Tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ hay về ăn uống, món ăn, ăn nói, ăn mặc
Câu ca dao, tục ngữ nào hay về ăn uống, món ăn, ăn nói, ăn mặc?
Như các bạn đã biết ca dao, tục ngữ không những là tiếng nói chứa đựng tâm tư, tình cảm của người lao động mà còn là những kho tàng kinh nghiệm sống quý giá của muôn đời. Khi chúng ta tìm hiểu kỹ về ca dao, tục ngữ thì chúng ta càng cảm phục cha ông, càng thấm thía những lời dạy được truyền từ đời này qua đời khác mà luôn luôn giữ nguyên giá trị của nó trong sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay. Và bài viết này vforum sẽ gửi đến các bạn những Câu ca dao, tục ngữ hay về ăn uống, món ăn, ăn nói, ăn mặc? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.
Câu ca dao, tục ngữ hay về ăn uống, món ăn, ăn nói, ăn mặc
1.
Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.
2..
Câu ca dao cho biết ý nghĩa là không nên ăn nhiều những thứ không tốt cho sức khỏe, mặc dù nó có ngon nhưng bớt ăn mấy miếng để giữ sức khỏe, nhịn thèm hơn là ăn vào rồi đổ bệnh.
3.
Hai câu ca dao trên nói về lòng chung thủy của những đôi vợ chồng lao động nghèo khó nhưng vẫn hạnh phúc, dù bữa ăn chỉ là với món Râu tôm ruột bầu. Râu tôm ruột bầu chỉ là những thứ bỏ đi, nhưng lại là một giá trị lớn cho những người lao động nghèo khó. Nghèo nhưng họ vẫn hạnh phúc với món cơm bình dân.
4.
Câu nói của các cụ ngày xưa đã cho thấy, rau quan trọng thế nào trong bữa cơm thường ngày. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các bữa ăn trong gia đình hiện đại ngày nay đang thiếu cân bằng dinh dưỡng với rau xanh chỉ bởi một điều, ai cũng bận rộn, cứ nghĩ ăn uống qua loa cho no bụng, đáp ứng nhu cầu calo, tạo ra năng lượng để tập trung làm việc là sai hoàn toàn nhé
5.
Câu tục ngữ này dùng để chỉ cho sự quan trọng của bạn cùng tu hành. Bạn đồng tu sẽ giúp mình tinh tấn hơn, nâng đỡ mình đứng dậy khi lầm lỗi, bảo hộ thân tâm mình trong sự tu tập và đời sống. Việc so sánh như “ăn cơm có canh” như vậy nhằm nhấn mạnh hơn về tình bạn
6.
Ăn cơm với cáy (một thứ cua nhỏ ở bể) là khi nhà còn nghèo; ăn cơm với thịt bò là lúc đã giầu có. Câu này ý nói nghèo chưa hẳn đã khổ, giầu có chưa hẳn đã là sung sướng, giàu nghèo đều có niềm vui và nỗi buồn.
7.
Câu này dùng hình những hình ảnh thức ăn để phản ánh lên cách ăn uống không đúng cách, thiếu những gia vị sẽ làm món ăn không còn hấp dẫn nữa.
8.
Câu tục ngự này có ý nghĩa là ăn tôm thì nhớ bỏ đầu đi cũng như ăn trầu thì nhớ nhả bã ra vì đó đều là những thứ chẳng béo bổ gì.
9.
Hoa thiên lý đã đi vào thơ ca, nhạc họa như một loài hoa mộc mạc, giản dị mà nồng nàn. Câu này có hàm ý là người phụ nữ khi về làm vợ, lại bày tỏ tình cảm một cách thực tế hơn, khi lấy hoa thiên chế biến món ngon để giữ lấy tình yêu của người đàn ông.
10.
Câu ca dao có hàm ý là người phụ nữ nấu món cá rôi cùng với rau cải và thêm vào một vài lát gừng để chồng thưởng thức thấy thích và yêu thương.
11.
Câu tục ngữ này nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
12.
Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Từ đó có thể hiểu rằng xuất phát điểm của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị.
13.
Cơm áo gạo tiền là chỉ những lo toan cho cuộc sống hàng ngày của con người gồm có Cơm gạo là cái ăn, áo đại diện cho cái mặc và tiền dùng để chi tiêu hàng ngày.
14.
Quan niệm xưa cho rằng“tóc bỏ đuôi gà, má lúm đồng tiền” là vẻ đẹp hình thể, vẻ đẹp bề ngoài, còn“ăn nói mặn mà có duyên”là vẻ đẹp của tâm hồn bên trong, luôn bền vững với năm tháng, với thời gian…
15.
Ca dao còn nhắc nhở, khuyên nhau khi nói phải lựa lời, chọn lời, cân nhắc ý tứ. Lời nói luôn có sẵn, đối với từng trường hợp cụ thể mà chúng ta dành những“lời hay ý đẹp”cho nhau. Có niềm vui nào hơn khi trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được nghe những lời nói đẹp, những lời nói hay, sâu sắc, để cho con người sống thương nhau hơn, gần gũi nhau hơn:
16.
Câu ca dao là một bí quyết giúp ta thành công trong đời, là một lời giáo huấn về cách đối nhân xử thế. Đây cũng là 1 bài học cho con người để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho con người. Bản thân em lánh cần học tập cách ăn nói lịch sự, lễ pháp để xúng đáng là "con ngoan trò giỏi"
17.
Câu ca dao này là bình phẩm về nhân cách của cá nhân. Hàm ý khen ngợi, ca tụng con người có văn hoá, một bên trách cứ cái xã hội không chăm lo cho con người để nó tốt lên
18.
Câu nói này ý muốn nhắc nhở ta cần tránh lối nói lấp lửng, nửa úp nửa mở, khiến cho người nghe áy náy, phân vân, không rõ thực hư thế nào, gầy phiền muộn cho nhau
19.
Câu này người xưa khuyên răn ta nên “nói ít làm nhiều”, đừng “nói nhiều làm ít” kẻo mang tiếng cười, tiếng chê bai
20.
Đúng vậy, nói nhau làm chi nặng lời bởi trong tình huống nào cũng rất cần chữ“nhẫn”như người xưa khuyên nhủ“một câu nhịn, chín câu lành”.
Trên đây là bài viết về Câu ca dao, tục ngữ hay về ăn uống, món ăn, ăn nói, ăn mặc? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn biết thêm nhiều câu ca dao tục ngữ hay trong kho tàng của Việt Nam ta.
Xem thêm: Những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên và sản xuất, lao động hay nhất
Câu ca dao, tục ngữ nào hay về ăn uống, món ăn, ăn nói, ăn mặc?
Như các bạn đã biết ca dao, tục ngữ không những là tiếng nói chứa đựng tâm tư, tình cảm của người lao động mà còn là những kho tàng kinh nghiệm sống quý giá của muôn đời. Khi chúng ta tìm hiểu kỹ về ca dao, tục ngữ thì chúng ta càng cảm phục cha ông, càng thấm thía những lời dạy được truyền từ đời này qua đời khác mà luôn luôn giữ nguyên giá trị của nó trong sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay. Và bài viết này vforum sẽ gửi đến các bạn những Câu ca dao, tục ngữ hay về ăn uống, món ăn, ăn nói, ăn mặc? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.
Câu ca dao, tục ngữ hay về ăn uống, món ăn, ăn nói, ăn mặc
1.
Ăn chậm, nhai kỹ, no lâu
Ăn nhanh, chóng đói, lại đau dạ dày
Ăn nhanh, chóng đói, lại đau dạ dày
Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.
2..
Muốn cho ngũ tạng được yên
Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau
Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau
Câu ca dao cho biết ý nghĩa là không nên ăn nhiều những thứ không tốt cho sức khỏe, mặc dù nó có ngon nhưng bớt ăn mấy miếng để giữ sức khỏe, nhịn thèm hơn là ăn vào rồi đổ bệnh.
3.
Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Hai câu ca dao trên nói về lòng chung thủy của những đôi vợ chồng lao động nghèo khó nhưng vẫn hạnh phúc, dù bữa ăn chỉ là với món Râu tôm ruột bầu. Râu tôm ruột bầu chỉ là những thứ bỏ đi, nhưng lại là một giá trị lớn cho những người lao động nghèo khó. Nghèo nhưng họ vẫn hạnh phúc với món cơm bình dân.
4.
Ăn cơm không rau như đau không thuốc
Câu nói của các cụ ngày xưa đã cho thấy, rau quan trọng thế nào trong bữa cơm thường ngày. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các bữa ăn trong gia đình hiện đại ngày nay đang thiếu cân bằng dinh dưỡng với rau xanh chỉ bởi một điều, ai cũng bận rộn, cứ nghĩ ăn uống qua loa cho no bụng, đáp ứng nhu cầu calo, tạo ra năng lượng để tập trung làm việc là sai hoàn toàn nhé
5.
Ăn cơm có canh như tu hành có bạn
Câu tục ngữ này dùng để chỉ cho sự quan trọng của bạn cùng tu hành. Bạn đồng tu sẽ giúp mình tinh tấn hơn, nâng đỡ mình đứng dậy khi lầm lỗi, bảo hộ thân tâm mình trong sự tu tập và đời sống. Việc so sánh như “ăn cơm có canh” như vậy nhằm nhấn mạnh hơn về tình bạn
6.
Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy
Ăn cơm với cáy thì ngáy o o…
Ăn cơm với cáy thì ngáy o o…
Ăn cơm với cáy (một thứ cua nhỏ ở bể) là khi nhà còn nghèo; ăn cơm với thịt bò là lúc đã giầu có. Câu này ý nói nghèo chưa hẳn đã khổ, giầu có chưa hẳn đã là sung sướng, giàu nghèo đều có niềm vui và nỗi buồn.
7.
Ăn thịt bò không tỏi
Như ăn gỏi không rau mơ
Như ăn gỏi không rau mơ
Câu này dùng hình những hình ảnh thức ăn để phản ánh lên cách ăn uống không đúng cách, thiếu những gia vị sẽ làm món ăn không còn hấp dẫn nữa.
8.
Ăn tôm cấu đầu, ăn trầu nhả bã
Câu tục ngự này có ý nghĩa là ăn tôm thì nhớ bỏ đầu đi cũng như ăn trầu thì nhớ nhả bã ra vì đó đều là những thứ chẳng béo bổ gì.
9.
Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh hoa lý, nấu chè hột sen.
Nấu canh hoa lý, nấu chè hột sen.
Hoa thiên lý đã đi vào thơ ca, nhạc họa như một loài hoa mộc mạc, giản dị mà nồng nàn. Câu này có hàm ý là người phụ nữ khi về làm vợ, lại bày tỏ tình cảm một cách thực tế hơn, khi lấy hoa thiên chế biến món ngon để giữ lấy tình yêu của người đàn ông.
10.
Rau cải nấu với cá rô
Gừng thêm một lát, cho cô giữ chồng.
Gừng thêm một lát, cho cô giữ chồng.
Câu ca dao có hàm ý là người phụ nữ nấu món cá rôi cùng với rau cải và thêm vào một vài lát gừng để chồng thưởng thức thấy thích và yêu thương.
11.
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Câu tục ngữ này nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
12.
Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Từ đó có thể hiểu rằng xuất phát điểm của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị.
13.
Cơm là gạo, áo là tiền
Cơm áo gạo tiền là chỉ những lo toan cho cuộc sống hàng ngày của con người gồm có Cơm gạo là cái ăn, áo đại diện cho cái mặc và tiền dùng để chi tiêu hàng ngày.
14.
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên
Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên
Quan niệm xưa cho rằng“tóc bỏ đuôi gà, má lúm đồng tiền” là vẻ đẹp hình thể, vẻ đẹp bề ngoài, còn“ăn nói mặn mà có duyên”là vẻ đẹp của tâm hồn bên trong, luôn bền vững với năm tháng, với thời gian…
15.
"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe"
Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe"
Ca dao còn nhắc nhở, khuyên nhau khi nói phải lựa lời, chọn lời, cân nhắc ý tứ. Lời nói luôn có sẵn, đối với từng trường hợp cụ thể mà chúng ta dành những“lời hay ý đẹp”cho nhau. Có niềm vui nào hơn khi trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được nghe những lời nói đẹp, những lời nói hay, sâu sắc, để cho con người sống thương nhau hơn, gần gũi nhau hơn:
16.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Câu ca dao là một bí quyết giúp ta thành công trong đời, là một lời giáo huấn về cách đối nhân xử thế. Đây cũng là 1 bài học cho con người để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho con người. Bản thân em lánh cần học tập cách ăn nói lịch sự, lễ pháp để xúng đáng là "con ngoan trò giỏi"
17.
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu
Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu
Câu ca dao này là bình phẩm về nhân cách của cá nhân. Hàm ý khen ngợi, ca tụng con người có văn hoá, một bên trách cứ cái xã hội không chăm lo cho con người để nó tốt lên
18.
Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo
Để cho người dại nửa mừng nửa lo
Câu nói này ý muốn nhắc nhở ta cần tránh lối nói lấp lửng, nửa úp nửa mở, khiến cho người nghe áy náy, phân vân, không rõ thực hư thế nào, gầy phiền muộn cho nhau
19.
Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê”
Nói mười làm chín kẻ cười người chê”
Câu này người xưa khuyên răn ta nên “nói ít làm nhiều”, đừng “nói nhiều làm ít” kẻo mang tiếng cười, tiếng chê bai
20.
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
Đúng vậy, nói nhau làm chi nặng lời bởi trong tình huống nào cũng rất cần chữ“nhẫn”như người xưa khuyên nhủ“một câu nhịn, chín câu lành”.
Trên đây là bài viết về Câu ca dao, tục ngữ hay về ăn uống, món ăn, ăn nói, ăn mặc? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn biết thêm nhiều câu ca dao tục ngữ hay trong kho tàng của Việt Nam ta.
Xem thêm: Những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên và sản xuất, lao động hay nhất