Chúng ta sáng tạo hơn khi chúng ta tập trung vào người khác

Hãy tưởng tượng bạn đang bị nhốt trong một tòa tháp. Và hãy tưởng tượng một ai đó khác đang bị nhốt trong một tòa tháp.

Sự tưởng tượng đó đem lại một số hiểu biết sâu sắc về cách óc sáng tạo của chúng ta hoạt động. Hóa ra, chúng ta trở nên sáng tạo hơn khi chúng ta đang giải quyết vấn đề của người khác hơn là những vấn đề của chúng ta.

Giáo sư Evan Polman và Kyle Emich hỏi 137 sinh viên câu đố sau:

“Một tù nhân đang cố gắng trốn thoát khỏi một tòa tháp. Anh ấy tìm được 1 sợi dây trong xà lim của anh dài bằng một nửa độ dài mà anh ấy cần để tiếp đất an toàn. Anh chia sợi dây và cột hai phần với nhau, và trốn thoát. Làm thế nào mà anh ấy có thể làm được việc này?

Họ yêu cầu một nửa số sinh viên tưởng tượng bản thân như người tù nhân bị nhốt trong tòa tháp và một nửa còn lại tưởng tượng về một ai đó khác đang bị giam trong tù. Ở nhóm đầu tiên, những người bị nhốt trong tòa tháp thì ít hơn một nửa (48%) số người tham gia giải được câu đố. Ở nhóm hai, gần 2/3 (66%) tìm thấy giải pháp. Polman và Emich đã có những phát hiện tương tự trong các nghiên cứu có liên quan. Trong một nghiên cứu khác, họ yêu cầu người tham gia vẽ một người ngoài hành tinh được dùng cho một câu chuyện ngắn mà hoặc là họ hoặc người khác sẽ viết.

Trong nghiên cứu khác, họ yêu cầu người tham gia nghĩ ra những ý tưởng quà tặng cho bản thân họ, cho một người nào đó gần gũi với họ hoặc cho một người mà họ không biết. Qua 3 thực nghiệm, Polman và Emich phát hiện thấy những người tham gia nghĩ ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn hoặc những giải pháp tốt hơn khi họ tập trung vào người khác hơn là tập trung vào bản thân họ.

Điều này không chỉ là sức mạnh sáng tạo của lòng tốt. Các kết quả còn củng cố thêm một lý thuyết cho rằng khi chúng ta nghĩ về những tình huống mà chúng ta đang ở trong đó thì chúng ta có xu hướng suy nghĩ cụ thể hơn và có thể phải vật lộn để nghĩ ra những ý tưởng mới, còn khi chúng ta nghĩ về những tình huống mà những người khác ở trong đó, đặc biệt là những tình huống xa cách với thực tế của riêng chúng ta, thì chúng ta có xu hướng mở rộng bối cảnh của chúng ta và nghĩ ra những ý tưởng có tính trừu tượng hơn một chút – gần giống với những ý tưởng sáng tạo mà chúng ta có thể cần.

Lisa Bodell, CEO của công ty futurethink, cho các nhóm trong ty thực hiện bài tập được gọi là “Kill the Company”. Bodell yêu cầu nhóm hãy tưởng tượng về 1 đối thủ trông giống y như tổ chức của họ, với những sức mạnh, điểm yếu và điều kiện thị trường tương tự của họ. Sau đó nhóm liệt kê tất cả các phương pháp mà họ có thể nắm lấy các cơ hội để loại những công ty khác khỏi thương trường cũng như loại bỏ tất cả những mối đe dọa khác sẽ buộc họ đóng cửa công ty. Bodell phát hiện thấy việc khuyến khích quan điểm này đem lại nhiều ý tưởng tốt hơn là những bài tập chiến lược theo truyền thống.

Cũng giống như câu đố tòa tháp, bài tập “Kill the Company” có lợi từ việc lấy 1 tình huống có thật và làm cho nó trở nên trừu tượng hơn, có thể khiến tâm trí con người nghĩ ra nhiều giải pháp trừu tượng hơn. Do đó, nếu chúng ta muốn đưa ra những quyết định sáng tạo hơn và tốt hơn thì chúng ta nên mở rộng bối cảnh của chúng ta và vượt ra ngoài những vấn đề của chúng ta.

[Trong trường hợp bạn vẫn bị nhốt trong tòa tháp thì đây là giải pháp: Người tù nhân tách sợi dây theo chiều dọc, cột hai phần lại với nhau và leo xuống.]


Nguồn
How Thinking About Others Improves Our Creativity
Research suggests we're more creative when we're others-focused.
Published on February 12, 2014 by David Burkus in Creative Leadership
PsychologyToday
 
Top