Đổi vành là cách độ đơn giản, dễ thực hiện, nhưng lúng túng trước các thuật ngữ, thông số kỹ thuật chuyên ngành lại khiến không ít người gặp khó khăn.
Đường kính vòng chia
Đây là đường kính vòng tròn đi qua tâm các lỗ trên vành tương ứng với bu-lông liên kết của may-ơ, được tính theo đơn vị mm. Để lắp vành vào may-ơ thì đường kính vòng chia của vành và mai ơ phải bằng nhau. Lẽ tất nhiên vành 5 lỗ sẽ không thể trở thành "cặp đôi hoàn hảo "với loại may-ơ chỉ có 4 bu-lông.
Chiều rộng và đường kính vành
Khoảng cách giữa 2 bề mặt tại vị trí tiếp xúc với mép lốp được gọi là chiều rộng vành. Đường kính vành là đường kính vòng trong tiếp xúc với mép lốp. Để tăng cảm giác mặt đường và độ ổn định khi vào cua các loại bánh xe thể thao thường sử dụng vành đường kính lớn, đi kèm lốp có chiều cao tiết diện nhỏ (profin thấp)
Độ lệch ngang
Độ lệch tâm ngang thường được in trong bảng thông số kỹ thuật của vành ở mặt sau hoặc phía sau nắp tâm. Nó là khoảng cách giữa mặt phẳng tâm và mặt bích tiếp xúc với may-ơ.
Positive Offset (độ lệch ngang dương); Zero Offset (Độ lệch ngang bằng không); Negative Offset (Độ lệch ngang âm)
Độ lệch ngang có giá trị dương khi bích gắn may-ở chồi ra ngoài so với mặt tâm và mang giá trị âm khi nó thụt vào trong. Độ lệch ngang quá thấp khiến bánh nhô ra ngoài, còn nếu qua cao có thể làm bánh chạm vào thân hoặc các phần tử của hệ thống treo. Mỗi dòng xe đều có giới hạn và một giá trị tối ưu của độ lệch ngang.
Thực tế vành có độ lệch ngang thấp vẫn có thể sử dụng cho các loại xe yêu cầu độ lệch cao bằng cách sử dụng thêm đệm. Tuy nhiên giải pháp này có thể không đạt được khả năng truyền lực tối ưu, đồng thời gây khó khăn cho việc định tâm bánh.
Đệm định tâm
Để giảm tối đa hiện tượng xe rung, cần lắp sao cho trục bánh trùng với trục may-ơ. Vì thế cần gia công chính xác lỗ định tâm của vành. Tuy nhiên các hãng không thể sản xuất vành riêng cho mỗi loại xe. Do đó lỗ định tâm thường được làm rộng hơn so với bộ phận định tâm trên may-ơ.
Đệm định tâm được sử dụng để lấp đầy khe hở đó, đưa tâm bánh trùng với tâm may-ơ. Nó có thể được làm từ nhựa hoặc kim loại. Trên thực tế chi tiết này không chịu lực nhiều vì hầu hết mô-men, tải trọng xe đều được truyền qua ma sát giữa mặt tiếp xúc của may-ơ với vành và một phần qua bu-lông.
Đường kính vòng chia
Đây là đường kính vòng tròn đi qua tâm các lỗ trên vành tương ứng với bu-lông liên kết của may-ơ, được tính theo đơn vị mm. Để lắp vành vào may-ơ thì đường kính vòng chia của vành và mai ơ phải bằng nhau. Lẽ tất nhiên vành 5 lỗ sẽ không thể trở thành "cặp đôi hoàn hảo "với loại may-ơ chỉ có 4 bu-lông.
Chiều rộng và đường kính vành
Khoảng cách giữa 2 bề mặt tại vị trí tiếp xúc với mép lốp được gọi là chiều rộng vành. Đường kính vành là đường kính vòng trong tiếp xúc với mép lốp. Để tăng cảm giác mặt đường và độ ổn định khi vào cua các loại bánh xe thể thao thường sử dụng vành đường kính lớn, đi kèm lốp có chiều cao tiết diện nhỏ (profin thấp)
Độ lệch ngang
Độ lệch tâm ngang thường được in trong bảng thông số kỹ thuật của vành ở mặt sau hoặc phía sau nắp tâm. Nó là khoảng cách giữa mặt phẳng tâm và mặt bích tiếp xúc với may-ơ.
Độ lệch ngang có giá trị dương khi bích gắn may-ở chồi ra ngoài so với mặt tâm và mang giá trị âm khi nó thụt vào trong. Độ lệch ngang quá thấp khiến bánh nhô ra ngoài, còn nếu qua cao có thể làm bánh chạm vào thân hoặc các phần tử của hệ thống treo. Mỗi dòng xe đều có giới hạn và một giá trị tối ưu của độ lệch ngang.
Thực tế vành có độ lệch ngang thấp vẫn có thể sử dụng cho các loại xe yêu cầu độ lệch cao bằng cách sử dụng thêm đệm. Tuy nhiên giải pháp này có thể không đạt được khả năng truyền lực tối ưu, đồng thời gây khó khăn cho việc định tâm bánh.
Đệm định tâm
Để giảm tối đa hiện tượng xe rung, cần lắp sao cho trục bánh trùng với trục may-ơ. Vì thế cần gia công chính xác lỗ định tâm của vành. Tuy nhiên các hãng không thể sản xuất vành riêng cho mỗi loại xe. Do đó lỗ định tâm thường được làm rộng hơn so với bộ phận định tâm trên may-ơ.
Đệm định tâm được sử dụng để lấp đầy khe hở đó, đưa tâm bánh trùng với tâm may-ơ. Nó có thể được làm từ nhựa hoặc kim loại. Trên thực tế chi tiết này không chịu lực nhiều vì hầu hết mô-men, tải trọng xe đều được truyền qua ma sát giữa mặt tiếp xúc của may-ơ với vành và một phần qua bu-lông.