Chứng minh câu “Học văn không khó” hay nhất

Môn văn là 1 môn rất cần sự đam mê và 1 đầu óc lãng mạng bay bỗng 1 chút thay vì 1 đầu óc khô khan và đậm chất kỹ thuật. Vì thế nói môn văn là môn học khó cũng đúng và môn văn học không khó cũng đúng vì mỗi người sẽ hợp hoặc không hợp với môn học nay, thích và không thích môn văn này. Còn không biết cá nhân bạn thì sao có thể tham khảo bài văn chứng minh việc học ở dưới đây để tham khảo nhé.

hoc-van-khong-kho.jpg

HỌc văn không hề khó nếu bạn có đam mê và đầu óc lãng mạn bay bổng 1 chút

Bài văn mẫu chứng minh câu Học văn không khó:
Văn học từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống nhân loại. M. Gorki đã từng nói : “Văn học là nhân học”. Văn chương chính là “ thứ vũ khí thanh cao và đắc lực giúp cho tâm hồn con người trở nên trong sạch và phong phú hơn”. Học văn không chỉ là học cách để dùng từ, đặt câu mà còn là học về chính mình, học cách làm người, cách ứng xử trong cuộc sống. Nhiều người cho rằng học văn thật khó. Nhưng không, học văn không khó.
Không phải ngẫu nhiên văn học trở thành một môn học được phổ cập trong Nhà trường. Con người sống trong xã hội phải kết nối với nhau. Một trong những cách thức kết nối cơ bản giữa người với người là giao tiếp bằng ngôn từ, lời nói, thư tín,… Học văn chính là để con người biết dùng từ, đặt câu, biết cách viết một bức thư hỏi thăm cho một người thân lâu không gặp, biết thể hiện cảm xúc hay suy nghĩ, ý kiến cá nhân của mình, có khả năng làm cho người khác hiểu những điều mình muốn diễn tả. Vậy điều đó có khó không? Giao tiếp từ lâu đã được tin rằng là bản năng vốn có của mỗi con người. Tự bản thân mỗi chúng ta có đủ những nhân tố để học văn. Bởi vậy, học văn không hề khó.

Ai cũng biết nói ra những điều mình nghĩ, biểu đạt ra những điều mình mong muốn. Học văn giúp cho chúng ta có khả năng biểu đạt trau chuốt hơn, ngắn gọn và thuyết phục hơn. Đó là ở cấp độ sơ đẳng. Tiếp đến, chúng ta vẫn thấy trong chương trình Ngữ Văn trong nhà trường, chúng ta không chỉ học về cách dùng từ, đặt câu, cách kể một câu chuyện, cách bộc lộ tình cảm cảm xúc của mình mà còn học về những tác phẩm văn học. Đọc một bài thơ, tìm hiểu một câu chuyện, một vở kịch là cơ hội để mỗi chúng ta tiếp xúc với nghệ thuật. “ Văn chương cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Văn học là đời sống mà trung tâm của sự phản ánh là con người. Mỗi một tác phẩm văn học là một thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả về cuộc đời, về con người. Mỗi một bài thơ không chỉ là cảm xúc của nhà thi sĩ mà còn là những chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người. Câu thơ mềm mại bay bổng giúp cho tâm hồn ta trong sáng hơn. Mỗi một câu chuyện là một thước phim về cuộc đời. Ở đó, “nhân loại gặp nhau trong một chén trà”. Nó là câu chuyện của một cuộc đời, một con người, một số phận, song cũng là cuộc đời chung, cuộc đời của những người đang sống. Học văn là để hiểu về cuộc đời, hiểu về con người, từ đó hiểu về chính mình, có cái nhìn đa diện nhiều chiều và toàn diện hơn về thế giới.

Văn học thuộc phạm trù xã hội, không cần đến tư duy lo-gic như những môn khoa học tự nhiên. Người học văn chỉ cần để tâm vào những vấn đề mình học là có thể trở thành một người học khá. Ví dụ như khi học về một tác giả tác phẩm, tất cả những gì chúng ta cần là nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất về nhà văn và nội dung phản ánh cũng như tư tưởng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Và đọc là một phần không thể thiếu để có thể học văn. Đọc giúp cho chúng ta mở mang hiểu biết, mở rộng tầm hiểu biết của mình, từ đó có vốn hiểu biết phong phú để tiếp cận những tác phẩm văn học.

Tuy nhiên để học tốt môn Văn cũng như những môn học khác, mỗi chúng ta phải có những phương pháp học khoa học và hiệu quả, phù hợp với bản thân. Nguyễn Đức Minh Tâm, Thủ khoa khối D trường Đại học Ngoại Thương TP.HCM chia sẻ : “Đầu tiên, khi học một tác phẩm, tôi đọc từng câu từng chữ rất nhiều lần, đôi khi là đọc ra thành lời để thuộc lòng vì đây được xem như là nguyên liệu cơ bản để đặt nền móng đầu tiên. Khi đã thuộc lòng, tôi cố gắng tự giải đáp những thắc mắc kiểu như: Tại sao tác giả lại dùng từ đó? Tại sao tác giả lại viết câu với cấu trúc như thế? Tại sao lại sử dụng nghệ thuật ngôn từ này? Điều tác giả muốn nói qua đoạn văn/thơ hoặc qua tác phẩm này là gì?... Ở trên lớp, tôi luôn chăm chú nghe thầy cô giảng, nghiền ngẫm kỹ tác phẩm để về nhà không phải mất công tìm hiểu lại. Ngoài ra, tôi còn tranh thủ đọc nhiều bài văn trong sách tham khảo, đọc thêm về tác giả để có thể viết bài sâu sắc hơn và có thể ứng phó với nhiều dạng đề khác nhau. Với phần văn nghị luận xã hội, tôi cũng chịu khó sưu tầm các câu chuyện, câu danh ngôn gần gũi xung quanh mình rồi ghi vào cuốn sổ để khi cần minh họa làm phong phú thêm bài thi của mình. Trong cuốn sổ đó, tôi cũng chép các kiến thức chung về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và mang theo bên mình để có thể học hoặc bổ sung kiến thức những khi cần thiết…”

Như vậy, hãy chọn cho mình một phương pháp học tập phù hợp vì học văn không hề khó như ta vẫn tưởng.

Tami - VFO.VN
 
  • Chủ đề
    học văn không khó
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,608
    Bài viết
    467,339
    Thành viên
    339,816
    Thành viên mới nhất
    maychucongnghe
    Top