(Dân trí) - Liu Wei ngồi lặng để tự trấn tĩnh trước khi cởi bỏ một chiếc tất, để những ngón chân lướt đi trên phím dương cầm, đắm đuối cùng âm nhạc.
Chàng trai 23 tuổi Liu Wei, bị cụt cả 2 cánh tay trong một vụ tai nạn hồi nhỏ, đã vụt trở thành ngôi sao sáng vào đầu tháng này khi trình diễn trong chương trình “China’s Got Talent”, phiên bản Trung Quốc chương trình truyền hình từng giúp cho Susan Boyle ở Anh trở thành ngôi sao ca nhạc.
“Những gì người khác làm bằng tay, tôi làm bằng đôi chân của mình. Chỉ có vậy thôi”, chàng trai cao mảnh khảnh họ Liu bẽn lẽn chia sẻ.
Chương trình truyền hình “China's Got Talent” hiện đang thu hút nhiều người khuyết tật tới khiêu vũ, lao động nhập cư trình diễn break-dance. Chương trình đã trở nên rất ăn khách kể từ khi được tổ chức vào tháng 7 vừa qua, mặc dù một số người xem còn hoài nghi tính chân thực của những câu chuyện người tham gia mang đến.
Trong lần xuất hiện đầu tiên, Liu đã được tất cả khán giả đứng dậy vỗ tay. Nhiều người cảm động đến rơi nước mắt trước bài trình diễn “Mariage D'amour” (Richard Clayderman) của anh.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP tại Thượng Hại, nơi chương trình được thu, Liu đã chơi một bản không tên sâu lắng do chính mình sáng tác.
Ngồi trên chiếc ghế đỏ cao, Liu cởi bỏ giày, tất, cẩn thận dùng ngón chân đặt chiếc tất lên giày phải (Liu chơi với chân trái vẫn đi tất). Anh lướt nhẹ một vài phím rồi tì gót chân vào chiếc kệ bọc nhung đặt trước cây đàn.
Anh chơi đi chơi lại bản nhạc nhẹ nhàng và không mắc một lỗi sai nào.
Sau khi bị mất cả 2 cánh tay vì điện giật vào năm 10 tuổi tuổi, Liu đã dùng chân để vào mạng, để ăn, để mặc quần áo và để đánh răng.
“Tôi ước tôi có thể lái xe ra ngoài vui chơi. Ngoài cái đó, tôi thực sự không muốn gì nữa”, Liu cho biết. “Âm nhạc đã trở thành “cơm ăn” hàng ngày với tôi. Giống như không khí để thở”.
Đặc biệt hơn nữa, chàng trai đang sống ở Bắc Kinh này mới chơi đàn từ năm gần 20 tuổi. “Không ai có thể ra sắc lệnh rằng chơi đàn dương cầm phải dùng đến tay cả”, anh nói.
Mặc dù không nói bằng cách nào, nhưng Liu cho biết anh có thể tự nuôi sống mình.
“Tôi có thực phẩm để ăn, quần áo để mặc, và có nhiều người quan tâm đến tôi. Vậy còn gì để mà không hài lòng nữa nào?”, anh nói. “Có rất nhiều người không đủ ăn. Tôi may mắn hơn họ rất nhiều”.
Sun Ganlu, nhà văn và nhà phê bình nghệ thuật ở Thượng Hải, cho biết dù “China's Got Talent” có động cơ thương mại là gì đi chăng nữa, nhưng chương trình đang làm tăng nhận thức theo hướng tích cực.
“Chương trình giúp cho mọi người nhận ra rằng liệu có phải chúng ta đang làm được rất ít để giúp đỡ những người này hay không?”
Song Liu lại thấy khó chịu nhất nhất khi ai đó muốn giúp đỡ anh mà không hỏi anh trước.
“Ở đây nếu ai đó nghĩ bạn cần được giúp, họ cứ tự nhiên giúp. Họ cứ nghĩ rằng bạn phải cần sự giúp đỡ đó. Người nước ngoài sẽ hỏi bạn trước xem bạn có cần được giúp hay không. Họ sẽ tôn trọng ý nguyện của bạn trước. Trung Quốc có thể học hỏi theo cách đó để tiến bộ”.
Và Liu muốn được nhìn nhận là một nghệ sỹ dương cầm.
“Hiện giờ mọi người nhìn tôi và nói: “Ồ Liu Wei không có tay và thật khó cho anh ta khi chơi đàn”, Liu nói. “Trong tương lai tôi muốn họ nói: “Ồ anh ta tuyệt đấy”. Thật tuyệt khi được mọi người chú ý tới bởi bản nhạc trước...Điều tôi muốn là bản nhạc tôi chơi hay và mọi người không chú ý tới đôi tay bị cụt của tôi nữa”.
Liu biểu diễn bên cây đàn dương cầm.
Chàng trai 23 tuổi Liu Wei, bị cụt cả 2 cánh tay trong một vụ tai nạn hồi nhỏ, đã vụt trở thành ngôi sao sáng vào đầu tháng này khi trình diễn trong chương trình “China’s Got Talent”, phiên bản Trung Quốc chương trình truyền hình từng giúp cho Susan Boyle ở Anh trở thành ngôi sao ca nhạc.
“Những gì người khác làm bằng tay, tôi làm bằng đôi chân của mình. Chỉ có vậy thôi”, chàng trai cao mảnh khảnh họ Liu bẽn lẽn chia sẻ.
Chương trình truyền hình “China's Got Talent” hiện đang thu hút nhiều người khuyết tật tới khiêu vũ, lao động nhập cư trình diễn break-dance. Chương trình đã trở nên rất ăn khách kể từ khi được tổ chức vào tháng 7 vừa qua, mặc dù một số người xem còn hoài nghi tính chân thực của những câu chuyện người tham gia mang đến.
Trong lần xuất hiện đầu tiên, Liu đã được tất cả khán giả đứng dậy vỗ tay. Nhiều người cảm động đến rơi nước mắt trước bài trình diễn “Mariage D'amour” (Richard Clayderman) của anh.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP tại Thượng Hại, nơi chương trình được thu, Liu đã chơi một bản không tên sâu lắng do chính mình sáng tác.
Ngồi trên chiếc ghế đỏ cao, Liu cởi bỏ giày, tất, cẩn thận dùng ngón chân đặt chiếc tất lên giày phải (Liu chơi với chân trái vẫn đi tất). Anh lướt nhẹ một vài phím rồi tì gót chân vào chiếc kệ bọc nhung đặt trước cây đàn.
Anh chơi đi chơi lại bản nhạc nhẹ nhàng và không mắc một lỗi sai nào.
Sau khi bị mất cả 2 cánh tay vì điện giật vào năm 10 tuổi tuổi, Liu đã dùng chân để vào mạng, để ăn, để mặc quần áo và để đánh răng.
“Tôi ước tôi có thể lái xe ra ngoài vui chơi. Ngoài cái đó, tôi thực sự không muốn gì nữa”, Liu cho biết. “Âm nhạc đã trở thành “cơm ăn” hàng ngày với tôi. Giống như không khí để thở”.
Đặc biệt hơn nữa, chàng trai đang sống ở Bắc Kinh này mới chơi đàn từ năm gần 20 tuổi. “Không ai có thể ra sắc lệnh rằng chơi đàn dương cầm phải dùng đến tay cả”, anh nói.
Liu mới học đàn được vài năm.
Liu không thích dùng tay giả. Anh cũng không cần sự hỗ trợ đặc biệt mặc dù thú nhận anh thường xuyên gặp phải sự kinh miệt. Người tàn tật ở Trung Quốc, mặc dù đã được cải thiện điều kiện, nhưng thường bị buộc phải “lê lết” bên lề đường. Mặc dù không nói bằng cách nào, nhưng Liu cho biết anh có thể tự nuôi sống mình.
“Tôi có thực phẩm để ăn, quần áo để mặc, và có nhiều người quan tâm đến tôi. Vậy còn gì để mà không hài lòng nữa nào?”, anh nói. “Có rất nhiều người không đủ ăn. Tôi may mắn hơn họ rất nhiều”.
Sun Ganlu, nhà văn và nhà phê bình nghệ thuật ở Thượng Hải, cho biết dù “China's Got Talent” có động cơ thương mại là gì đi chăng nữa, nhưng chương trình đang làm tăng nhận thức theo hướng tích cực.
Liu chơi đàn với chân trái vẫn đi tất.
“Sự thật là mọi người đang rất xúc động trước những nghệ sỹ lớn này, dù họ tàn tật hay họ nghèo”, ông nói. “Họ đang vật lộn trong cuộc sống, nhưng họ cũng có sở thích và tài năng để đưa họ qua những quãng đời khó khăn đó”.“Chương trình giúp cho mọi người nhận ra rằng liệu có phải chúng ta đang làm được rất ít để giúp đỡ những người này hay không?”
Song Liu lại thấy khó chịu nhất nhất khi ai đó muốn giúp đỡ anh mà không hỏi anh trước.
“Ở đây nếu ai đó nghĩ bạn cần được giúp, họ cứ tự nhiên giúp. Họ cứ nghĩ rằng bạn phải cần sự giúp đỡ đó. Người nước ngoài sẽ hỏi bạn trước xem bạn có cần được giúp hay không. Họ sẽ tôn trọng ý nguyện của bạn trước. Trung Quốc có thể học hỏi theo cách đó để tiến bộ”.
Và Liu muốn được nhìn nhận là một nghệ sỹ dương cầm.
“Hiện giờ mọi người nhìn tôi và nói: “Ồ Liu Wei không có tay và thật khó cho anh ta khi chơi đàn”, Liu nói. “Trong tương lai tôi muốn họ nói: “Ồ anh ta tuyệt đấy”. Thật tuyệt khi được mọi người chú ý tới bởi bản nhạc trước...Điều tôi muốn là bản nhạc tôi chơi hay và mọi người không chú ý tới đôi tay bị cụt của tôi nữa”.