Đầu thế kỷ 20 đàn ông Nam bộ không còn búi tóc củ hành nên nghề cắt tóc ra đời; giày dép bắt đầu phổ biến làm xuất hiện nghề sửa giày... Ngày nay trên vỉa hè vẫn còn ông thợ hớt tóc dạo, người thợ sửa giày lâu năm...
Không còn hình ảnh lam lũ chân đất áo bà ba như xưa, nhưng trong mưu sinh người Sài Gòn ngày nay vẫn giữ những nét văn hóa cơ bản của đầu thế kỷ 20.
Không còn hình ảnh lam lũ chân đất áo bà ba như xưa, nhưng trong mưu sinh người Sài Gòn ngày nay vẫn giữ những nét văn hóa cơ bản của đầu thế kỷ 20.
Từ những năm 1910-1930, nam giới đã không còn búi tóc củ hành mà bắt đầu cắt tóc ngắn. Theo đó, nghề hớt tóc dạo đường phố ra đời. Đến nay, các tiệm cắt tóc, salon tóc đã chuyên nghiệp hơn, tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích, nhưng thỉnh thoảng đâu đó trên vỉa hè đường phố Sài Gòn, dưới những bóng cây mát vẫn còn những người thợ cắt tóc bình dị, với những dụng cụ hành nghề rất đơn giản, nhỏ gọn.
Là phương tiện vận chuyển tiện lợi, taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn - Chợ Lớn vào khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20. Trong ảnh là chiếc taxi năm 1970 (ảnh trên) và hiện nay (ảnh dưới).
Sài Gòn xưa có hàng nước, quán cóc bán trà đá, trà chanh…thì trên phố Sài thành hiện nay cũng phổ biến gánh hàng, bàn giải khát với đủ loại nước có ga, nước chanh, sâm lạnh, nước dừa...
Nghề đưa thư ở Sài Gòn bắt đầu phát triển từ đầu thế kỷ 20, chủ yếu là bằng chân, do các đoàn người vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, chỉ một số ít thư được vận chuyển bằng xe. Khi đó đất phương Nam còn nhiều rừng rậm thú dữ nên nghề đưa thư khá nguy hiểm. Ngày này nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, máy móc thiết bị hiện đại nên việc thông tin liên lạc đã nhanh chóng, tiện lợi hơn nhiều lần
Hình ảnh chiếc xe đẩy bán hủ tíu dạo gắn liền với văn hóa ẩm thực Sài Gòn hơn 100 năm nay. Những chiếc xe bán hủ tíu đến nay gần như vẫn còn giữ nguyên cách buôn bán lề đường, đặc biệt là là tiếng gõ “lách cách” đặc trưng. Ngày nay vẫn còn những tiệm bán hủ tíu trên 50 năm tuổi như các tiệm của người Hoa ở khu Chợ Lớn, trên đường Triệu Quang Phục (quận 5), đường Gia Phú (quận 6),...
Gánh hàng rong đã có từ rất lâu đời, và trở thành một nét văn hóa đặc trưng rất Sài thành. Trải bao thăng trầm dâu bể của thời cuộc, gánh hàng rong ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn đơn sơ quà vặt, bình dị những tiếng rao.
Nghề sửa giày bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, cho đến nay đã trở thành một trong những nghề thủ công lâu đời nhất tại Sài Gòn. Sửa giày được xem là một nghề khá nhàn nhã, thu nhập không cao nhưng ổn định, bất cứ khi nào cũng có việc để làm. Ngày nay, nghề sửa giày ít nhiều đã bị mai một, nhưng vẫn có thể bắt gặp những người thợ già đang miệt mài đóng giày trên hè phố, nhất là ở các đường Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng (quận 1)..
Hơn 300 năm hình thành và phát triển, trải bao thăng trầm, nhiều kiến trúc của đất Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn xưa, nay vẫn giữ ít nhiều nét đẹp cũ.
Có những vẻ đẹp mãi đi cùng năm tháng, có những đổi thay đến ngỡ ngàng, xa lạ. Thời gian vẫn âm thầm đổ bóng trên từng công trình, kiến trúc, từng con đường, hàng cây… của phố phường Sài Gòn. Từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông, những kiến trúc xưa của Sài Gòn đã làm nên vẻ đẹp độc đáo một thời, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng bao người. Ngày nay, không ít công trình hiện đại vẫn mang màu sắc, bóng dáng, hơi thở đã từng làm nên cái hồn của Sài Gòn thuở ấy.imagecollectionforu.com/ -
Nhà thờ Đức Bà là nhà thờ cổ và đẹp của thành phố, với những thiết kế vô cùng độc đáo, tọa lạc ngay trung tâm quận 1. Tên chính thức Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn, được xây dựng từ 1877 đến 1880 (ảnh trái). Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m. Đến năm 1958 thì tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch trắng Carrara của Italia mới được tạc thêm. Điểm đặc biệt của công trình này là xây bằng những viên gạch được đặt làm tại Marseille (Pháp), để trần, không tô trát, qua thời gian vẫn nguyên vẹn sắc đỏ, không bám bụi rêu.
Tòa nhà của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (ảnh phải) trước năm 1975 là trụ sở của công ty dầu khí Shell Việt Nam, với biểu tượng hình con sò trên đỉnh tòa nhà, nay đã được thay thế bằng chữ P trong Petrolimex. Riêng kiến trúc của công trình này gần như không thay đổi.
Chợ Bến Thành, ngôi chợ được xem là biểu tượng của Tp, xây dựng từ năm 1912 đến 1914. Kiến trúc chính của chợ ngày nay vẫn được giữ nguyên. Trước chợ khi xưa là ga tàu hỏa, rồi sau đó có thêm chiếc cầu nổi dùng cho người bộ hành băng qua đường (ảnh trên). Hiện đối diện chợ Bến Thành là Trung tâm vận tải hành khách công cộng, bên tay trái là công viên 23/9, cầu bộ hành đã bị dẹp bỏ từ lâu.
Hội trường Diên Hồng ngày xưa giờ đã là Sở giao dịch chứng khoán Tp, nhìn chung kiến trúc của 2 tòa nhà vẫn giữ nhiều nét tương đồng.
Dinh Thống soái, Phủ toàn quyền Đông Dương, có tên là Dinh Norodom được xây dựng vào năm 1868 (ảnh trên). Đến năm 1955, tòa nhà này đổi tên thành Dinh Độc lập. Hư hỏng nặng do bị ném bom năm 1962, tòa nhà được xây mới lại như kiến trúc ngày nay (ảnh dưới). Sau hội nghị hiệp thương vào tháng 11 năm 1975, tòa nhà mang tên Hội trường Thống Nhất.
imagecollectionforu.com/ -
Hơn 300 năm hình thành và phát triển, trải bao thăng trầm, nhiều kiến trúc của đất Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn xưa, nay vẫn giữ ít nhiều nét đẹp cũ.
Có những vẻ đẹp mãi đi cùng năm tháng, có những đổi thay đến ngỡ ngàng, xa lạ. Thời gian vẫn âm thầm đổ bóng trên từng công trình, kiến trúc, từng con đường, hàng cây… của phố phường Sài Gòn. Từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông, những kiến trúc xưa của Sài Gòn đã làm nên vẻ đẹp độc đáo một thời, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng bao người. Ngày nay, không ít công trình hiện đại vẫn mang màu sắc, bóng dáng, hơi thở đã từng làm nên cái hồn của Sài Gòn thuở ấy.imagecollectionforu.com/ -
imagecollectionforu.com/ -
Gần nửa thế kỷ trước, xưởng xe hơi nhập cảng Peugeot Jean Comte (ảnh trên) là một trong những hãng ôtô lớn bậc nhất Sài Gòn. Đến nay, mặc dù đã có thêm khu trung tâm thương mại sầm uất Diamond Plaza, góc phố lịch sử trên đường Lê Duẩn - Phạm Ngọc Thạch đối diện nhà thờ Đức Bà hầu như không thay đổi.
Hơn 80 năm hình thành và phát triển, Majestic là một trong ít khách sạn tại TP HCM vẫn còn giữ được nét cổ kính ban đầu. Majestic xây theo phong cách Baroque với 3 tầng và 44 phòng ngủ (ảnh trên). Năm 1965, khách sạn được xây thêm 2 tầng, một phòng họp quốc tế và một nhà hàng. Tháng 10/1975, khách sạn đổi tên thành Cửu Long. Trải qua gần một thế kỷ, đến nay cái tên Majestic đã in đậm trong tâm trí hàng nghìn khách du lịch quốc tế, trở thành một trong những địa điểm nổi tiếng và hào nhoáng bậc nhất ở Tp.
Được xây dựng từ năm 1880, Thương xá TAX vốn có tên Les Grands Magazins Charner, là trung tâm thương mại chỉ dành riêng cho giới thượng lưu, biểu tượng cho sự phồn hoa, phú quý giữa Sài Gòn. Thương xá ban đầu chỉ có hai tầng (ảnh trên), đến năm 1942, do việc kinh doanh trở nên phát đạt, chủ thương xá quyết định đập bỏ phần tháp đồng hồ trên cùng để xây thêm tầng thứ ba. Đến nay thương xá vẫn được giữ gần như nguyên vẹn lối kiến trúc Pháp cổ điển như hồi đầu thập niên XX. Khoảng 4 năm trước, đã có dự án sẽ xây dựng nơi đây thành một cao ốc lớn với sân đậu trực thăng.
Với lịch sử hơn 95 năm hình thành và phát triển, đến nay trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những ngôi trường lâu đời nhất tại Tp, đồng thời vẫn giữ nguyên nét kiến trúc độc đáo những năm đầu thế kỷ XX. Tiền thân trường Ng T M Khai còn là trường nữ sinh Áo Tím, sau đó có tên trường Nữ trung học Gia Long.