-
Chúng tôi gặp lại Bí thư Huyện ủy Hồng Dân (Bạc Liêu), ông Võ Văn Út - người được bà con địa phương gọi với cái tên trìu mến Út Nhỏ "giống mới", vào ngày hội của những nhà nông sản xuất giỏi của địa phương để tổng kết việc nhân giống lúa sởi chịu mặn vừa thu hoạch 4 ha được hơn 20 tấn giống.
Khó mà chen lời để nói chuyện riêng bởi anh tất bật trao đổi, trả lời rất nhiều câu hỏi, giải đáp thắc mắc của các nhà nông tham gia cuộc hội ngộ đầu xuân.
Huyện Hồng Dân gắn liền với hình ảnh cánh đồng Chó Ngáp phèn mặn quanh năm, chỉ tồn tại một loài cỏ năn duy nhất với cái đói nghèo đeo bám bao thế hệ. Cách đây mười năm, khi Phước Long tách ra khỏi Hồng Dân, người ta hình dung như cái tổ ong mật bị tách đi mất phần kèo. Phố chợ nhộn nhịp, đất đai trù phú ít ỏi đều thuộc về huyện Phước Long và biến Hồng Dân thành huyện có 8/9 xã nghèo thuộc diện 135 với "lúa chẳng ra lúa, tôm chẳng ra tôm".
Sinh ra và lớn lên trên cánh đồng Chó Ngáp - Võ Văn Út (Út Nhỏ) khi ấy đảm nhận cương vị Chủ tịch UBND huyện luôn trăn trở về sự nghèo đói của quê hương bởi chưa tìm ra lời giải giúp chiến thắng nước mặn, nước phèn. Ngày ngày, Út Nhỏ khăn gói rong ruổi xuống từng xóm ấp, từng hộ nông dân, trò chuyện với những lão nông tri điền để mong tìm câu trả lời cho đất. Cho đến một lần, tin gia đình anh Ba Chí ở ấp Chủ Chọt, xã Ninh Thạnh Lợi, trồng được giống lúa một bụi đỏ trên đất nuôi tôm khiến cả lúa và tôm đều trúng mùa với năng suất lúa lên đến 6 tấn/ha - chuyện lạ trên cánh đồng Chó Ngáp đã thu hút Út Nhỏ. Sau khi tìm hiểu, nắm kỹ thông tin, ngay trong vụ mùa tiếp theo, Út Nhỏ chủ trương cho toàn huyện ứng dụng phương thức sản suất của gia đình Ba Chí.
Không ít người “mê tôm” xem Út Nhỏ là người làm nghèo nông dân vì sản lượng lúa vùng ngọt hóa đã dư thừa, mỗi kg lúa chỉ bằng vài trái chuối nướng. Tuy nhiên, Út Nhỏ thẳng thắn: “Giá bán lúa tuy thấp, nhưng khi con tôm chết người dân còn có lúa, gạo để ăn; còn nếu không làm lúa thì khi tôm chết dân sẽ bị đói”. Bởi vậy, các cán bộ đã tiên phong trong mô hình trồng lúa một bụi đỏ trên đất tôm để người dân tận mắt chứng kiến làm theo và nhân rộng trên diện tích 15.000 ha đất mặn, phèn.
Ông Huỳnh Văn Phó, ấp Chủ Chọt, xã Ninh Thạnh Lợi A, kể lại: Lúc đầu nhiều gia đình không làm theo vì cây lúa này bị nhiễm sâu rầy qua nhiều năm, có đổ công ra làm đến mùa cũng trắng tay. Nhưng sau đó, thấy cán bộ làm lúa trúng quá người dân nhất loạt theo. Vụ đầu tiên sau khi cải tạo đất, tuy cây lúa phát triển xanh tốt nhưng cả gia đình ông đều thắc thỏm vì sợ sâu rầy phá hoại hoặc nước mặn về lúa bị trổ cờ. Tuy nhiên, mọi trắc trở không hề diễn ra mà ngược lại, cây lúa trĩu hạt đỏ thắm trên cánh đồng Chó Ngáp. Khi thu hoạch hơn 40 giạ lúa/công, 4 ha của gia đình ông thu hoạch gần 20 tấn lúa với giá bán 6.000 đồng/kg đã thu về hơn 100 triệu đồng khiến ai cũng vui mừng vì không còn sợ đói khi tôm chết. Sau vụ lúa, ông Phó xổ khô nước ruộng cải tạo đất, sau đó thả tôm giống. Chỉ có vậy thôi nhưng con tôm lớn rất nhanh. Mùa khô, cái nắng trên đồng Chó Ngáp như lửa đốt, cây cỏ năn đều rũ lá từng chòm, nhưng lại là nơi ẩn náu cho con tôm rất tốt; gốc rạ phân hủy tạo ra chất tảo cho môi trường nước giúp tôm tăng trưởng nhanh, chỉ 3 - 4 tháng đã đạt trọng lượng từ 15 - 20 con/kg và ít bị rủi ro, dịch bệnh.
Cùng cảnh ngộ nghèo khó do nuôi tôm thất bại, ông Nguyễn Văn Hoàng, có đến 7 ha đất nuôi tôm nhưng tôm chết kéo dài khiến gia đình sáu nhân khẩu phải bỏ nhà, bỏ vuông tôm để đi làm thuê sinh sống. Đến năm 2005, quay về cấy lúa một bụi đỏ, gia đình ông thu hoạch 7 ha được 42 tấn lúa và đã mua con lợn hơn 100 kg để mời người thân đầu trên, xóm dưới đến ăn mừng, chia vui vì thoát được nghèo. Ông Hoàng nhớ lại: Từ trước đến nay, ấp này nghèo lắm, sau năm 2000 mà vẫn còn xơ xác. Từ khi làm lúa một bụi đỏ trên đất tôm, trong ấp nay đã có hơn 80% hộ khá, giàu, có vài chục tỷ phú nhờ mô hình lúa - tôm. Nghèo rớt mồng tơi như gia đình tôi, hiện cũng có thu nhập vài trăm triệu đồng/năm.
Chủ trương trồng lúa trên đất tôm không những giúp nông dân xóa đi tư tưởng sản xuất độc canh trên một đơn vị diện tích canh tác, mà còn xóa đi bao khó khăn, nhọc nhằn của cái nghèo thuở trước; giống lúa mùa địa phương hết sức đặc biệt lại thích nghi với mô hình lúa - tôm để sản xuất đại trà ở vùng đất mặn phèn mà không địa phương nào có được. Là sản phẩm đặc trưng riêng biệt của một vùng đất thì phải biết xuất xứ nguồn gốc. Út Nhỏ đã phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh và Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long hoàn thiện quy trình sản xuất lúa để làm thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý vùng đất huyện Hồng Dân - nơi sản xuất ra sản phẩm gạo một bụi đỏ. Năm 2007, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ đã cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho gạo "một bụi đỏ" của huyện Hồng Dân, Bạc Liêu, là thương hiệu sản phẩm của quốc gia, đứng thứ 14, sau sản phẩm nước mắm Phú Quốc. Từ đây sản phẩm gạo "một bụi đỏ" được Nhà nước đứng ra tiêu thụ, lưu hành thương mại trong và ngoài nước, người dân sẽ được hưởng lợi. Đây là điều mà người lãnh đạo Út Nhỏ mơ ước từ lâu.
Khi niềm vui chưa hết thì bên xúc tiến thương mại lại phát hiện hạt gạo một bụi đỏ cứng cơm so với hạt gạo khác, năng suất cũng thấp hơn. Trong khi sản phẩm gạo một bụi đỏ có chỉ dẫn địa lý là do tỉnh quản lý, nhưng tỉnh thì lại chưa có động thái nào làm cho hạt gạo một bụi đỏ mềm cơm. Nếu huyện không nhanh tay giải quyết nhược điểm này, sản phẩm gạo một bụi đỏ sẽ bị mai một trên thị trường. Tuy nhiên, việc phục tráng giống lúa đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều.
Tiến sĩ Võ Công Thành, Trưởng bộ môn di truyền chọn giống nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ chứng minh bằng phương pháp điện ly để phân tích và tìm ra ưu thế của hạt gạo, chọn ra hạt gạo mềm cơm, hạt gạo hồng. Phương pháp này mới nghe qua thấy đơn giản, nhưng đó là đề tài tiến sĩ của ông Thành được bảo vệ thành công từ Nhật Bản và ông đã phục tráng thành công trong phòng thí nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ được 4,5 kg. Ông sẵn lòng với huyện Hồng Dân khi có yêu cầu chuyển giao giống một bụi đỏ mềm cơm, nhưng khi chưa có sự đồng thuận từ các ngành chức năng, nhà khoa học thì làm sao thực hiện được dự án. Nếu không được phê duyệt, thì cũng không có tiền ký kết hợp đồng mua giống chuyển giao khoa học của Trường Đại học Cần Thơ, tiền thuê mướn đất của dân để nhân giống, thuê nhân công để chăm sóc lúa...
Đứng trước những khó khăn, Út Nhỏ đã quyết định chọn giải pháp “vượt rào” để có lợi cho dân và hạt gạo một bụi đỏ mềm cơm ở Hồng Dân. Không chờ phê duyệt của cấp trên, ông mạnh dạn triển khai dự án và tự nhận hình thức kỷ luật cách chức Chủ tịch UBND huyện đối với bản thân nếu không thành công. Ban Thường vụ Huyện ủy đã đồng ý tạm ứng vốn ngân sách của huyện để thực hiện dự án. Út Nhỏ trực tiếp đến Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ gặp tiến sĩ Võ Công Thành, đặt vấn đề phục tráng, nâng chất lượng gạo một bụi đỏ mềm cơm để thay thế gạo một bụi đỏ nguyên chủng cứng cơm và ký kết hợp đồng chuyển giao cho huyện Hồng Dân 4 kg giống với giá hơn 300 triệu đồng.
Út Nhỏ đem hạt giống về gieo mạ tại vùng ngọt Ninh Quới, sau đó chuyển về xã Ninh Hòa, Lộc Ninh, để dân cấy tép và chăm sóc. Ngày đưa hạt giống về địa phương, từ người dân đến các cơ quan chức năng đều không tin tưởng việc phục tráng trong một năm để chuyển từ lúa cứng cơm sang mềm cơm. Thậm chí, huyện còn phải cử nhiều đoàn cán bộ đến vận động, giải thích, người dân mới chấp thuận cho thuê mướn đất để gieo cấy giống.
Bằng phương pháp cấy tép để nhân giống, trong năm 2010, huyện đã nhân giống được 16 ha với 48 tấn giống và thu mua về 21 tấn giống bán lại cho dân, giải quyết số tiền tạm ứng ngân sách; số giống còn lại nông dân tiếp tục bán giống để nhân rộng diện tích. Nhờ vậy, nông dân huyện Hồng Dân đã sản xuất đại trà giống lúa một bụi đỏ mềm cơm trên 500 ha, đạt sản lượng gần 6 tấn/ha. Sản phẩm gạo một bụi đỏ được Công ty Lương thực Bạc Liêu bao tiêu thu mua xuất khẩu, đã lưu thông rộng khắp trên thị trường với nụ cười mãn nguyện của Bí thư Huyện ủy Út Nhỏ.
Cao Thăng - Việt Sử
Chúng tôi gặp lại Bí thư Huyện ủy Hồng Dân (Bạc Liêu), ông Võ Văn Út - người được bà con địa phương gọi với cái tên trìu mến Út Nhỏ "giống mới", vào ngày hội của những nhà nông sản xuất giỏi của địa phương để tổng kết việc nhân giống lúa sởi chịu mặn vừa thu hoạch 4 ha được hơn 20 tấn giống.
Gạo một bụi đỏ đem lại cuộc sống ấm no cho bà con Hồng Dân (Bạc Liêu). |
Khó mà chen lời để nói chuyện riêng bởi anh tất bật trao đổi, trả lời rất nhiều câu hỏi, giải đáp thắc mắc của các nhà nông tham gia cuộc hội ngộ đầu xuân.
Huyện Hồng Dân gắn liền với hình ảnh cánh đồng Chó Ngáp phèn mặn quanh năm, chỉ tồn tại một loài cỏ năn duy nhất với cái đói nghèo đeo bám bao thế hệ. Cách đây mười năm, khi Phước Long tách ra khỏi Hồng Dân, người ta hình dung như cái tổ ong mật bị tách đi mất phần kèo. Phố chợ nhộn nhịp, đất đai trù phú ít ỏi đều thuộc về huyện Phước Long và biến Hồng Dân thành huyện có 8/9 xã nghèo thuộc diện 135 với "lúa chẳng ra lúa, tôm chẳng ra tôm".
Sinh ra và lớn lên trên cánh đồng Chó Ngáp - Võ Văn Út (Út Nhỏ) khi ấy đảm nhận cương vị Chủ tịch UBND huyện luôn trăn trở về sự nghèo đói của quê hương bởi chưa tìm ra lời giải giúp chiến thắng nước mặn, nước phèn. Ngày ngày, Út Nhỏ khăn gói rong ruổi xuống từng xóm ấp, từng hộ nông dân, trò chuyện với những lão nông tri điền để mong tìm câu trả lời cho đất. Cho đến một lần, tin gia đình anh Ba Chí ở ấp Chủ Chọt, xã Ninh Thạnh Lợi, trồng được giống lúa một bụi đỏ trên đất nuôi tôm khiến cả lúa và tôm đều trúng mùa với năng suất lúa lên đến 6 tấn/ha - chuyện lạ trên cánh đồng Chó Ngáp đã thu hút Út Nhỏ. Sau khi tìm hiểu, nắm kỹ thông tin, ngay trong vụ mùa tiếp theo, Út Nhỏ chủ trương cho toàn huyện ứng dụng phương thức sản suất của gia đình Ba Chí.
Không ít người “mê tôm” xem Út Nhỏ là người làm nghèo nông dân vì sản lượng lúa vùng ngọt hóa đã dư thừa, mỗi kg lúa chỉ bằng vài trái chuối nướng. Tuy nhiên, Út Nhỏ thẳng thắn: “Giá bán lúa tuy thấp, nhưng khi con tôm chết người dân còn có lúa, gạo để ăn; còn nếu không làm lúa thì khi tôm chết dân sẽ bị đói”. Bởi vậy, các cán bộ đã tiên phong trong mô hình trồng lúa một bụi đỏ trên đất tôm để người dân tận mắt chứng kiến làm theo và nhân rộng trên diện tích 15.000 ha đất mặn, phèn.
Ông Huỳnh Văn Phó, ấp Chủ Chọt, xã Ninh Thạnh Lợi A, kể lại: Lúc đầu nhiều gia đình không làm theo vì cây lúa này bị nhiễm sâu rầy qua nhiều năm, có đổ công ra làm đến mùa cũng trắng tay. Nhưng sau đó, thấy cán bộ làm lúa trúng quá người dân nhất loạt theo. Vụ đầu tiên sau khi cải tạo đất, tuy cây lúa phát triển xanh tốt nhưng cả gia đình ông đều thắc thỏm vì sợ sâu rầy phá hoại hoặc nước mặn về lúa bị trổ cờ. Tuy nhiên, mọi trắc trở không hề diễn ra mà ngược lại, cây lúa trĩu hạt đỏ thắm trên cánh đồng Chó Ngáp. Khi thu hoạch hơn 40 giạ lúa/công, 4 ha của gia đình ông thu hoạch gần 20 tấn lúa với giá bán 6.000 đồng/kg đã thu về hơn 100 triệu đồng khiến ai cũng vui mừng vì không còn sợ đói khi tôm chết. Sau vụ lúa, ông Phó xổ khô nước ruộng cải tạo đất, sau đó thả tôm giống. Chỉ có vậy thôi nhưng con tôm lớn rất nhanh. Mùa khô, cái nắng trên đồng Chó Ngáp như lửa đốt, cây cỏ năn đều rũ lá từng chòm, nhưng lại là nơi ẩn náu cho con tôm rất tốt; gốc rạ phân hủy tạo ra chất tảo cho môi trường nước giúp tôm tăng trưởng nhanh, chỉ 3 - 4 tháng đã đạt trọng lượng từ 15 - 20 con/kg và ít bị rủi ro, dịch bệnh.
Cùng cảnh ngộ nghèo khó do nuôi tôm thất bại, ông Nguyễn Văn Hoàng, có đến 7 ha đất nuôi tôm nhưng tôm chết kéo dài khiến gia đình sáu nhân khẩu phải bỏ nhà, bỏ vuông tôm để đi làm thuê sinh sống. Đến năm 2005, quay về cấy lúa một bụi đỏ, gia đình ông thu hoạch 7 ha được 42 tấn lúa và đã mua con lợn hơn 100 kg để mời người thân đầu trên, xóm dưới đến ăn mừng, chia vui vì thoát được nghèo. Ông Hoàng nhớ lại: Từ trước đến nay, ấp này nghèo lắm, sau năm 2000 mà vẫn còn xơ xác. Từ khi làm lúa một bụi đỏ trên đất tôm, trong ấp nay đã có hơn 80% hộ khá, giàu, có vài chục tỷ phú nhờ mô hình lúa - tôm. Nghèo rớt mồng tơi như gia đình tôi, hiện cũng có thu nhập vài trăm triệu đồng/năm.
Chủ trương trồng lúa trên đất tôm không những giúp nông dân xóa đi tư tưởng sản xuất độc canh trên một đơn vị diện tích canh tác, mà còn xóa đi bao khó khăn, nhọc nhằn của cái nghèo thuở trước; giống lúa mùa địa phương hết sức đặc biệt lại thích nghi với mô hình lúa - tôm để sản xuất đại trà ở vùng đất mặn phèn mà không địa phương nào có được. Là sản phẩm đặc trưng riêng biệt của một vùng đất thì phải biết xuất xứ nguồn gốc. Út Nhỏ đã phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh và Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long hoàn thiện quy trình sản xuất lúa để làm thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý vùng đất huyện Hồng Dân - nơi sản xuất ra sản phẩm gạo một bụi đỏ. Năm 2007, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ đã cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho gạo "một bụi đỏ" của huyện Hồng Dân, Bạc Liêu, là thương hiệu sản phẩm của quốc gia, đứng thứ 14, sau sản phẩm nước mắm Phú Quốc. Từ đây sản phẩm gạo "một bụi đỏ" được Nhà nước đứng ra tiêu thụ, lưu hành thương mại trong và ngoài nước, người dân sẽ được hưởng lợi. Đây là điều mà người lãnh đạo Út Nhỏ mơ ước từ lâu.
Khi niềm vui chưa hết thì bên xúc tiến thương mại lại phát hiện hạt gạo một bụi đỏ cứng cơm so với hạt gạo khác, năng suất cũng thấp hơn. Trong khi sản phẩm gạo một bụi đỏ có chỉ dẫn địa lý là do tỉnh quản lý, nhưng tỉnh thì lại chưa có động thái nào làm cho hạt gạo một bụi đỏ mềm cơm. Nếu huyện không nhanh tay giải quyết nhược điểm này, sản phẩm gạo một bụi đỏ sẽ bị mai một trên thị trường. Tuy nhiên, việc phục tráng giống lúa đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều.
Tiến sĩ Võ Công Thành, Trưởng bộ môn di truyền chọn giống nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ chứng minh bằng phương pháp điện ly để phân tích và tìm ra ưu thế của hạt gạo, chọn ra hạt gạo mềm cơm, hạt gạo hồng. Phương pháp này mới nghe qua thấy đơn giản, nhưng đó là đề tài tiến sĩ của ông Thành được bảo vệ thành công từ Nhật Bản và ông đã phục tráng thành công trong phòng thí nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ được 4,5 kg. Ông sẵn lòng với huyện Hồng Dân khi có yêu cầu chuyển giao giống một bụi đỏ mềm cơm, nhưng khi chưa có sự đồng thuận từ các ngành chức năng, nhà khoa học thì làm sao thực hiện được dự án. Nếu không được phê duyệt, thì cũng không có tiền ký kết hợp đồng mua giống chuyển giao khoa học của Trường Đại học Cần Thơ, tiền thuê mướn đất của dân để nhân giống, thuê nhân công để chăm sóc lúa...
Đứng trước những khó khăn, Út Nhỏ đã quyết định chọn giải pháp “vượt rào” để có lợi cho dân và hạt gạo một bụi đỏ mềm cơm ở Hồng Dân. Không chờ phê duyệt của cấp trên, ông mạnh dạn triển khai dự án và tự nhận hình thức kỷ luật cách chức Chủ tịch UBND huyện đối với bản thân nếu không thành công. Ban Thường vụ Huyện ủy đã đồng ý tạm ứng vốn ngân sách của huyện để thực hiện dự án. Út Nhỏ trực tiếp đến Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ gặp tiến sĩ Võ Công Thành, đặt vấn đề phục tráng, nâng chất lượng gạo một bụi đỏ mềm cơm để thay thế gạo một bụi đỏ nguyên chủng cứng cơm và ký kết hợp đồng chuyển giao cho huyện Hồng Dân 4 kg giống với giá hơn 300 triệu đồng.
Út Nhỏ đem hạt giống về gieo mạ tại vùng ngọt Ninh Quới, sau đó chuyển về xã Ninh Hòa, Lộc Ninh, để dân cấy tép và chăm sóc. Ngày đưa hạt giống về địa phương, từ người dân đến các cơ quan chức năng đều không tin tưởng việc phục tráng trong một năm để chuyển từ lúa cứng cơm sang mềm cơm. Thậm chí, huyện còn phải cử nhiều đoàn cán bộ đến vận động, giải thích, người dân mới chấp thuận cho thuê mướn đất để gieo cấy giống.
Bằng phương pháp cấy tép để nhân giống, trong năm 2010, huyện đã nhân giống được 16 ha với 48 tấn giống và thu mua về 21 tấn giống bán lại cho dân, giải quyết số tiền tạm ứng ngân sách; số giống còn lại nông dân tiếp tục bán giống để nhân rộng diện tích. Nhờ vậy, nông dân huyện Hồng Dân đã sản xuất đại trà giống lúa một bụi đỏ mềm cơm trên 500 ha, đạt sản lượng gần 6 tấn/ha. Sản phẩm gạo một bụi đỏ được Công ty Lương thực Bạc Liêu bao tiêu thu mua xuất khẩu, đã lưu thông rộng khắp trên thị trường với nụ cười mãn nguyện của Bí thư Huyện ủy Út Nhỏ.
Cao Thăng - Việt Sử