Nhận ra những vết thương mà thất bại gây ra
1. Thất bại làm cho những mục tiêu của chúng ta dường như khó khăn hơn
Các nhà khoa học yêu cầu mọi người đá 1 trái bóng Mỹ vào 1 khung thành 10 lần, sau mỗi lần họ yêu cầu mọi người đánh giá khoảng cách và chiều cao của khung thành. Những người thất bại trong nhiệm vụ đã đánh giá khung thành là xa hơn và cao hơn đáng kể so với những người thành công. Thất bại ảnh hưởng đến những nhận thức trong vô thức của chúng ta, ví dụ như những mục tiêu của chúng ta có vẻ như xa hơn và vượt khỏi tầm với. Điều này gây ra sự bóp méo về vô thức khác:
2. Thất bại làm cho những khả năng của chúng ta dường như yếu hơn. Khi chúng ta thất bại, chúng ta không chỉ xem những mục tiêu của chúng ta là khó đạt được hơn mà chúng ta còn xem bản thân mình là ít có khả năng đạt được chúng hơn. Một lần nữa, đó là những đánh giá không chính xác mà còn là sự bóp méo xuất hiện ở cấp độ vô thức. 2 sự bóp méo đó có 1 tác động:
3. Thất bại làm tổn hại động cơ hành động của chúng ta. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, liệu chúng ta tin mình sẽ thành công hay thất bại có 1 tác động trực tiếp đến việc chúng ta đầu tư bao nhiêu nỗ lực để đạt mục tiêu của chúng ta. Khi chúng ta sợ mình không thể thành công thì chúng ta trong vô thức đầu tư ít nỗ lực hơn để theo đuổi mục tiêu của chúng ta và kết quả là chúng ta ít có khả năng đạt được nó.
4. Thất bại làm chúng ta ghét mạo hiểm. Chúng ta càng ít tự tin và càng lo lắng nhiều về thất bại thì chúng ta càng ít có khả năng chấp nhận những mạo hiểm. Điều trớ trêu là, khi chúng ta thất bại với 1 cách tiếp cận thông thường, tìm 1 giải pháp "mạo hiểm hơn" có thể là con đường tốt nhất và quan trọng nhất để theo đuổi cho chúng ta. Nhưng một khi chúng ta không thích chấp nhận mạo hiểm thì chúng ta ít có khả năng xem xét chúng, vì:
5. Thất bại giới hạn khả năng suy nghĩ sáng tạo của chúng ta. Khi thất bại làm chúng ta ghét mạo hiểm hơn, thì nó tác động đến khả năng suy nghĩ sáng tạo hơn và tìm thấy những giải pháp sáng tạo, vì theo định nghĩa, những giải pháp đó đòi hỏi ít sự chắc chắn và nhiều rủi ro hơn. Nhưng vì những động lực đó phần lớn là thuộc vô thức nên chúng ta thường không nhận ra suy nghĩ của chúng ta bị ảnh hưởng như thế nào và thay vào đó chúng ta tin là mình đơn giản đã hết những cách tiếp cận và ý tưởng mới để theo đuổi mục tiêu. Đó là lí do tại sao:
6. Thất bại làm chúng ta cảm thấy bất lực. Cách đây 50 năm, nhà tâm lý Martin Seligman và Steve Maier giao cho những người tham gia 1 bài test và nói với họ nó là dấu chỉ của trí thông minh - nhưng nó không phải. Trong thực tế, bài test là sự lừa gạt, nó không thể làm được. Họ phát hiện thấy khi những người tham gia thất bại ở bài test lừa gạt, họ hành động 1 cách bất lực, nhiều đến nỗi khi họ được giao cho bài test đơn giản nằm trong khả năng của họ, họ đã thất bại- vì họ cảm thấy quá bất lực để thử làm nó. Thất bại thường khiến chúng ta cảm thấy bất lực ngay cả khi chúng ta có khả năng, vì:
7. Thất bại dẫn chúng ta đi đến những sự khái quát hoá sai và nguy hại. Khi chúng ta thất bại, chúng ta thường khái quát hoá kinh nghiệm theo những cách trừng phạt bản thân, và đưa ra những kết luận sai và không cần thiết về trí tuệ, khả năng, năng lực của chúng ta và thậm chí về "vận mệnh cuộc đời" của chúng ta. Điều duy nhất chúng ta có thể rút ra 1 cách chắc chắn sau 1 thất bại đó là chúng ta không thành công trong mục tiêu/nhiệm vụ nào đó, trong thời điểm cụ thể đó, trong những hoàn cảnh đặc thù đó.
Làm sao để chữa trị những vết thương do thất bại gây ra
1. Chống lại những sự bóp méo: nhận ra thất bại bóp méo nhận thức về nhiệm vụ và năng lực của bạn. Đừng tin rằng bạn bất tài. Hãy chọn 1 thái độ kiên trì và lạc quan và không đầu hàng.
2. Phục hồi giá trị bản thân của bạn. Cố gắng phớt lờ thất bại gần đây của bạn 1 lúc và lập 1 danh sách những phẩm chất tốt và khả năng bạn sở hữu làm bạn có thể thành công. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lập danh sách, hãy nhờ 1 ai đó biết rõ bạn nhắc bạn về những điểm mạnh của bạn. Đọc danh sách của bạn và tái kết nối với khả năng của bạn.
3. Nhắc nhở bản thân bạn về thành công có ý nghĩa gì đối với bạn. Củng cố lại động cơ của bạn bằng cách tái kết nối với những lí do mà bạn theo đuổi mục tiêu của bạn lúc đầu. Xem xét bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn thành công, đặc biệt sau khi đã thất bại trong 1 nỗ lực trước.
4. Chấp nhận những mạo hiểm có suy tính. Nhận ra đó là điều tự nhiên khi cảm thấy lo lắng khi xem xét những lựa chọn ít theo lệ thường, nhưng đó có thể là quan trọng để thực hiện. Lập 1 danh sách tất cả những cách tiếp cận khác nhau mà bạn có thể nghĩ ra, sắp xếp chúng theo những rủi ro mà chúng đòi hỏi và chọn cái nào để theo đuổi trước.
5. Tập trung vào những yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Phần lớn những thất bại liên quan đến việc không lên kế hoạch đầy đủ, chuẩn bị kém và thiếu nỗ lực. Xác định những điều còn thiếu trong kế hoạch của bạn, làm thế nào bạn có thể chuẩn bị tốt hơn trong tương lai, và bạn có thể đầu tư nhiều nỗ lực hơn như thế nào và ở đâu.
Nguồn
The Essential Guide for Recovering From Failure
The psychological wounds failure inflicts and how to treat them
Published on July 16, 2013 by Guy Winch, Ph.D. in The Squeaky Wheel
PsychologyToday
1. Thất bại làm cho những mục tiêu của chúng ta dường như khó khăn hơn
Các nhà khoa học yêu cầu mọi người đá 1 trái bóng Mỹ vào 1 khung thành 10 lần, sau mỗi lần họ yêu cầu mọi người đánh giá khoảng cách và chiều cao của khung thành. Những người thất bại trong nhiệm vụ đã đánh giá khung thành là xa hơn và cao hơn đáng kể so với những người thành công. Thất bại ảnh hưởng đến những nhận thức trong vô thức của chúng ta, ví dụ như những mục tiêu của chúng ta có vẻ như xa hơn và vượt khỏi tầm với. Điều này gây ra sự bóp méo về vô thức khác:
2. Thất bại làm cho những khả năng của chúng ta dường như yếu hơn. Khi chúng ta thất bại, chúng ta không chỉ xem những mục tiêu của chúng ta là khó đạt được hơn mà chúng ta còn xem bản thân mình là ít có khả năng đạt được chúng hơn. Một lần nữa, đó là những đánh giá không chính xác mà còn là sự bóp méo xuất hiện ở cấp độ vô thức. 2 sự bóp méo đó có 1 tác động:
3. Thất bại làm tổn hại động cơ hành động của chúng ta. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, liệu chúng ta tin mình sẽ thành công hay thất bại có 1 tác động trực tiếp đến việc chúng ta đầu tư bao nhiêu nỗ lực để đạt mục tiêu của chúng ta. Khi chúng ta sợ mình không thể thành công thì chúng ta trong vô thức đầu tư ít nỗ lực hơn để theo đuổi mục tiêu của chúng ta và kết quả là chúng ta ít có khả năng đạt được nó.
4. Thất bại làm chúng ta ghét mạo hiểm. Chúng ta càng ít tự tin và càng lo lắng nhiều về thất bại thì chúng ta càng ít có khả năng chấp nhận những mạo hiểm. Điều trớ trêu là, khi chúng ta thất bại với 1 cách tiếp cận thông thường, tìm 1 giải pháp "mạo hiểm hơn" có thể là con đường tốt nhất và quan trọng nhất để theo đuổi cho chúng ta. Nhưng một khi chúng ta không thích chấp nhận mạo hiểm thì chúng ta ít có khả năng xem xét chúng, vì:
5. Thất bại giới hạn khả năng suy nghĩ sáng tạo của chúng ta. Khi thất bại làm chúng ta ghét mạo hiểm hơn, thì nó tác động đến khả năng suy nghĩ sáng tạo hơn và tìm thấy những giải pháp sáng tạo, vì theo định nghĩa, những giải pháp đó đòi hỏi ít sự chắc chắn và nhiều rủi ro hơn. Nhưng vì những động lực đó phần lớn là thuộc vô thức nên chúng ta thường không nhận ra suy nghĩ của chúng ta bị ảnh hưởng như thế nào và thay vào đó chúng ta tin là mình đơn giản đã hết những cách tiếp cận và ý tưởng mới để theo đuổi mục tiêu. Đó là lí do tại sao:
6. Thất bại làm chúng ta cảm thấy bất lực. Cách đây 50 năm, nhà tâm lý Martin Seligman và Steve Maier giao cho những người tham gia 1 bài test và nói với họ nó là dấu chỉ của trí thông minh - nhưng nó không phải. Trong thực tế, bài test là sự lừa gạt, nó không thể làm được. Họ phát hiện thấy khi những người tham gia thất bại ở bài test lừa gạt, họ hành động 1 cách bất lực, nhiều đến nỗi khi họ được giao cho bài test đơn giản nằm trong khả năng của họ, họ đã thất bại- vì họ cảm thấy quá bất lực để thử làm nó. Thất bại thường khiến chúng ta cảm thấy bất lực ngay cả khi chúng ta có khả năng, vì:
7. Thất bại dẫn chúng ta đi đến những sự khái quát hoá sai và nguy hại. Khi chúng ta thất bại, chúng ta thường khái quát hoá kinh nghiệm theo những cách trừng phạt bản thân, và đưa ra những kết luận sai và không cần thiết về trí tuệ, khả năng, năng lực của chúng ta và thậm chí về "vận mệnh cuộc đời" của chúng ta. Điều duy nhất chúng ta có thể rút ra 1 cách chắc chắn sau 1 thất bại đó là chúng ta không thành công trong mục tiêu/nhiệm vụ nào đó, trong thời điểm cụ thể đó, trong những hoàn cảnh đặc thù đó.
Làm sao để chữa trị những vết thương do thất bại gây ra
1. Chống lại những sự bóp méo: nhận ra thất bại bóp méo nhận thức về nhiệm vụ và năng lực của bạn. Đừng tin rằng bạn bất tài. Hãy chọn 1 thái độ kiên trì và lạc quan và không đầu hàng.
2. Phục hồi giá trị bản thân của bạn. Cố gắng phớt lờ thất bại gần đây của bạn 1 lúc và lập 1 danh sách những phẩm chất tốt và khả năng bạn sở hữu làm bạn có thể thành công. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lập danh sách, hãy nhờ 1 ai đó biết rõ bạn nhắc bạn về những điểm mạnh của bạn. Đọc danh sách của bạn và tái kết nối với khả năng của bạn.
3. Nhắc nhở bản thân bạn về thành công có ý nghĩa gì đối với bạn. Củng cố lại động cơ của bạn bằng cách tái kết nối với những lí do mà bạn theo đuổi mục tiêu của bạn lúc đầu. Xem xét bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn thành công, đặc biệt sau khi đã thất bại trong 1 nỗ lực trước.
4. Chấp nhận những mạo hiểm có suy tính. Nhận ra đó là điều tự nhiên khi cảm thấy lo lắng khi xem xét những lựa chọn ít theo lệ thường, nhưng đó có thể là quan trọng để thực hiện. Lập 1 danh sách tất cả những cách tiếp cận khác nhau mà bạn có thể nghĩ ra, sắp xếp chúng theo những rủi ro mà chúng đòi hỏi và chọn cái nào để theo đuổi trước.
5. Tập trung vào những yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Phần lớn những thất bại liên quan đến việc không lên kế hoạch đầy đủ, chuẩn bị kém và thiếu nỗ lực. Xác định những điều còn thiếu trong kế hoạch của bạn, làm thế nào bạn có thể chuẩn bị tốt hơn trong tương lai, và bạn có thể đầu tư nhiều nỗ lực hơn như thế nào và ở đâu.
Nguồn
The Essential Guide for Recovering From Failure
The psychological wounds failure inflicts and how to treat them
Published on July 16, 2013 by Guy Winch, Ph.D. in The Squeaky Wheel
PsychologyToday