Không bày bán công khai, nhưng nếu có nhu cầu, hỏi mua thì hầu như cửa hàng sửa chữa xe máy nào cũng có. Người tiêu dùng vẫn đang săn lùng loại thiết bị được coi là có khả năng tiết kiệm xăng dầu khi gắn vào động cơ xe máy. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cảnh báo rằng, vẫn chưa có những thử nghiệm chính xác về khả năng tiết kiệm nhiên liệu của các loại thiết bị trên và người tiêu dùng rất dễ gặp phải sự cố nếu mua phải các loại thiết bị không rõ nguồn gốc đang được bày bán trôi nổi trên thị trường...
Được săn lùng vì... giá rẻ
Dắt chiếc Air Blade vào một tiệm sửa xe máy trên phố Huế, hỏi về loại thiết bị giúp chiếc xe ga này ăn ít nhiên liệu hơn, chủ cửa hàng mang ra một loạt mẫu để tôi lựa chọn. Loại rẻ nhất có giá 130 nghìn, xuất xứ Trung Quốc, dùng cho xe số. Loại đắt nhất có giá 500 nghìn, xuất xứ Hàn Quốc, dùng cho xe ga. Anh ta cũng không quên quảng cáo về tác dụng thần kì của loại thiết bị trên: "Gắn loại này có thể tiết kiệm được 20 - 30% nhiên liệu. Hầu hết khách hàng ở đây đều đi xe ga, mỗi ngày cửa hàng bán tới cả vài chục sản phẩm".
Hầu hết các cửa hàng sửa chữa xe máy đều bán thiết bị tiết kiệm xăng dầu. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.Thiết bị này dài chừng 15cm, có van khóa được gắn trực tiếp vào ống lấy gió của bình xăng con, được cho là sẽ giúp tán nhuyễn xăng thành những hạt nhỏ li ti, làm tăng hiệu quả cháy, giúp cháy hết toàn bộ lượng xăng trong bình, khiến mức tiêu thụ nhiên liệu giảm đi. Ngoài hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu, thiết bị này cũng được quảng cáo là có thể tăng công suất động cơ, giảm tiếng ồn, khí thải, giúp kéo dài tuổi thọ của xe.
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số người tiêu dùng đã sử dụng thiết bị tiết kiệm xăng, hiệu quả thực sự của nó không giống như những lời quảng bá. Chị Thu Hà (Nguyễn Phong Sắc - Hà Nội) đã bỏ ra 200 nghìn để lắp bộ thiết bị tiết kiệm xăng cho chiếc xe Lead. Thời điểm đầu, xe có vẻ tiêu thụ ít xăng hơn. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng, xe bắt đầu có dấu hiệu ì, rất khó tăng tốc, thậm chí khi đi chậm hoặc dừng lại, xe thường bị chết máy. Đem xe đi sửa chữa tại trung tâm bảo hành Honda, chị mới biết "thủ phạm" gây ra những hiện tượng trên chính là thiết bị tiết kiệm xăng gắn kèm. Theo lời tư vấn, chị đành gỡ bỏ thiết bị, để chiếc xe trở lại nguyên trạng ban đầu.
Cần có kiểm nghiệm khoa học...
Theo ông Lương Văn Phan - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, trong điều kiện giá nhiên liệu tăng cao như hiện nay, việc chế tạo thiết bị tiết kiệm xăng cho các phương tiện là điều rất cần thiết. Với khoảng 20 triệu xe máy, hơn 400.000 ôtô đang lưu hành ở Việt Nam, nếu như mỗi xe chỉ cần tiết kiệm từ 10-15% lượng xăng thì lợi ích mang lại sẽ lên tới cả nghìn tỉ đồng mỗi năm. Điều đó cũng góp phần giảm thiểu tác hại tới môi trường rất đáng kể. Tuy nhiên, việc các sản phẩm lắp ráp vào xe có tiết kiệm được hay không cần phải có kiểm nghiệm trên thực tế.
Hiện nay, việc kiểm định và thử nghiệm thường thực hiện theo phương pháp rất cổ điển, bằng cách thử nghiệm phương tiện trên một đoạn đường nhất định để xác định lượng nhiên liệu tiêu thụ. Sau đó lại dùng chính phương tiện đó, cùng lượng xăng và khoảng cách đó để đánh giá hiệu quả khi lắp thêm thiết bị tiết kiệm xăng. Người tiêu dùng chỉ nên mua những sản phẩm đã có tem chứng nhận chất lượng, nhãn mác đầy đủ.
Trước đây, các nhà khoa học đã kết hợp với Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tiến hành trên thực địa, thử nghiệm xe gắn thiết bị tiết kiệm xăng và thấy rằng đã có những hiệu quả thiết thực. Chỉ có điều, hiệu quả đến đâu lại tùy thuộc vào từng loại thiết bị.
Hiện nay hầu hết các loại thiết bị đang được bày bán trôi nổi trên thị trường đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan, chỉ một số từ Hàn Quốc, Nhật Bản, số ít do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Do vậy, việc kiểm định chất lượng tiến hành rất khó khăn. "Nếu các thử nghiệm khoa học cho kết quả khả quan thì các nhà sản xuất phương tiện nên nghĩ tới chuyện cải tiến công nghệ, để các sản phẩm tạo ra có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối ưu" - ông Phan nhấn mạnh.
Theo anh Nguyễn Hoàng, kĩ sư cơ khí của Honda Việt Nam, thay vì lắp đặt thêm thiết bị, việc tiết kiệm nhiên liệu có thể được thực hiện bằng kĩ thuật lái xe: chạy xe với tốc độ vừa phải, hạn chế việc tăng giảm tốc độ đột ngột, hạn chế phanh gấp, tắt máy khi dừng xe lâu, thường xuyên bảo dưỡng xe... Việc tự ý lắp đặt thêm các thiết bị có thể sẽ mang lại những sự cố trong quá trình vận hành phương tiện do làm thay đổi thiết kế vốn có của nhà sản xuất. Nếu lắp đặt thiết bị tiết kiệm xăng cho xe trong thời gian quá lâu có thể khiến phương tiện bị nghẽn đường ống dẫn xăng, mòn bugi, dẫn đến giảm tuổi thọ động cơ.
Khánh Vy
Nguồn: CAND
Được săn lùng vì... giá rẻ
Dắt chiếc Air Blade vào một tiệm sửa xe máy trên phố Huế, hỏi về loại thiết bị giúp chiếc xe ga này ăn ít nhiên liệu hơn, chủ cửa hàng mang ra một loạt mẫu để tôi lựa chọn. Loại rẻ nhất có giá 130 nghìn, xuất xứ Trung Quốc, dùng cho xe số. Loại đắt nhất có giá 500 nghìn, xuất xứ Hàn Quốc, dùng cho xe ga. Anh ta cũng không quên quảng cáo về tác dụng thần kì của loại thiết bị trên: "Gắn loại này có thể tiết kiệm được 20 - 30% nhiên liệu. Hầu hết khách hàng ở đây đều đi xe ga, mỗi ngày cửa hàng bán tới cả vài chục sản phẩm".
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số người tiêu dùng đã sử dụng thiết bị tiết kiệm xăng, hiệu quả thực sự của nó không giống như những lời quảng bá. Chị Thu Hà (Nguyễn Phong Sắc - Hà Nội) đã bỏ ra 200 nghìn để lắp bộ thiết bị tiết kiệm xăng cho chiếc xe Lead. Thời điểm đầu, xe có vẻ tiêu thụ ít xăng hơn. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng, xe bắt đầu có dấu hiệu ì, rất khó tăng tốc, thậm chí khi đi chậm hoặc dừng lại, xe thường bị chết máy. Đem xe đi sửa chữa tại trung tâm bảo hành Honda, chị mới biết "thủ phạm" gây ra những hiện tượng trên chính là thiết bị tiết kiệm xăng gắn kèm. Theo lời tư vấn, chị đành gỡ bỏ thiết bị, để chiếc xe trở lại nguyên trạng ban đầu.
Cần có kiểm nghiệm khoa học...
Theo ông Lương Văn Phan - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, trong điều kiện giá nhiên liệu tăng cao như hiện nay, việc chế tạo thiết bị tiết kiệm xăng cho các phương tiện là điều rất cần thiết. Với khoảng 20 triệu xe máy, hơn 400.000 ôtô đang lưu hành ở Việt Nam, nếu như mỗi xe chỉ cần tiết kiệm từ 10-15% lượng xăng thì lợi ích mang lại sẽ lên tới cả nghìn tỉ đồng mỗi năm. Điều đó cũng góp phần giảm thiểu tác hại tới môi trường rất đáng kể. Tuy nhiên, việc các sản phẩm lắp ráp vào xe có tiết kiệm được hay không cần phải có kiểm nghiệm trên thực tế.
Hiện nay, việc kiểm định và thử nghiệm thường thực hiện theo phương pháp rất cổ điển, bằng cách thử nghiệm phương tiện trên một đoạn đường nhất định để xác định lượng nhiên liệu tiêu thụ. Sau đó lại dùng chính phương tiện đó, cùng lượng xăng và khoảng cách đó để đánh giá hiệu quả khi lắp thêm thiết bị tiết kiệm xăng. Người tiêu dùng chỉ nên mua những sản phẩm đã có tem chứng nhận chất lượng, nhãn mác đầy đủ.
Trước đây, các nhà khoa học đã kết hợp với Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tiến hành trên thực địa, thử nghiệm xe gắn thiết bị tiết kiệm xăng và thấy rằng đã có những hiệu quả thiết thực. Chỉ có điều, hiệu quả đến đâu lại tùy thuộc vào từng loại thiết bị.
Hiện nay hầu hết các loại thiết bị đang được bày bán trôi nổi trên thị trường đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan, chỉ một số từ Hàn Quốc, Nhật Bản, số ít do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Do vậy, việc kiểm định chất lượng tiến hành rất khó khăn. "Nếu các thử nghiệm khoa học cho kết quả khả quan thì các nhà sản xuất phương tiện nên nghĩ tới chuyện cải tiến công nghệ, để các sản phẩm tạo ra có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối ưu" - ông Phan nhấn mạnh.
Theo anh Nguyễn Hoàng, kĩ sư cơ khí của Honda Việt Nam, thay vì lắp đặt thêm thiết bị, việc tiết kiệm nhiên liệu có thể được thực hiện bằng kĩ thuật lái xe: chạy xe với tốc độ vừa phải, hạn chế việc tăng giảm tốc độ đột ngột, hạn chế phanh gấp, tắt máy khi dừng xe lâu, thường xuyên bảo dưỡng xe... Việc tự ý lắp đặt thêm các thiết bị có thể sẽ mang lại những sự cố trong quá trình vận hành phương tiện do làm thay đổi thiết kế vốn có của nhà sản xuất. Nếu lắp đặt thiết bị tiết kiệm xăng cho xe trong thời gian quá lâu có thể khiến phương tiện bị nghẽn đường ống dẫn xăng, mòn bugi, dẫn đến giảm tuổi thọ động cơ.
Khánh Vy
Nguồn: CAND