Chúng ta phải quên để tránh những bệnh rối loạn tâm thần nghiêm trọng

Để hoạt động đúng mức, bộ não con người không chỉ được đòi hỏi có khả năng lưu giữ thông tin mà cần cả khả năng quên: Thông qua việc đánh mất ký ức, những thông tin không cần thiết bị loại bỏ và hệ thần kinh duy trì được tính mềm dẻo của nó. Một sự gián đoạn của quá trình này có thể dẫn đến những chứng rối loạn tinh thần nghiêm trọng. Các nhà khoa học Basel đã khám phá ra một cơ chế phân tử chủ động điều chỉnh quá trình quên.

Tạp chí khoa học Cell đã đăng những kết quả của họ.

Bộ não con người được xây dựng theo cách như vậy, chỉ có những thông tin cần thiết được lưu giữ vĩnh viễn – những thông tin còn lại thì bị quên đi theo thời gian. Tuy nhiên, cho đến nay người ta vẫn không rõ liệu quá trình này là chủ động hay là thụ động. Các nhà khoa học ở MCN tại trường University of Basel bây giờ đã tìm thấy một phân tử chủ động điều chỉnh sự mất ký ức. Protein musashi chịu trách nhiệm cho cấu trúc và chức năng của những kết nối xi náp của bộ não, nơi mà thông tin được truyền từ một nơ ron này sang nơ ron tiếp theo.

Các nhà nghiên cứu Attila Stetak và Nils Hadziselimovic đầu tiên nghiên cứu về những khả năng học của những con sâu bị biến đổi gen thiếu protein musashi. Các thực nghiệm cho thấy những con sâu bộc lộ những kỹ năng học tương tự như những con không bị biến đổi gen. Tuy nhiên, với thời gian kéo dài của thực nghiệm, các nhà khoa học khám phá ra, những con sâu bị biến đổi gen có khả năng nhớ thông tin mới tốt hơn nhiều. Nói cách khác: những con sâu biến đổi gen thiếu protein musashi thì ít quên.

Quên không phải là ngẫu nhiên

Các thực nghiệm sau đó cho thấy protein ức chế sự tổng hợp của các phân tử chịu trách nhiệm về sự ổn định của những kết nối xi náp. Sự ổn định này dường như đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học và quên. Các nhà nghiên cứu đã xác định được 2 cơ chế song song: Một mặt, protein adducin kích thích sự tăng trưởng của các xi náp và do đó cũng giúp giữ lại ký ức; mặt khác protein musashi tích cực ức chế sự ổn định của những xi náp đó và do đó tạo điều kiện cho sự mất ký ức. Vì vậy, nó là sự cân bằng giữa 2 protein quan trọng cho sự duy trì những ký ức.

Do đó, quên không phải là một quá trình thụ động mà là quá trình chủ động và một sự gián đoạn của quá trình này có thể gây ra những chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng.



Nguồn
Tamlyhoc
 
Top