Công thức của rượu gạo, etylic, đơn chức, metylic, benzylic

Hướng dẫn viết công thức của rượu gạo, etylic, đơn chức, metylic, benzylic đơn giản và dễ nhớ

Rượu có lẽ là một món đồ uống có cồn quá quen thuộc của người dân Việt Nam chúng ta phải không các em. Ở nước ta có rất nhiều loại rượu, chẳng hạn như: rượu gạo, rượu chuối, … còn nước ngoài có những loại rượu nổi tiếng như chivas, XO, … Vậy công thức của những loại rượu có giống nhau. Trong bài viết này các em hãy cùng Vforum tìm hiểu công thức của Công thức của rượu gạo, etylic, và bên cạnh đó tìm hiểu thêm về các khái niệm đơn chức, metylic, benzylic là như nào nhé.

Khái niệm rượu và công thức hóa học
- Rượu là một hợp chất hữu cơ, được gọi theo hóa học là Ethanol, hay rượu Etylic . Đặc điểm của rượu có lẽ cũng khá quen thuộc:
  • Không màu
  • Không mùi
  • Có mùi thơm nông và vị cay
- Công thức hóa học của rượu: C2H5OH
- Công thức phân tử:
cong-thuc-phan-tu-cua-ruou.png


cong-thuc-phan-tu-cua-ruou(1).png


Công dụng của rượu:
- Ngoài việc dùng làm đồ uống ra thì rượu cũng có nhiều công dụng khác như: làm cồn, làm xăng. Thậm chí ở một số nước công nghệ tiên tiến, rượu là một phần không thể thiếu trong những sản phẩm chống đông lạnh.

Rượu trong hóa học có khác với rượu uống không?
Đây là một câu hỏi khá thú vị. Và câu trả lời là hai loại rượu ấy sẽ khác nhau hoàn toàn nhé.
- Rượu trong hóa học là rượu chưa qua pha chế sẽ có công thức như trên: C2H5OH.
- Còn rượu uống mà các em biết đó là rượu đã qua các công đoạn pha chế để cho ra thành phẩm như vậy.
- Cụ thể, rượu muốn ra thành phẩm sẽ qua 3 giai đoạn chính như sau:
Rượu hữu cơ -> Đường -> Rượu (Hữu cơ > (C6H10O5)n > C6H12O6 > CH3CH2OH).

Tuy nhiên ở Việt Nam, người ta còn chưng cất để làm tăng nồng độ rượu lên cao hơn. Vì vậy mà rượu của nước ta thường có nồng độ cao hơn rất nhiều so với những loại rượu ngoại là như thế đây.

Công thức lên men rượu theo phương pháp sinh học (làm lên men):
ruou-etylic.png


Tính chất hóa học của rượu etylic
Chúng ta sẽ nắm kỹ 3 tính chất đặc trưng của rượu Etylic gồm:
- Phản ứng cháy (O2)
- tác dụng với axit (thường là axit axetic).
- Tác dụng với các kim loại mạnh: K, Na, …

Rượu no đơn chức, metylic, benzylic là gì?
- Rượu no đơn chức hay còn gọi là ancol đơn chức.
- Có công thức chung là CnH2n + 1OH (trong đó n>=1).
- Phân loại rượu đơn chức:
  • CH3OH (rượu metylic hoặc methanol)
  • C2H5OH (rượu etylic hoặc etanol)
  • CH3 - CH2 - CH2 - OH : rượu propylic
  • C3H7OH : rượu isopropylic
  • CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - OH : rượu butylic
  • C4H9OH : rượu isobutylic
- Còn một loại rượu khác có tên là rượu bezylic (công thức hóa họa C6H5CH2OH), đây là rượu mà có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 hoặc thuốc thử quỳ tím.

Như vậy bây giờ các em đã có thể hiểu thêm về công thức cũng như nhiều tính năng mà rượu có thể ứng dụng vào phải không nào. Hi vọng bài viết về Công thức của rượu gạo, etylic, đơn chức, metylic, benzylic trên đây đã giúp cho các em củng cố lại được kiến thức môn hóa một cách dễ hiểu và nhanh nhất. Chúc các em học tập đạt kết quả tốt nhất.

Xem thêm: Nước cường toan là gì, phương trình nước cường toan + AU, AG
 
  • Chủ đề
    benzylic cong thuc don chuc metylic ruou etylic ruou gao
  • Top