Nếu có tin tốt và tin xấu, bạn thích nghe tin nào trước, và bạn nên thông báo tin nào trước?
Nhiều cuốn sổ tay quản lý và các trang web đề cập đến chiến lược “bad news sandwich”.
Theo đó, người đưa tin nên thông báo tin tốt đầu tiên, sau đó mới đến tin xấu, và kết thúc bằng tin tốt lành.
Tuy nhiên, theo một cuộc nghiên cứu tâm lý gần đây được công bố trên tạp chí “Personality and Social Psychology Bulletin” thì đây là một chiến lược ích kỷ: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng người thụ hưởng chính của chiến lược “bad news sandwich” này là người đưa tin, chứ không phải là người nhận tin.”
Mặc dù người nhận tin có thể hài lòng với kết thúc tốt đẹp, nhưng họ dường như không mong muốn chờ đợi một cái kết không hay trong suốt những tin tức tốt lành đã đưa ra trước đó (Legg và Sweeny, 2013).
Trên thực tế, một cuộc khảo sát đã được tiến hành cho cuộc nghiên cứu này tiết lộ: đại đa số mọi người thích nhận những tin tức xấu trước. Và cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người đưa tin thích bắt đầu với những tin tốt lành hơn.
“Các bác sĩ phải cung cấp tin tức tốt và xấu về sức khỏe cho bệnh nhân, giáo viên phải cung cấp thông tin tốt và xấu về kết quả học tập cho học sinh, và các cặp đôi yêu nhau đôi khi có thể cung cấp cho nhau những tin tốt và xấu về mối quan hệ của họ.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho rằng các bác sĩ, giáo viên và các đôi tình nhân trong những ví dụ trên có thể đưa ra tin tốt và xấu, bởi trong chốc lát, họ đã không để ý rằng họ sẽ muốn nhận được tin tức như thế nào nếu họ cũng là những bệnh nhân, học sinh hay những người đang yêu.
Những người đưa tin thì cố gắng trì hoãn việc đưa ra các tin tức xấu bằng cách mở đầu bằng các tin tức tốt. Trong khi đó, người nhận tin lại lo lắng không ngừng khi biết rằng những tin tức xấu vẫn chưa đến.
Sự căng thẳng này có thể làm giảm hiệu quả truyền thông và dẫn đến kết quả không tốt cho cả người nhận tin lẫn người đưa tin.” (Legg và Sweeny, 2013).
“Bad sandwich”
Tệ hơn nữa, chiến dịch “bad news sandwich” có thể phản tác dụng.
Trong khi nó có thể làm cho người ta ít phòng thủ hơn, thì việc che giấu những tin tức xấu có thể làm cho họ ít có khả năng thay đổi.
Những tin tức xấu – những điều cần phải được phản hồi và thúc đẩy sự thay đổi – có thể bị tràn ngập bởi những tin tức tốt và khiến cho người nhận nhầm lẫn, rối trí.
Điều đó nói lên rằng, chiến lược này cần phụ thuộc vào một hoàn cảnh chính xác.
Tác giả chính của nghiên cứu, Angela Legg, đã giải thích:
“Quả thực là quá phức tạp. Việc tạo sự phù hợp giữa quá trình cung cấp với kết quả là rất quan trọng.
Nếu bạn là một bác sĩ và bạn chẩn đoán ra rằng căn bệnh khá nghiêm trọng, và bệnh nhân không thể vượt qua, thì hãy nói cho họ biết tin xấu đó, đồng thời sử dụng thông tin tích cực để giúp họ chấp nhận nó.
Còn nếu đó là một căn bệnh mà bệnh nhân có thể làm được điều gì đó để cải thiện nó, thì hãy cho họ biết những tin tức xấu cuối cùng, và nói với họ những gì họ có thể làm để cải thiện tình trạng bệnh của mình.”
Liên Hoàng dịch
Nguồn tamlyhoc