Nhiều nhà khoa học cho rằng con người nên ăn các loại côn trùng thay vì ăn thịt gia súc để giải quyết vấn đề lương thực trong tương lai.
Thực ra, con người đã biết ăn côn trùng từ xa xưa. Người Hy Lạp và La Mã rất ưa chuộng những món ăn chế biến từ côn trùng. Trứng kiến cũng được xếp vào một trong những nguyên liệu quan trọng để chế biến các món ăn cao lương mỹ vị cho các bậc vua chúa Trung Hoa xưa. Gần đây, khi mọi nguồn thức ăn đã được khám phá thì côn trùng trở thành món ăn được nhiều người tìm kiếm.
Giới sành ăn rủ nhau đi săn lùng và thưởng thức những món ăn lạ miệng được chế biến từ bọ cạp, ve sầu, châu chấu, bọ hung, chuồn chuồn. ở Đài Loan, món dế xào hay sâu áp chảo là những món ăn rất hút khách cũng giống như món chuồn chuồn nướng ở Bali hay món châu chấu nướng ở Trung Đông. Tại nhà hàng Hoàng Đế ở Singapore, thực khách phải trả đến 280 USD để thưởng thức một bữa ăn toàn đặc sản côn trùng.
Côn trùng được bày bán trên đường phố Bangkok, Thái Lan
Với những lợi ích mà những con vật ghê sợ này đem lại, Liên Hợp Quốc đã từng tổ chức một cuộc hội thảo kéo dài 3 ngày về giá trị dinh dưỡng của côn trùng. Côn trùng không chỉ giàu protein mà còn chứa các chất vitamin, chất khoáng và chất béo. Ví dụ, châu chấu rất giàu calcium, kiến giàu protein và mối rất giàu chất sắt. Trong kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Bờ đông Maryland, Princess Anne năm 2006 thì loài dế chứa hơn 1.550mg sắt, 25mg kẽm và 340mg canxi trên mỗi 100g mô khô. Như vậy là chỉ cần ăn 3 chú dế là đáp ứng đủ nhu cầu chất sắt cần thiết hàng ngày cho một người.
Mặt khác, côn trùng nhỏ bé, tỉ lệ sinh sản nhanh rất thuận lợi cho việc nuôi dưỡng cũng như thu hoạch nên không ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh. Nhà động vật học Fritz Vollrath ở Đại học Oxford cũng đã chứng minh rằng côn trùng thân thiện với môi trường hơn bò xấp xỉ 10 lần. Nhà nghiên cứu côn trùng Canada Robert Kok cho biết: bản thân côn trùng không quá bẩn như người ta vẫn nghĩ. Chúng không chứa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn Salmonella hay Escherichia coli thường thấy ở động vật có vú. Vậy nên côn trùng không phải là tác nhân gây bệnh nhiều hơn các loài động vật ăn thịt truyền thống như bò, lợn, gà, cá
Côn trùng là loài sinh vật có số lượng lớn nhất trên hành tinh. Vì vậy, trong tương lai khi nguồn lương thực ngày càng cạn kiệt thì những con vật mà người ta cho là đáng sợ như gián, rếp, bọ cạp, bọ hung sẽ là sự lựa chọn tất yếu cho bữa ăn của con người.
Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) thì có tới 1.400 loại côn trùng đang trở thành thức ăn hàng ngày, thậm chí có tên trong danh sách đặc sản của 113 quốc gia trên thế giới, trong đó phổ biến nhất là gián, kiến, ong, dế và sâu bướm. Tại Thái Lan, người dân thường ăn khoảng 200 loại côn trùng và trên đường phố Bangkok người ta thường xuyên thấy những người bán đồ ăn rong làm từ côn trùng.
(Nguồn: Nguoiduatin.vn)
Thực ra, con người đã biết ăn côn trùng từ xa xưa. Người Hy Lạp và La Mã rất ưa chuộng những món ăn chế biến từ côn trùng. Trứng kiến cũng được xếp vào một trong những nguyên liệu quan trọng để chế biến các món ăn cao lương mỹ vị cho các bậc vua chúa Trung Hoa xưa. Gần đây, khi mọi nguồn thức ăn đã được khám phá thì côn trùng trở thành món ăn được nhiều người tìm kiếm.
Giới sành ăn rủ nhau đi săn lùng và thưởng thức những món ăn lạ miệng được chế biến từ bọ cạp, ve sầu, châu chấu, bọ hung, chuồn chuồn. ở Đài Loan, món dế xào hay sâu áp chảo là những món ăn rất hút khách cũng giống như món chuồn chuồn nướng ở Bali hay món châu chấu nướng ở Trung Đông. Tại nhà hàng Hoàng Đế ở Singapore, thực khách phải trả đến 280 USD để thưởng thức một bữa ăn toàn đặc sản côn trùng.
Côn trùng được bày bán trên đường phố Bangkok, Thái Lan
Với những lợi ích mà những con vật ghê sợ này đem lại, Liên Hợp Quốc đã từng tổ chức một cuộc hội thảo kéo dài 3 ngày về giá trị dinh dưỡng của côn trùng. Côn trùng không chỉ giàu protein mà còn chứa các chất vitamin, chất khoáng và chất béo. Ví dụ, châu chấu rất giàu calcium, kiến giàu protein và mối rất giàu chất sắt. Trong kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Bờ đông Maryland, Princess Anne năm 2006 thì loài dế chứa hơn 1.550mg sắt, 25mg kẽm và 340mg canxi trên mỗi 100g mô khô. Như vậy là chỉ cần ăn 3 chú dế là đáp ứng đủ nhu cầu chất sắt cần thiết hàng ngày cho một người.
Mặt khác, côn trùng nhỏ bé, tỉ lệ sinh sản nhanh rất thuận lợi cho việc nuôi dưỡng cũng như thu hoạch nên không ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh. Nhà động vật học Fritz Vollrath ở Đại học Oxford cũng đã chứng minh rằng côn trùng thân thiện với môi trường hơn bò xấp xỉ 10 lần. Nhà nghiên cứu côn trùng Canada Robert Kok cho biết: bản thân côn trùng không quá bẩn như người ta vẫn nghĩ. Chúng không chứa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn Salmonella hay Escherichia coli thường thấy ở động vật có vú. Vậy nên côn trùng không phải là tác nhân gây bệnh nhiều hơn các loài động vật ăn thịt truyền thống như bò, lợn, gà, cá
Côn trùng là loài sinh vật có số lượng lớn nhất trên hành tinh. Vì vậy, trong tương lai khi nguồn lương thực ngày càng cạn kiệt thì những con vật mà người ta cho là đáng sợ như gián, rếp, bọ cạp, bọ hung sẽ là sự lựa chọn tất yếu cho bữa ăn của con người.
Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) thì có tới 1.400 loại côn trùng đang trở thành thức ăn hàng ngày, thậm chí có tên trong danh sách đặc sản của 113 quốc gia trên thế giới, trong đó phổ biến nhất là gián, kiến, ong, dế và sâu bướm. Tại Thái Lan, người dân thường ăn khoảng 200 loại côn trùng và trên đường phố Bangkok người ta thường xuyên thấy những người bán đồ ăn rong làm từ côn trùng.
(Nguồn: Nguoiduatin.vn)