Chứng minh: "Ta về mình có nhớ ta... ân tình thủy chung" vừa đậm đà màu sắc cổ điển, vừa mới mẻ hiện đại
“Việt Bắc” của Tố Hữu là bài hiện đại tiêu biểu cho sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại, yếu tố cổ điển và cả tính dân gian. Đặc biệt qua đoạn thơ: “Ta về mình có nhớ ra… ân tình thủy chung” có ý kiến cho rằng: đoạn trích vừa đậm đà màu sắc cổ điển, vừa mới mẻ hiện đại. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu đoạn thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên nhé.
Siorgos Sefiris từng khẳng định rằng: “Tôi cho rằng, không nhất thiết phải làm rõ một điều hiển nhiên rằng: “truyền thống” không có nghĩa là những tồn tại hủ laaij, bảo thủ. Ngược lại, “truyền thống” có khả năng phá vỡ hững lối mòn quen thuộc và chứng tỏ sức sáng tạo của nó”. Với sáng tạo khoa học, khi cái mới ra đời, cái cũ sẽ biến mất. Nhưng với văn học, cái mới xuất hiện không đồng nghĩa với sự biến mất của cái cũ. Ngược lại, cái cũ chính là nền tảng để cái mới nảy nở, đồng hàn cùng với cái mới để tạo nên sự trường tồn và sinh sôi của văn học nghệ thuật. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua sức sống và giá trị của bài thơ “Việt Bắc” đối với nền văn học và thời đại cho đến ngày nay. Đặc biệt được thể hiện qua đoạn thơ: “Ta về mình có nhớ ta… ân tình thủy chung”. Vì vậy mà có ý kiến cho rằng: đoạn thơ vừa đậm đà màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại. Để làm rõ ý kiến trên, chúng ta cần phân tích từng đặc điểm cổ điển, hiện đại để thấy được mối liên hệ và ý nghĩa của chúng. Khi có được hệ thống ý rõ ràng và lời văn mềm mại bài văn sẽ dễ dàng đến với người đọc. Trước khi làm bài, các bạn có thể tham khảo những bài văn mẫu sau. Chúc mọi người học tập tốt!
Màu sắc của hoa chuối rừng trong bài thơ Việt bắc
BÀI VIẾT SỐ 1 CHỨNG MINH Ý KIẾN: ĐOẠN THƠ “TA VỀ MÌNH CÓ NHỚ TA… ÂN TÌNH THỦY CHUNG” VỪA ĐẬM ĐÀ MÀU SẮC CỔ ĐIỂN VỪA MỚI MẺ HIỆN ĐẠI
“Việt Bắc” là một trong những bài thơ tiêu biểu của thời văn học hiện đại có sự kết hợp hài hòa đến tự nhiên giữa chất thép và chất tình, về tính cách mạng và nghệ thuật, giữa màu sắc cổ điển và cảm hứng hiện đại. Đặc biệt, trong đó, đoạn thơ được nhận xét là vừa đậm đà màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại:
Đoạn thơ, trước hết mang đậm màu sắc dân tộc. Như những câu ca dao tình nghĩa về những bến và thuyền, người đi và người ở; đoạn thơ chính là lời người ở lại với người ra đí, nhắc nhớ về ân tình cách mạng. “Ẩm trà tư nguyên” – đó chính là một trong những đạo lí, trong những chuẩn mực đạo đức trong lối sống của con người Việt Nam. Để thể hiện những điều đó, Tố Hữu đã vận dụng nhuần nhuyễn những bút pháp của cổ nhân. Người xưa coi trọng sự hài hòa nhưng “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, cái hay của người cầm bút là chỉ bằng một vài nét chấm phá có thể thấy được linh hồn của cuộc sống, chỉ bằng cách vẽ “vân” mà có thể “hiển nguyệt”. Đoạn thơ với bút pháp chấm phá, bằng một vài nét thanh sơ: hình ảnh “hoa chuối”, “nắng ánh”, “mơ nở trắng rừng”, “rừng phách đổ vàng”, “trăng rọi”,.. gợi ra được hơn bản thân nó rất nhiều. Thi nhân cũng tiếp thu một cách chọn lọc để đưa vào thơ những thi liệu đã trở thành mực thước của văn học xưa: “rừng, hoa, trăng”, con người – em, con người và thiên nhiên luôn hài hòa. Kết cấu câu thơ có sự cân xứng, đăng đối, hài hòa: một bức tranh tứ bình về tứ thời: “xuân – hạ - thu – đông”, tiêu biểu cho lối cảm của người cổ thi: tứ linh, tứ quý, tứ thú, …
Tuy thế, con tằm ăn dâu không phải để nhả lại ra dâu mà là để tạo ra những sợi tơ vàng óng. Tiếp thu, học hỏi tiền nhân không có nghĩa là sao chép giản đơn, máy móc mà là sự tiếp nhận để biến chuyển phù hợp với thời đại và sáng tạo để làm nên dấu ấn riêng của mình. Cái hay của “Việt Bắc” chính là tác phẩm không đơn giản là những câu hát nghĩa tình mà là câu hát về ân tình cách mạng, về tình quân dân cá nước – tình cảm chính trị cách mạng. Chính trị mà không khô khan, trữ tình mà vẫn sắc sâu đạo lí, về lẽ sống thời đại. Đó chính là đặc điểm của hồn thơ Tố Hữu: thơ của những lẽ sống lớn, của niềm vui lớn, thơ của mọi nhà. Thể hiện cảm hứng mới mẻ ấy là một loạt những hình ảnh mới mẻ, gần gũi với cuộc sống, con người rất tươi vui, khỏe khoắn.
Bức tranh mùa đông được vẽ ra bởi hai câu thơ:
Đông qua xuân lại tới. Bức tranh mùa xuân được mở ra từ hai câu thơ:
Mùa hè đến trong âm thanh rộn ràng của tiếng ve:
Thu sang:
Đoạn thơ là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại sắc nét và hài hòa. Cổ điển giúp cho câu thơ không trở nên xa lạ. Hiện đại khiến cho lời thơ quen mà không cũ. Đó chính là phong cách thơ Tố Hữu. Kế thừa để nối tiếp dòng chảy văn học kết hợp với cách tân để văn chương luôn làm mới mình, để trường tồn trong lòng người đọc.
Vạn vật đều theo quy luật vong tồn của tạo hóa, riêng văn học vượt thoát khỏi quy luật ấy, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết. Đó là bởi những câu thơ như “Việt Bắc”, những tác giả như Tố Hữu để vừa gìn giữ vừa phát triển văn hóa dân tộc.
-Hương Đoànn-
BÀI VIẾT SỐ 2 CHỨNG MINH Ý KIẾN: ĐOẠN THƠ “TA VỀ MÌNH CÓ NHỚ TA… ÂN TÌNH THỦY CHUNG” VỪA ĐẬM ĐÀ MÀU SẮC CỔ ĐIỂN VỪA MỚI MẺ HIỆN ĐẠI
Người ta thường nghĩ chỉ trong thi ca cổ mới có thể ngắm nhìn bức họa xuân hạ thu đông. Nhưng với bài thơ "Việt Bắc", một bài thơ ra đời trong không khí cách mạng, khi trung ương Đảng và chính phủ rời thủ đô gió ngàn về Hà Nội, người đọc vẫn có thể tìm thấy bức tranh tứ bình bốn mùa: "Ta về mình có nhớ ta....ân tình thủy chung". Có ý kiến cho rằng, đoạn thơ vừa đậm đà màu sắc cổ điển,vừa mới mẻ hiện đại.
“Màu sắc cổ điển” là sắc màu mang tính truyền thống, chuẩn mực của văn chương sau trước. Tác phẩm mang màu sắc cổ điển là những sáng tác bị ảnh hưởng sâu sắc của một lối viết truyền thống, tiếp thu những giá trị đó nhưng vẫn là áng văn chương hiện đại. “Vẻ đẹp mới mẻ, hiện đại” là những vẻ đẹp gần gũi, mang tinh thần thời đại mới. Ý kiến đã khái quát một trong những nét phong cách mới lạ của thơ ca Tố Hữu: vừa đậm đà màu sắc dân tộc vừa mang chất trữ tình chính trị. Đoạn thơ tứ bình là một trong những doạn thơ hay và đặc sắc nhất trong sự nghiệp viết thơ của ông.
Đoạn thơ trước là lời người ra đi nói vè tình nghĩa thủy chung, "ẩm hà tư nguyên", sau là tình cảm quân dân, tình cảm chính trị và đạo lí cách mạng. Mở đầu đoạn thơ là khúc ca quen thuộc:
Đoạn thơ sau đó là những lời thoe tuyệt đẹp ca ngợi bức tranh thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa với hình ảnh thơ vừa quen thuộc, cổ xưa lại vừa mới mẻ, giản dị, khỏe khoắn và mang hơi thở thời đại. Bức tranh mùa đông hiện ra không có cái dạn dày sương gió, không có cái lạnh lẽo của tuyết rơi đầu mùa mà thật ấm ấp trong hình ản thiên nhiên tươi mới:
Trong cổ thi, mùa xuân không thể thiêud hoa xuân: hoa mai thanh cao, hoa đào kiêu hãnh, còn trong thơ Tố Hữu, hoa xuân từ chối ước lệ thời xưa để tươi tắn bước ra từ cuộc đời với hình ảnh hoa mơ:
Ngày tháng chảy trôi, hoa mơ rừng cũng đã tàn để nhường chỗ cho tiếng ve và ánh vàng của mùa hạ:
Mùa thu trong bức tranh tứ bình nổi bật với hình ảnh vầng trăng, nhưng không gắn với nỗi sầu thế sự, duyên phận, tha hương như trong thơ cổ:
Có ý kiến cho rằng đoạn thơ vừa đậm đà màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại. Bằng cảm quan riêng của một nhà thơ chiến sĩ, Tố Hữu đã vẽ nên bức tranh tứ bình của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông vừa quen lại vừa lạ, quen mà không mòn, vừa đậm đà tính dân tộc vừa mới mẻ trong tinh thần thời đại. Đó cũng là nét đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu, đồng thời cũng thể hiện quy luật kế thừa và cách tân vốn không lạ trong văn học. Tố Hữu đã mượn thơ để ca ngợi thiên nhiên và vẻ đẹp con người Việt Bắc, để rồi để lại cho thơ ca Việt Nam một bức tranh bốn mùa đặc sắc và đẹp đến nao lòng.
"Việt Bắc" đã đi vào thơ ca, đi vào lòng người bằng cách viết hồn hậu như thế đó. Và dẫu bụi mờ thời gian có phủ dày lên các tác phẩm thì giá trị của chúng sẽ sáng mãi để gột rửa cái vô tình của thời gian, khắc sâu vào lòng người.
-Minh Anh-
“Việt Bắc” của Tố Hữu là bài hiện đại tiêu biểu cho sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại, yếu tố cổ điển và cả tính dân gian. Đặc biệt qua đoạn thơ: “Ta về mình có nhớ ra… ân tình thủy chung” có ý kiến cho rằng: đoạn trích vừa đậm đà màu sắc cổ điển, vừa mới mẻ hiện đại. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu đoạn thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên nhé.
Siorgos Sefiris từng khẳng định rằng: “Tôi cho rằng, không nhất thiết phải làm rõ một điều hiển nhiên rằng: “truyền thống” không có nghĩa là những tồn tại hủ laaij, bảo thủ. Ngược lại, “truyền thống” có khả năng phá vỡ hững lối mòn quen thuộc và chứng tỏ sức sáng tạo của nó”. Với sáng tạo khoa học, khi cái mới ra đời, cái cũ sẽ biến mất. Nhưng với văn học, cái mới xuất hiện không đồng nghĩa với sự biến mất của cái cũ. Ngược lại, cái cũ chính là nền tảng để cái mới nảy nở, đồng hàn cùng với cái mới để tạo nên sự trường tồn và sinh sôi của văn học nghệ thuật. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua sức sống và giá trị của bài thơ “Việt Bắc” đối với nền văn học và thời đại cho đến ngày nay. Đặc biệt được thể hiện qua đoạn thơ: “Ta về mình có nhớ ta… ân tình thủy chung”. Vì vậy mà có ý kiến cho rằng: đoạn thơ vừa đậm đà màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại. Để làm rõ ý kiến trên, chúng ta cần phân tích từng đặc điểm cổ điển, hiện đại để thấy được mối liên hệ và ý nghĩa của chúng. Khi có được hệ thống ý rõ ràng và lời văn mềm mại bài văn sẽ dễ dàng đến với người đọc. Trước khi làm bài, các bạn có thể tham khảo những bài văn mẫu sau. Chúc mọi người học tập tốt!
Màu sắc của hoa chuối rừng trong bài thơ Việt bắc
BÀI VIẾT SỐ 1 CHỨNG MINH Ý KIẾN: ĐOẠN THƠ “TA VỀ MÌNH CÓ NHỚ TA… ÂN TÌNH THỦY CHUNG” VỪA ĐẬM ĐÀ MÀU SẮC CỔ ĐIỂN VỪA MỚI MẺ HIỆN ĐẠI
“Việt Bắc” là một trong những bài thơ tiêu biểu của thời văn học hiện đại có sự kết hợp hài hòa đến tự nhiên giữa chất thép và chất tình, về tính cách mạng và nghệ thuật, giữa màu sắc cổ điển và cảm hứng hiện đại. Đặc biệt, trong đó, đoạn thơ được nhận xét là vừa đậm đà màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại:
- “Ta về mình có nhớ ta,
- Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
- Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
- Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
- Ngày xuân mơ nở trắng rừng
- Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
- Ve kêu rừng phách đổ vàng
- Nhớ cô em gái hái măng một mình
- Rừng thu trăng rọi hoà bình
- Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
Đoạn thơ, trước hết mang đậm màu sắc dân tộc. Như những câu ca dao tình nghĩa về những bến và thuyền, người đi và người ở; đoạn thơ chính là lời người ở lại với người ra đí, nhắc nhớ về ân tình cách mạng. “Ẩm trà tư nguyên” – đó chính là một trong những đạo lí, trong những chuẩn mực đạo đức trong lối sống của con người Việt Nam. Để thể hiện những điều đó, Tố Hữu đã vận dụng nhuần nhuyễn những bút pháp của cổ nhân. Người xưa coi trọng sự hài hòa nhưng “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, cái hay của người cầm bút là chỉ bằng một vài nét chấm phá có thể thấy được linh hồn của cuộc sống, chỉ bằng cách vẽ “vân” mà có thể “hiển nguyệt”. Đoạn thơ với bút pháp chấm phá, bằng một vài nét thanh sơ: hình ảnh “hoa chuối”, “nắng ánh”, “mơ nở trắng rừng”, “rừng phách đổ vàng”, “trăng rọi”,.. gợi ra được hơn bản thân nó rất nhiều. Thi nhân cũng tiếp thu một cách chọn lọc để đưa vào thơ những thi liệu đã trở thành mực thước của văn học xưa: “rừng, hoa, trăng”, con người – em, con người và thiên nhiên luôn hài hòa. Kết cấu câu thơ có sự cân xứng, đăng đối, hài hòa: một bức tranh tứ bình về tứ thời: “xuân – hạ - thu – đông”, tiêu biểu cho lối cảm của người cổ thi: tứ linh, tứ quý, tứ thú, …
Tuy thế, con tằm ăn dâu không phải để nhả lại ra dâu mà là để tạo ra những sợi tơ vàng óng. Tiếp thu, học hỏi tiền nhân không có nghĩa là sao chép giản đơn, máy móc mà là sự tiếp nhận để biến chuyển phù hợp với thời đại và sáng tạo để làm nên dấu ấn riêng của mình. Cái hay của “Việt Bắc” chính là tác phẩm không đơn giản là những câu hát nghĩa tình mà là câu hát về ân tình cách mạng, về tình quân dân cá nước – tình cảm chính trị cách mạng. Chính trị mà không khô khan, trữ tình mà vẫn sắc sâu đạo lí, về lẽ sống thời đại. Đó chính là đặc điểm của hồn thơ Tố Hữu: thơ của những lẽ sống lớn, của niềm vui lớn, thơ của mọi nhà. Thể hiện cảm hứng mới mẻ ấy là một loạt những hình ảnh mới mẻ, gần gũi với cuộc sống, con người rất tươi vui, khỏe khoắn.
Bức tranh mùa đông được vẽ ra bởi hai câu thơ:
- “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
- Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
- “Tôi biết cái màu đỏ ấy
- Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
- Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
- Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người”
- (“Cuộc chia ly màu đỏ”)
Đông qua xuân lại tới. Bức tranh mùa xuân được mở ra từ hai câu thơ:
- “Ngày xuân mơ nở trắng rừng
- Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
- “Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt
- Trắng rừng biên giới nở hoa mơ”
Mùa hè đến trong âm thanh rộn ràng của tiếng ve:
- “Ve kêu rừng phách đổ vàng
- Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Thu sang:
- “Rừng thu trăng rọi hòa bình
- Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Đoạn thơ là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại sắc nét và hài hòa. Cổ điển giúp cho câu thơ không trở nên xa lạ. Hiện đại khiến cho lời thơ quen mà không cũ. Đó chính là phong cách thơ Tố Hữu. Kế thừa để nối tiếp dòng chảy văn học kết hợp với cách tân để văn chương luôn làm mới mình, để trường tồn trong lòng người đọc.
Vạn vật đều theo quy luật vong tồn của tạo hóa, riêng văn học vượt thoát khỏi quy luật ấy, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết. Đó là bởi những câu thơ như “Việt Bắc”, những tác giả như Tố Hữu để vừa gìn giữ vừa phát triển văn hóa dân tộc.
-Hương Đoànn-
BÀI VIẾT SỐ 2 CHỨNG MINH Ý KIẾN: ĐOẠN THƠ “TA VỀ MÌNH CÓ NHỚ TA… ÂN TÌNH THỦY CHUNG” VỪA ĐẬM ĐÀ MÀU SẮC CỔ ĐIỂN VỪA MỚI MẺ HIỆN ĐẠI
Người ta thường nghĩ chỉ trong thi ca cổ mới có thể ngắm nhìn bức họa xuân hạ thu đông. Nhưng với bài thơ "Việt Bắc", một bài thơ ra đời trong không khí cách mạng, khi trung ương Đảng và chính phủ rời thủ đô gió ngàn về Hà Nội, người đọc vẫn có thể tìm thấy bức tranh tứ bình bốn mùa: "Ta về mình có nhớ ta....ân tình thủy chung". Có ý kiến cho rằng, đoạn thơ vừa đậm đà màu sắc cổ điển,vừa mới mẻ hiện đại.
“Màu sắc cổ điển” là sắc màu mang tính truyền thống, chuẩn mực của văn chương sau trước. Tác phẩm mang màu sắc cổ điển là những sáng tác bị ảnh hưởng sâu sắc của một lối viết truyền thống, tiếp thu những giá trị đó nhưng vẫn là áng văn chương hiện đại. “Vẻ đẹp mới mẻ, hiện đại” là những vẻ đẹp gần gũi, mang tinh thần thời đại mới. Ý kiến đã khái quát một trong những nét phong cách mới lạ của thơ ca Tố Hữu: vừa đậm đà màu sắc dân tộc vừa mang chất trữ tình chính trị. Đoạn thơ tứ bình là một trong những doạn thơ hay và đặc sắc nhất trong sự nghiệp viết thơ của ông.
Đoạn thơ trước là lời người ra đi nói vè tình nghĩa thủy chung, "ẩm hà tư nguyên", sau là tình cảm quân dân, tình cảm chính trị và đạo lí cách mạng. Mở đầu đoạn thơ là khúc ca quen thuộc:
- "Ta về, mình có nhớ ta
- Ta về ta nhớ những hoa cùng người"
Đoạn thơ sau đó là những lời thoe tuyệt đẹp ca ngợi bức tranh thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa với hình ảnh thơ vừa quen thuộc, cổ xưa lại vừa mới mẻ, giản dị, khỏe khoắn và mang hơi thở thời đại. Bức tranh mùa đông hiện ra không có cái dạn dày sương gió, không có cái lạnh lẽo của tuyết rơi đầu mùa mà thật ấm ấp trong hình ản thiên nhiên tươi mới:
- "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
- Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng"
- "Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy
- Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
- Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi mọi người"
Trong cổ thi, mùa xuân không thể thiêud hoa xuân: hoa mai thanh cao, hoa đào kiêu hãnh, còn trong thơ Tố Hữu, hoa xuân từ chối ước lệ thời xưa để tươi tắn bước ra từ cuộc đời với hình ảnh hoa mơ:
- "Ngày xuân mơ nở trắng rừng
- Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang"
- "Ôi sáng hôm nay xuân 41
- Trắng rừng biên giới nở hoa mơ”
- "Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
- Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng"
Ngày tháng chảy trôi, hoa mơ rừng cũng đã tàn để nhường chỗ cho tiếng ve và ánh vàng của mùa hạ:
- "Ve kêu rừng phách đổ vàng
- Nhớ cô em gái hái măng một mình"
- "Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
- "Nhân diện bất tri hà xứ khứ
- Đào hoa y cực tiếu đông phong"
Mùa thu trong bức tranh tứ bình nổi bật với hình ảnh vầng trăng, nhưng không gắn với nỗi sầu thế sự, duyên phận, tha hương như trong thơ cổ:
- "Vầng trăng ai xẻ làm đôi
- Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường"
- "Khi chén rượu, khi cuộc cờ
- Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên"
Có ý kiến cho rằng đoạn thơ vừa đậm đà màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại. Bằng cảm quan riêng của một nhà thơ chiến sĩ, Tố Hữu đã vẽ nên bức tranh tứ bình của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông vừa quen lại vừa lạ, quen mà không mòn, vừa đậm đà tính dân tộc vừa mới mẻ trong tinh thần thời đại. Đó cũng là nét đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu, đồng thời cũng thể hiện quy luật kế thừa và cách tân vốn không lạ trong văn học. Tố Hữu đã mượn thơ để ca ngợi thiên nhiên và vẻ đẹp con người Việt Bắc, để rồi để lại cho thơ ca Việt Nam một bức tranh bốn mùa đặc sắc và đẹp đến nao lòng.
"Việt Bắc" đã đi vào thơ ca, đi vào lòng người bằng cách viết hồn hậu như thế đó. Và dẫu bụi mờ thời gian có phủ dày lên các tác phẩm thì giá trị của chúng sẽ sáng mãi để gột rửa cái vô tình của thời gian, khắc sâu vào lòng người.
-Minh Anh-
- Chủ đề
- việt bắc