim chân thành, nhiệt huyết, khao khát được sống hết mình và yêu hết mình. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Sóng” của nhà thơ, đặc biệt là qua ba khổ cuối bài thơ đã nói lên những lo âu, niềm dự cảm nhưng vẫn luôn tin tưởng và hi vọng về một tình yêu vĩnh cửu trong cuộc đời qua cách nhìn của nhà thơ.
Mặc dù biết rằng khi yêu con người cần có niềm tin nhưng chúng ta vẫn luôn mang trong mình những dự cảm, lo âu đặc biệt là với tâm hồn nhạy cảm của người phụ nữ:
Kết thúc bài thơ là niềm tin, hi vọng, khát khao được vĩnh cửu hóa tình yêu của nhà thơ:
Trước Xuân Quỳnh đã có không ít những nhà thơ nữ viết về tình yêu nhưng hiếm có ai dám bày tỏ trực tiếp và mãnh liệt như Xuân Quỳnh. Dám nói thật lòng mình, điều đó chứng tỏ nhà thơ không những có niềm tin vào cuộc đời mà còn vững tin ở chính bản thân mình. Con sóng Xuân Quỳnh dẫu có tan ra thành trăm con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu, giữ biển lớn cuộc đời thì vẫn cứ là con sóng Xuân Quỳnh vỗ mãi đến ngàn năm.
Trong mối tương quan của bền chặt với con người, “ Sóng” của Xuân Quỳnh còn là suy ngẫm tâm tư rất riêng của nhà thơ giãi bày với cuộc đời để từ đó nhận ra một tâm hồn thơ của nữ sĩ cá tính. Bài thơ đã vượt ra không khí của hiện thực chiến tranh, vượt qua cái chết và khổ đau để ca ngợi sự sống vĩnh cửu của tình yêu, tạo thêm một nét đáng yêu của con người thời đại chống Mĩ biết yêu thương chung thủy và tìm ra lẽ sống tốt đẹp trên cơ sở của sự hài hòa những quan hệ riêng chung.
Ba khổ thơ cuối khép lại toàn bài thơ nhưng lại mở ra trong lòng người đọc rất nhiều suy nghĩ về tình yêu, về những cảm xúc, tâm trạng của người con gái trong tình yêu. Nhịp điệu tâm hồn của người con gái được biểu hiện qua nhịp điệu của những con sóng. Từ đó cũng đã thể hiện phong cách thơ Xuân Quỳnh vừa tinh tế, nhạy cảm, vừa táo bạo mãnh liệt trong tình yêu. Tình yêu vẫn luôn là một ẩn bí hấp dẫn bất cứ một nghệ sĩ nào ghé qua mảnh đất ấy và khi Xuân Quỳnh đặt chân đến đã để lại một bản lĩnh, một tinh thần độc đáo, riêng biệt.
-TTT-vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 2 CẢM NHẬN VỀ KHỔ 7, 8, 9 BÀI “SÓNG” CỦA TÁC GIẢ XUÂN QUỲNH LỚP 12
“Vì thích thú, làm văn học cảm thấy như mình được sống thêm một cuộc đời khác nữa. Vì uất ức, khi mới vào nghề bị xô đẩy, bị khinh rẻ nên tôi quyết phải sống, mà sống tức là phải viết”. Chính bởi luôn tâm niệm như vậy nên Xuân Quỳnh đã sáng tạo và đem đến cho người đọc rất nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó có bài thơ “Sóng”. Ba khổ thơ cuối của bài được coi là những dòng thơ chứa chan cảm xúc, nghĩ suy của người con gái trong tình yêu, lưu lại trong tâm hồn người đọc nhiều dư âm cảm xúc mãnh liệt.
Xuân Quỳnh là một nhà thơ mồ côi mẹ sớm, phải sống với bà từ nhỏ. Có lẽ vì thế trong thơ nữ sĩ luôn thường trực một niềm khát khao yêu thương và sự thiết tha hạnh phúc gia đình. Rời bỏ nghề diễn viên múa trong tiếc nuối của người hâm mộ, Xuân Quỳnh đã lưu dấu ấn cá nhân mình trong trái tim người đọc với một vai trò mới – một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Say mê, đắm mình trong thơ ca, nữ sĩ coi thơ là sự sống, là tình yêu, là toàn bộ ý nghĩa của cuộc đời mình. Một cách tài hoa và đầy tinh tế, nhà thơ đã gửi tiếng lòng của một tâm hồn giàu trắc ẩn, táo bạo nhưng cũng rất mực đằm thắm vào những trang thơ. “Sóng” là một bài thơ nổi bật của nhà thơ, được viết năm 1967 trong chuyến đi thực tế Xuân Quỳnh đến biển Diêm Điền, Thái Bình. Những cảm xúc dạt dào, những nghĩ suy sâu lắng nhà thơ gửi vào những câu thơ, hình ảnh trong ba khổ thơ cuối bài đã thực sự để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng.
Sau khi phác họa hình tượng sóng cùng những quy luật của tình yêu, hành trình tìm kiếm nguồn cội hay những sắc thái của tình yêu, nhà thơ Xuân Quỳnh tiếp tục thể hiện suy nghĩ của mình về nỗi nhớ, sự thủy chung và khát vọng trong tình yêu qua hình tượng sóng ở ba khổ thơ cuối bài. Khổ thơ thứ bảy và tám nhà thơ nói đến niềm tin và dự cảm âu lo về tình yêu trong trái tim người con gái:
Khổ thơ cuối cùng khép lại bài thơ là những khát vọng của người con gái trong tình yêu được nhà thơ gửi gắm qua hình tượng sóng:
Xuân Quỳnh đã phác họa ra một hình tượng sóng mang nhiều ý nghĩa xuyên suốt bài thơ để gửi gắm những ý niệm sâu xa, cảm xúc mãnh liệt của bản thân khi nghĩ về tình yêu. Ba khổ thơ cuối bài nhà thơ đã thực sự để lại trong lòng người nhiều ấn tượng với hình ảnh sóng đi cùng với nỗi lo âu, niềm tin và khát vọng của tâm hồn người con gái khi yêu. Ba khổ thơ đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm cũng như khẳng định được vị trí của Xuân Quỳnh trong làng thơ ca hiện đại Việt Nam.
-Nem-vfo.vn
Để viết bài văn cảm nhận các bạn cần thể hiện được những suy nghĩ rung động của bản thân về hình ảnh, các biện pháp tu từ, câu chữ, hình tượng và nội dung mà tác giả gửi gắm. Ngoài ra để bài viết thêm sinh động các bạn có thể sử dụng với yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng và vô cùng huyền diệu của con người, khi yêu và được yêu con người sẽ trải qua vô vàn các cảm xúc và cung bậc khác nhau vui buồn giận hờn. Tình yêu có lúc được biểu hiện một cách cụ thể nhưng có lúc lại được gửi gắm một cách gián tiếp qua các hình tượng mang ý nghĩa biểu tượng để gửi gắm thông điệp tới độc giả. Trong suốt chiều dài lịch sử cùng những yếu tố thăng trầm của văn học, tình yêu được diễn tả muôn hình vạn vẻ soi bóng thời đại mà nó tới, lúc nào thì chủ đề tình yêu vẫn luôn có một sức hút ghê gớm với các nhà văn nhà thơ. Đến với Xuân Quỳnh một nữ thi sĩ táo bạo, thông minh, sắc sảo, luôn khao khát tình yêu một cách chân thành và nồng thắm.Nhà thơ đã mượn hình tượng sóng xuyên suốt bài thơ để nói về tình yêu theo cách riêng của mình. Bài thơ là một bong hoa lạ trong dòng mạch văn học kháng chiến lúc bấy giờ khi nói về tình yêu cá nhân giữ đôi lứa. Sau đây là bài văn hướng dẫn các bạn đề bài : “Cảm nhận khổ 7 8 9 bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh.Chúc các bạn làm bài thật tốt!
BÀI VIẾT SỐ 1 CẢM NHẬN KHỔ 7 8 9 BÀI THƠ “ SÓNG” CỦA XUÂN QUỲNH
Nhà thơ Xuân Quỳnh đã bước vào địa hạt của thi ca với hành trang là tiếng nói của một trái tim chân thành, nhiệt huyết, khao khát được sống hết mình và yêu hết mình. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Sóng” của nhà thơ, đặc biệt là qua ba khổ cuối bài thơ đã nói lên những lo âu, niềm dự cảm nhưng vẫn luôn tin tưởng và hi vọng về một tình yêu vĩnh cửu trong cuộc đời qua cách nhìn của nhà thơ.
- “Ở ngoài kia đại dương
- Trăm ngàn con sóng đó
- Con nào chẳng tới bờ
- Dù muôn vời cách trở”
Mặc dù biết rằng khi yêu con người cần có niềm tin nhưng chúng ta vẫn luôn mang trong mình những dự cảm, lo âu đặc biệt là với tâm hồn nhạy cảm của người phụ nữ:
- “Cuộc đời tuy dài thế
- Năm tháng vẫn đi qua
- Như biển kia dẫu rộng
- Mây vẫn bay về xa”
Kết thúc bài thơ là niềm tin, hi vọng, khát khao được vĩnh cửu hóa tình yêu của nhà thơ:
- “Làm sao được tan ra
- Thành trăm con sóng nhỏ
- Giữa biển lớn tình yêu
- Để ngàn năm còn vỗ”
Trước Xuân Quỳnh đã có không ít những nhà thơ nữ viết về tình yêu nhưng hiếm có ai dám bày tỏ trực tiếp và mãnh liệt như Xuân Quỳnh. Dám nói thật lòng mình, điều đó chứng tỏ nhà thơ không những có niềm tin vào cuộc đời mà còn vững tin ở chính bản thân mình. Con sóng Xuân Quỳnh dẫu có tan ra thành trăm con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu, giữ biển lớn cuộc đời thì vẫn cứ là con sóng Xuân Quỳnh vỗ mãi đến ngàn năm.
Trong mối tương quan của bền chặt với con người, “ Sóng” của Xuân Quỳnh còn là suy ngẫm tâm tư rất riêng của nhà thơ giãi bày với cuộc đời để từ đó nhận ra một tâm hồn thơ của nữ sĩ cá tính. Bài thơ đã vượt ra không khí của hiện thực chiến tranh, vượt qua cái chết và khổ đau để ca ngợi sự sống vĩnh cửu của tình yêu, tạo thêm một nét đáng yêu của con người thời đại chống Mĩ biết yêu thương chung thủy và tìm ra lẽ sống tốt đẹp trên cơ sở của sự hài hòa những quan hệ riêng chung.
Ba khổ thơ cuối khép lại toàn bài thơ nhưng lại mở ra trong lòng người đọc rất nhiều suy nghĩ về tình yêu, về những cảm xúc, tâm trạng của người con gái trong tình yêu. Nhịp điệu tâm hồn của người con gái được biểu hiện qua nhịp điệu của những con sóng. Từ đó cũng đã thể hiện phong cách thơ Xuân Quỳnh vừa tinh tế, nhạy cảm, vừa táo bạo mãnh liệt trong tình yêu. Tình yêu vẫn luôn là một ẩn bí hấp dẫn bất cứ một nghệ sĩ nào ghé qua mảnh đất ấy và khi Xuân Quỳnh đặt chân đến đã để lại một bản lĩnh, một tinh thần độc đáo, riêng biệt.
-TTT-vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 2 CẢM NHẬN VỀ KHỔ 7, 8, 9 BÀI “SÓNG” CỦA TÁC GIẢ XUÂN QUỲNH LỚP 12
“Vì thích thú, làm văn học cảm thấy như mình được sống thêm một cuộc đời khác nữa. Vì uất ức, khi mới vào nghề bị xô đẩy, bị khinh rẻ nên tôi quyết phải sống, mà sống tức là phải viết”. Chính bởi luôn tâm niệm như vậy nên Xuân Quỳnh đã sáng tạo và đem đến cho người đọc rất nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó có bài thơ “Sóng”. Ba khổ thơ cuối của bài được coi là những dòng thơ chứa chan cảm xúc, nghĩ suy của người con gái trong tình yêu, lưu lại trong tâm hồn người đọc nhiều dư âm cảm xúc mãnh liệt.
Xuân Quỳnh là một nhà thơ mồ côi mẹ sớm, phải sống với bà từ nhỏ. Có lẽ vì thế trong thơ nữ sĩ luôn thường trực một niềm khát khao yêu thương và sự thiết tha hạnh phúc gia đình. Rời bỏ nghề diễn viên múa trong tiếc nuối của người hâm mộ, Xuân Quỳnh đã lưu dấu ấn cá nhân mình trong trái tim người đọc với một vai trò mới – một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Say mê, đắm mình trong thơ ca, nữ sĩ coi thơ là sự sống, là tình yêu, là toàn bộ ý nghĩa của cuộc đời mình. Một cách tài hoa và đầy tinh tế, nhà thơ đã gửi tiếng lòng của một tâm hồn giàu trắc ẩn, táo bạo nhưng cũng rất mực đằm thắm vào những trang thơ. “Sóng” là một bài thơ nổi bật của nhà thơ, được viết năm 1967 trong chuyến đi thực tế Xuân Quỳnh đến biển Diêm Điền, Thái Bình. Những cảm xúc dạt dào, những nghĩ suy sâu lắng nhà thơ gửi vào những câu thơ, hình ảnh trong ba khổ thơ cuối bài đã thực sự để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng.
Sau khi phác họa hình tượng sóng cùng những quy luật của tình yêu, hành trình tìm kiếm nguồn cội hay những sắc thái của tình yêu, nhà thơ Xuân Quỳnh tiếp tục thể hiện suy nghĩ của mình về nỗi nhớ, sự thủy chung và khát vọng trong tình yêu qua hình tượng sóng ở ba khổ thơ cuối bài. Khổ thơ thứ bảy và tám nhà thơ nói đến niềm tin và dự cảm âu lo về tình yêu trong trái tim người con gái:
- “Ở ngoài kia đại dương
- Trăm ngàn con sóng đó
- Con nào chẳng tới bờ
- Dù muôn vời cách trở
- Cuộc đời tuy dài thế
- Năm tháng vẫn đi qua
- Như biển kia dẫu rộng
- Mây vẫn bay về xa”
- “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
- Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
- Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
- Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
- Không cho dài thời trẻ của nhân gian
- Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
- Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần gặp lại”
Khổ thơ cuối cùng khép lại bài thơ là những khát vọng của người con gái trong tình yêu được nhà thơ gửi gắm qua hình tượng sóng:
- “Làm sao được tan ra
- Thành trăm con sóng nhỏ
- Giữa biển lớn tình yêu
- Để ngàn năm còn vỗ”
Xuân Quỳnh đã phác họa ra một hình tượng sóng mang nhiều ý nghĩa xuyên suốt bài thơ để gửi gắm những ý niệm sâu xa, cảm xúc mãnh liệt của bản thân khi nghĩ về tình yêu. Ba khổ thơ cuối bài nhà thơ đã thực sự để lại trong lòng người nhiều ấn tượng với hình ảnh sóng đi cùng với nỗi lo âu, niềm tin và khát vọng của tâm hồn người con gái khi yêu. Ba khổ thơ đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm cũng như khẳng định được vị trí của Xuân Quỳnh trong làng thơ ca hiện đại Việt Nam.
-Nem-vfo.vn
- Chủ đề
- bài thơ sóng song xuân quỳnh