Cha mẹ thiếu hiểu biết: con nhập viện tâm thần sau thi ĐH
Khi nhắc đến những nguyên nhân dẫn tới những hành động rối loạn thần kinh của sĩ tử sau thi ĐH, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, trưởng phòng T4 (Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai) nhớ ngay đến một câu chuyện mới xảy ra khiến ai nghe kể cũng phải xót xa.
Gần đây, bác sĩ Dũng đã phải chữa trị cho một trường hợp gia đình chị T. ở ngay phố Phương Mai (Hà Nội) có cả mẹ và con đều mắc các dấu hiệu tâm thần sau thi ĐH. Chuyện là trước khi bước vào kỳ khi đại học khối A năm nay, cả hai mẹ con chị T. đến tìm một thầy cúng gọi hồn người nhà để “dặn dò” cho cô con gái trước khi bước vào kỳ thi ĐH quan trọng. Chẳng ngờ, sau khi đi gọi hồn về, người mẹ không hiểu vì sao lại mất ăn, mất ngủ, thường xuyên cười nói vô duyên trước chỗ đông người.
Nhiều sĩ tử bị mắc các chứng bệnh về thần kinh sau khi thi ĐH thường tìm mọi cách để hủy hoại bản thân (Ảnh minh họa) Lo lắng cho sức khỏe của mẹ, cô con gái cũng chẳng thể làm tốt bài thi vào ĐH. Kết thúc kỳ thi ĐH, cô con gái tỏ ra chán nản, buồn bã lại lo lắng cho mẹ nên cũng nảy sinh tâm trạng u uất. Cho rằng, việc mẹ bị bệnh là do quá lo lắng và kỳ vọng vào mình trong khi cô đã không còn khả năng đỗ đại học nên vài ngày sau cô bé cũng rơi vào trạng thái tinh thần giống mẹ.
Thấy vậy, những người thân trong gia đình đã đưa cả 2 mẹ con chị T. đến Viện sức khỏe tâm thần để điều trị. Được biết, hoàn cảnh gia đình của chị T. cũng vô cùng éo le khi chồng mất sớm, hai mẹ con phải sống nương tựa vào nhau trong điều kiện kinh tế khó khăn.
Cha mẹ quá kỳ vọng vào con cái
Bác sĩ Dũng cho biết các trường hợp đến với Viện sức khỏe tâm thần sau thi ĐH đều mắc phải những rối loạn về cảm xúc. Các cháu thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, lo lắng bất an kéo dài.
Những rối loạn cảm xúc của các thí sinh thường đến do kỳ vọng quá lớn của gia đình, thầy cô, bạn bè và thường mặc định với sức học của em đó thì chắc chắn phải đỗ đại học. Bên cạnh đó, cũng có một số cháu có nhân cách yếu (tức là hay dỗi hờn, thích thể hiện, tự cao tự đại) hoặc các em mắc phải sau một tâm bệnh nào đó.
Bác sĩ Dũng cho biết, nhiều trường hợp các bệnh nhân đến đây là các em học sinh của các trường chuyên lớp chọn với mặc định cứ thi ĐH là đỗ. Nhưng khi thực tế không phải vậy thì các em không thể đối diện với cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Những trường hợp này thường tìm cách tự tử để giải thoát khỏi những mặc cảm tội lỗi của bản thân.
Đối với những sĩ tử được gia đình, thầy cô, bạn bè đặt nhiều kỳ vọng nhưng khi thi ĐH không được như mong muốn sẽ xuất hiện trạng thái lo âu, không muốn sinh hoạt như bình thường, không muốn giao tiếp với bạn bè. Một bệnh nhân tên H tâm sự: “Bây giờ cháu cứ nhìn thấy sách vở là cảm thấy chán nản, cháu chỉ muốn xé sách vứt đi”.
Con tự tử sau thi ĐH vì kỳ vọng quá lớn của cha mẹ
Khoa khám bệnh thần kinh của bệnh viện Bạch Mai luôn tấp nập người ra vào khám bệnh và điều trị, đặc biệt là sau kỳ thi ĐH (Ảnh: Phạm Thịnh) Khi những dấu hiệu rối loạn về cảm xúc ngày càng nặng, bệnh nhân sẽ rất dễ xuất hiện chứng bệnh hoang tưởng, chạy nhảy lung tung, hành động không có kiểm soát. Nặng hơn nữa, bệnh nhân sẽ cảm thấy u tuất, chán sống và tìm mọi cách để hủy hoại bản thân như rạch tay tự tử hay uống thuốc tự tử.
Còn đối với chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn, ông có cách lý giải hết sức gần gũi về nguyên nhân của những hành động tự tử của các sĩ tử sau thi ĐH. Ông cho rằng, phần lớn các sĩ tử từ các vùng quê xa xôi cùng cha mẹ lặn lội lên các thành phố lớn để thi ĐH. Đại đa số trong đó đều là các gia đình nghèo, tuy nhiên cha mẹ vẫn tìm mọi cách vay mượn, tích góp để lo cho con cái những điều kiện tốt nhất khi dự thi ĐH. Thậm chí nhiều gia đình dù không giàu có nhưng vẫn thuê cho con những nhà nghỉ có máy lạnh để con có sức khỏe tốt nhất trong những ngày thi ĐH nóng bức.
Trước sự quan tâm chăm sóc ân cần của các bậc phụ huynh, các sĩ tử cũng tự nhận thấy được trách nhiệm nặng nề của mình trong kỳ thi ĐH.
Vì vậy, mỗi khi sĩ tử bước ra khỏi phòng thi, họ bắt gặp ánh mắt trông ngóng, lo lắng của cha mẹ và với một câu hỏi “ Có làm được bài không con”, các em không thể không suy nghĩ. Nếu không làm được bài tức là các em đã phụ công cha mẹ đội nắng, đội mưa đứng chờ cả buổi trước cổng trường thi.
Sau cả đợt thi, nếu biết mình không thể đỗ được ĐH có nghĩa là các em sẽ không biết cách nào để đối diện với họ hàng, dòng tộc tại quê nhà đang đặt kỳ vọng vào bản thân mình. Dưới áp lực quá lớn từ phía gia đình, dòng họ, thầy cô, bạn bè… nhiều thí sinh đã không thể vượt qua sức ép tâm lý đó dẫn tới các hành động hủy hoại bản thân, tự tử như một sự giải thoát hay một sự chuộc lỗi.
Theo Phạm Thịnh (VTC News)
Khi nhắc đến những nguyên nhân dẫn tới những hành động rối loạn thần kinh của sĩ tử sau thi ĐH, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, trưởng phòng T4 (Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai) nhớ ngay đến một câu chuyện mới xảy ra khiến ai nghe kể cũng phải xót xa.
Gần đây, bác sĩ Dũng đã phải chữa trị cho một trường hợp gia đình chị T. ở ngay phố Phương Mai (Hà Nội) có cả mẹ và con đều mắc các dấu hiệu tâm thần sau thi ĐH. Chuyện là trước khi bước vào kỳ khi đại học khối A năm nay, cả hai mẹ con chị T. đến tìm một thầy cúng gọi hồn người nhà để “dặn dò” cho cô con gái trước khi bước vào kỳ thi ĐH quan trọng. Chẳng ngờ, sau khi đi gọi hồn về, người mẹ không hiểu vì sao lại mất ăn, mất ngủ, thường xuyên cười nói vô duyên trước chỗ đông người.
Nhiều sĩ tử bị mắc các chứng bệnh về thần kinh sau khi thi ĐH thường tìm mọi cách để hủy hoại bản thân (Ảnh minh họa)
Thấy vậy, những người thân trong gia đình đã đưa cả 2 mẹ con chị T. đến Viện sức khỏe tâm thần để điều trị. Được biết, hoàn cảnh gia đình của chị T. cũng vô cùng éo le khi chồng mất sớm, hai mẹ con phải sống nương tựa vào nhau trong điều kiện kinh tế khó khăn.
Cha mẹ quá kỳ vọng vào con cái
Bác sĩ Dũng cho biết các trường hợp đến với Viện sức khỏe tâm thần sau thi ĐH đều mắc phải những rối loạn về cảm xúc. Các cháu thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, lo lắng bất an kéo dài.
Những rối loạn cảm xúc của các thí sinh thường đến do kỳ vọng quá lớn của gia đình, thầy cô, bạn bè và thường mặc định với sức học của em đó thì chắc chắn phải đỗ đại học. Bên cạnh đó, cũng có một số cháu có nhân cách yếu (tức là hay dỗi hờn, thích thể hiện, tự cao tự đại) hoặc các em mắc phải sau một tâm bệnh nào đó.
Bác sĩ Dũng cho biết, nhiều trường hợp các bệnh nhân đến đây là các em học sinh của các trường chuyên lớp chọn với mặc định cứ thi ĐH là đỗ. Nhưng khi thực tế không phải vậy thì các em không thể đối diện với cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Những trường hợp này thường tìm cách tự tử để giải thoát khỏi những mặc cảm tội lỗi của bản thân.
Đối với những sĩ tử được gia đình, thầy cô, bạn bè đặt nhiều kỳ vọng nhưng khi thi ĐH không được như mong muốn sẽ xuất hiện trạng thái lo âu, không muốn sinh hoạt như bình thường, không muốn giao tiếp với bạn bè. Một bệnh nhân tên H tâm sự: “Bây giờ cháu cứ nhìn thấy sách vở là cảm thấy chán nản, cháu chỉ muốn xé sách vứt đi”.
Con tự tử sau thi ĐH vì kỳ vọng quá lớn của cha mẹ
Khoa khám bệnh thần kinh của bệnh viện Bạch Mai luôn tấp nập người ra vào khám bệnh và điều trị, đặc biệt là sau kỳ thi ĐH (Ảnh: Phạm Thịnh)
Còn đối với chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn, ông có cách lý giải hết sức gần gũi về nguyên nhân của những hành động tự tử của các sĩ tử sau thi ĐH. Ông cho rằng, phần lớn các sĩ tử từ các vùng quê xa xôi cùng cha mẹ lặn lội lên các thành phố lớn để thi ĐH. Đại đa số trong đó đều là các gia đình nghèo, tuy nhiên cha mẹ vẫn tìm mọi cách vay mượn, tích góp để lo cho con cái những điều kiện tốt nhất khi dự thi ĐH. Thậm chí nhiều gia đình dù không giàu có nhưng vẫn thuê cho con những nhà nghỉ có máy lạnh để con có sức khỏe tốt nhất trong những ngày thi ĐH nóng bức.
Trước sự quan tâm chăm sóc ân cần của các bậc phụ huynh, các sĩ tử cũng tự nhận thấy được trách nhiệm nặng nề của mình trong kỳ thi ĐH.
Vì vậy, mỗi khi sĩ tử bước ra khỏi phòng thi, họ bắt gặp ánh mắt trông ngóng, lo lắng của cha mẹ và với một câu hỏi “ Có làm được bài không con”, các em không thể không suy nghĩ. Nếu không làm được bài tức là các em đã phụ công cha mẹ đội nắng, đội mưa đứng chờ cả buổi trước cổng trường thi.
Sau cả đợt thi, nếu biết mình không thể đỗ được ĐH có nghĩa là các em sẽ không biết cách nào để đối diện với họ hàng, dòng tộc tại quê nhà đang đặt kỳ vọng vào bản thân mình. Dưới áp lực quá lớn từ phía gia đình, dòng họ, thầy cô, bạn bè… nhiều thí sinh đã không thể vượt qua sức ép tâm lý đó dẫn tới các hành động hủy hoại bản thân, tự tử như một sự giải thoát hay một sự chuộc lỗi.
Theo Phạm Thịnh (VTC News)